I. Cách gửi bản thảo đến nhà sách 1. Bản thảo + Ghi ở trang đầu tiên dòng: "Bản thảo truyện.." cỡ size 18 hoặc 20, giữa trang. + Bản thảo nên chia chương (chương 1, chương 2). Lượng từ mỗi chương nên bằng nhau (có chênh lệch thì ít thôi). + Nên dùng font Palatino Linotype (đây là font in sách), cỡ size 11 hoặc 12. Cũng có thể dùng font Times New Roman size 13 - 14. + Nên dùng line (khoảng cách giữa các dòng chữ) là 1, 15. + Lùi đầu dòng mỗi đoạn (vào Paragraph/click vào ô Special). + Nên đánh dấu trang bản thảo (vào Insert/ Page number). + Kiểm tra lỗi chính tả, dấu câu, câu văn đầy đủ chủ vị, viết hoa đầu câu. Hạn chế những lỗi này càng nhiều càng tốt. 2. File gửi đính kèm trong mail + Gửi file bản thảo vào mail. + Kèm thêm 1 file về "Thông tin cá nhân" và "Thông tin tác phẩm" - Thông tin cá nhân: Gồm tên họ, ngày sinh, địa chỉ, điện thoại, email, link FB hay fanpage nếu có. Giới thiệu sơ lược về bản thân (nếu muốn). Giới thiệu những tác phẩm đã ra sách và sắp ra (nếu có). - Thông tin tác phẩm: Thể loại, lượng từ, số trang, số chương. Cuối cùng là tóm tắt nội dung. Nên giới thiệu ngắn gọn, đi vào chủ đề như truyện viết về điều gì, xoay quanh những nhân vật nào.. tránh lan man hay mang tính quảng cáo. - Về hoàn cảnh cho ra đời tác phẩm (nếu có). 3. Viết mail + Tựa mail nên viết: "Gửi bản thảo + tên truyện + tên tác giả" + Gồm 3 phần: - Phần 1: Gửi lời chào đến nhà sách. Ví dụ: Em xin chào Abooks. - Phần 2: Viết sơ lược về lý do gửi mail cũng như giới thiệu sơ qua tác phẩm. Ví dụ: Em có một bản thảo mới muốn gửi cho nhà sách xem duyệt thử. Truyện viết về tình mẫu tử v.. vv.. - Phần 3: Gửi lời cảm ơn hoặc dùng từ "Trân trọng" Lưu ý: Tuyệt đối không được gửi cùng lúc nhiều địa chỉ các nhà sách vào cùng một mail. Đó là điều tối kỵ và nhà sách cũng rất ghét. Nếu bạn muốn gửi cho 2, 3 nhà cùng một lúc để giảm thời gian chờ đợi thì mỗi nhà sách buộc phải là một mail khác nhau. Điều này là mình chỉ các bạn cách gửi mail chứ mình không khuyến khích các bạn gửi cùng lúc cho nhiều nhà. Nên gửi cho 1 nhà rồi chờ hồi âm, sau đó hãy gửi tiếp nhà khác. 4. Chờ đợi Sau khi gửi mail xong, các bạn hãy cố gắng chờ đợi, làm theo yêu cầu của nhà sách. Họ sẽ cho bạn một sự gia hạn cụ thể (1 tháng, vài tuần hay 1, 5 tháng tùy theo từng nhà), nếu đến thời hạn mà họ không trả lời thì bạn dùng lại mail đã gửi bản thảo trước đó hỏi họ lại lần nữa để tránh tình trạng họ quên bản thảo của bạn hay bản thảo bị lạc.. Đừng nên viết mail hối thúc nhà sách. Tuyệt đối không gửi bản thảo dở dang rồi nhờ biên tập viên xem hộ để góp ý. Họ rất bận và sẽ không để ý đến mail nhờ vả. Khi bản thảo được nhận, giả sử trước đó bạn có gửi thêm cho vài nhà sách nữa thì nên viết mail xin rút bản thảo lại để người ta khỏi mất công đọc hết. II. Vài lưu ý khi ký hợp đồng sách giấy 1. Kiểm tra các thông tin cần thiết Khi nhận được bản word về hợp đồng in sách qua mail, điều cần làm đầu tiên là bạn hãy kiểm tra kỹ những thông tin cần thiết. Đó là: Thông tin về nhà sách (tên nhà sách, tên giám đốc hoặc phó giám đốc, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại) rồi thông tin về bạn đã đúng chưa (tên thật, bút danh, địa chỉ, email, số điện thoại và CMND, số tài khoản ngân hàng nếu có). Nếu chưa đúng hay còn thiếu, bạn phải nói ngay để nhà sách sửa, bổ sung vào. Tiếp, bạn xem xuống phần tác phẩm, như: Tên truyện, số trang, khổ in, năm phát hành (thường là dự kiến). 