Emu - Loài chim gì làm quân đội Đức phải bó tay?

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Blog06, 1 Tháng chín 2022.

  1. Blog06

    Bài viết:
    40
    "Chiến tranh Emu" kỳ lạ nhất nước Úc: Quân đội thất trận trước loài chim khổng lồ ra sao?

    [​IMG]

    Emu là giống chim to lớn bậc nhất thế giới. Vì kích thước đồ sộ, loài chim này không thể bay. Bù lại, chúng chạy nhanh và ăn rất khỏe. Trước năm 1923, Emu được coi là giống chim biểu tượng của Úc và được bảo vệ. Tuy nhiên, khi hàng chục nghìn con chim Emu tụ lại thành đàn và phá phách mùa màng, chúng bị coi là động vật gây hại.

    Trước sức ăn của Emu và thỏ, nhiều cánh đồng lúa mì ở Úc đang tươi tốt có thể trở thành đất hoang chỉ sau 1 đêm. Theo thống kê, Emu – giống chim nổi tiếng vụng về – thường giẫm nát 100 cây lúa trước khi ăn được 1 cây. Sự tấn công của Emu khiến nhiều nông dân Úc phá sản và phải cầu cứu sự giúp đỡ của chính phủ.

    Diễn Biến Sơ Lược Cuộc Chiến Tranh Emu

    Theo History, tháng 11.1931, George Pearce – Bộ trưởng Quốc phòng Úc – ra lệnh cho Thiếu tá G. Meredith thuộc Lực lượng Hoàng gia Úc chỉ huy lực lượng tiêu diệt chim Emu.

    Ngày 1.11.1931, Meredith cùng lực lượng của mình đến thị trấn Campion, bang Tây Úc "dẹp loạn". Vũ khí chủ lực của họ là 2 súng máy Lewis. Thời bấy giờ, Lewis còn được gắn trên máy bay chiến đấu. Chiến thuật của quân đội Úc rất đơn giản: Tiếp cận bầy Emu và xả tự do cho tới khi hết đạn.

    Tuy nhiên, bầy Emu "xảo quyệt" hơn các binh sĩ Úc nghĩ. Với tốc độ cao, chúng chạy né đạn một cách khéo léo và lẩn rất nhanh vào rừng. Một số con trúng đạn nhưng chỉ bị thương nhờ khối bắp rắn chắc và lớp lông dày. Bầy Emu cũng có "chiến thuật riêng". Khi ăn, chúng "cắt cử" một con cao lớn có nhiệm vụ canh cho cả bầy. Nếu phát hiện nhiều người áp sát, con chim cảnh giới phát tín hiệu và cả đàn Emu đua nhau tháo chạy.

    Đến ngày 8.11, Meredith báo cáo đã bắn hơn 2.500 viên đạn, nhưng số Emu bị tiêu diệt không quá 200 con.

    Trước sự tốn kém và thiếu hiệu quả của "chiến dịch", Bộ trưởng Quốc phòng Úc Pearce đã ra lệnh rút quân. Truyền thông Úc cũng phản đối "cuộc chiến" này, cho rằng quân đội đang thảm sát loài chim biểu tượng của Úc.

    Đàn Emu tiếp tục mặc sức tung hoành sau khi quân đội Úc rút lui. Nông dân Úc, bao gồm nhiều cựu binh có quan hệ tốt với quân đội, đã gây sức ép, buộc ông Pearce khởi động lại chiến dịch chống Emu với lực lượng lớn hơn. Thiếu tá Meredith một lần nữa được điều động.

    Đến giữa tháng 12.1931, Meredith báo cáo đã bắn hạ 986 con chim bằng 9.860 viên đạn. Trung bình, cần 10 viên đạn để hạ một con Emu. Meredith được lệnh rút quân vì làm việc thiếu hiệu quả. Bộ Quốc phòng Úc sau đó im lặng trước yêu cầu tiêu diệt đàn Emu của nông dân.

    Thay vì sử dụng quân đội đối phó Emu, chính phủ Úc chọn biện pháp hợp lý hơn: Để nông dân tự giải quyết vấn đề của chính họ. Hàng trăm khẩu súng được phát cho nông dân Úc.

    Kết Quả:

    Trong 6 tháng đầu năm 1934, hơn 57.000 con Emu đã bị hạ. Đàn Emu rút chạy ra bờ biển và trật tự được khôi phục.

    20 năm sau, chính quyền bang Tây Úc khởi động dự án xây hàng rào dài 217 km để ngăn lũ chim Emu.

    Giới sử học cho rằng, "chiến tranh Emu" năm 1931 là lần đầu tiên trong lịch sử, có loài chim đánh bại quân đội con người.

    Loài Emu vẫn sống ổn định ở Úc cho đến ngày nay, với số lượng được kiểm soát. Chúng dường như đã quên "mối thù hằn" cũ và đang chung sống hòa thuận với con người.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...