2. Năm phát hành sách Nhà sách sẽ đưa ra một cột mốc về thời gian ra sách, có thể hai, ba tháng cũng có thể là nửa năm, thậm chí là một năm luôn. Và bạn nên đảm bảo nhà sách xuất bản sách theo đúng thời hạn cho bạn. Giả như quá thời gian ghi trong hợp đồng mà sách chưa ra bạn cần mail hỏi rõ nhà sách (như có trục trặc gì trong khâu xin giấy phép hay họ đang thiếu kinh phí), tóm lại là buộc họ đưa ra lý do cụ thể. Trong trường hợp sách ra trễ thì tùy bạn lựa chọn là tiếp tục chờ (kiểu như thông cảm cho nhà sách) hoặc hủy hợp đồng. 3. Thời gian mua bản quyền Nhà sách sẽ mua bản quyền tác phẩm của bạn một khoảng thời gian. Thường là ba đến năm năm, theo mình thì cỡ ba năm là đủ vì năm năm là quá dài. Thời gian kéo càng dài, có thể bạn dễ mất cơ hội in tái bản với chỗ khác hoặc nhà sách sẽ khai thác triệt để bản thảo của bạn luôn, đôi khi họ giấu và bạn sẽ bị lỗ. Nên, nếu được bạn hãy yêu cầu họ thời gian mua bản quyền là ba năm. 4. Ký hợp đồng ebook Hầu như nhà sách nào cũng yêu cầu bạn ký quyền ebook trong hợp đồng sách giấy luôn. Và kinh nghiệm xương máu của mình là: Tuyệt đối không ký quyền ebook chung với sách giấy! Vì sao? Vì bạn sẽ bị lỗ. Thường nhà sách đưa ebook lên ít khi nào báo cho bạn biết lắm, đôi khi do may mắn mà bạn phát hiện ra ebook truyện mình "bỗng dưng" có trên sàn của vài web ebook khác. Và khi được hỏi, nhà sách thường vòng vo là: "Do phòng kinh doanh làm và BTV không biết" hoặc "BTV bận nên quên báo". Vì vậy để tránh việc bị lỗ vô duyên, bạn hãy yêu cầu nhà sách cho mình không ký quyền ebook. Nói với họ rằng: Khi nào nhà sách muốn khai thác ebook thì báo với bạn và hai bên sẽ làm hợp đồng riêng về sách điện tử. Ngoài ra, việc này còn giúp bạn dễ hợp tác làm ebook với web nào mà bạn thấy thích và có vẻ ổn nữa. Tóm lại là bạn có thể chủ động về quyền ebook truyện của mình. 5. In nối bản, tái bản Trong hợp đồng sẽ có khoản về việc in nối bản/tái bản. Nhuận hưởng thường là 8%. Về chuyện này thì bạn khó từ chối nên chỉ có thể làm hai điều sau: Yêu cầu nhà sách ghi rõ nếu tái bản thì phải báo bạn biết và làm hợp đồng mới (về in nối bản thì chỉ cần báo thôi không ký hợp đồng) và quan trọng là ghi rõ nhuận bút được hưởng. Điều tối quan trọng cần làm thứ hai là, giả như bạn thấy sách mình bán tốt thì cách khoảng 6 tháng hay một năm gì đấy hãy ra nhà sách, tìm cuốn sách của mình và kiểm tra phần xi nhê (tức là trang sau cùng của sách) coi thử số lượng in và ngày tháng xuất bản có đúng như cuốn ban đầu in ấn hay không? Mình đã trải qua trường hợp, nhà sách in nối bản nhưng không hề báo, sau đó mình tình cờ mua sách rồi thấy xi nhê phía sau hoàn toàn khác với cuốn ra đầu tiên thế là mình biết nhà sách họ in thêm.. Nếu bạn phát hiện ra nhà sách làm thế thì bạn phải mail nói họ ngay, cần thì chụp xi nhê lại rồi gửi họ, buộc họ giải thích và đồng thời đòi nhuận. Tình trạng này không hiếm, bây giờ một số nhà sách đã "giở chiêu này" đấy. Nếu bạn lơ là thì sẽ mất một khoảng tiền không nhỏ đâu. 6. Ứng xử với BTV khi gửi bản thảo Đây là phần ngoài lệ, không liên quan đến hợp đồng. Mình chỉ muốn khuyên các bạn một vài điều khi gửi bản thảo đến nhà sách. Đơn giản thôi, đó là: Hãy luôn là một tác giả lịch sự và thân thiện. Bởi nếu bạn "tỏ ra ta đây" hay bằng chất giọng thúc giục quá đáng thì BTV sẽ mất thiện cảm và có nguy cơ bản thảo của bạn sẽ bị loại từ vòng gửi xe. + Nếu BTV bảo bạn cắt bản thảo quá đáng Đôi khi có nhiều BTV không muốn nói thẳng mà "từ chối khéo" bằng cách bắt bạn cắt lược bản thảo một cách quá đáng (có khi cắt 1/2 truyện luôn) cốt để bạn tự rút bản thảo. Nếu rơi vào trường hợp "oái oăm" này thì điều bạn cần làm là đừng đôi co gì với họ cả mà hãy bình tĩnh hỏi họ lý do cắt nhiều như vậy là gì? Và nhờ họ đưa ra "gợi ý" cắt lược thế nào. Nếu bạn thấy vô lí và không thể cắt thì cứ lịch sự từ chối rồi rút bản thảo về. Còn nếu bạn vẫn muốn in thì cứ cắt theo ý họ. Tùy bạn lựa chọn. + Nếu BTV góp ý quá mức về bản thảo Có vài BTV thích góp ý về ưu điểm, nhược điểm của truyện và vài BTV "ra tay" rất mạnh, có thể khiến bạn tự ái hoặc khó chịu. Nếu họ đồng ý in thì bạn có thể cố gắng xem qua bản thảo cần sửa chữa những gì và thương lượng rõ với BTV về những tình tiết mà theo bạn là vẫn ổn, không muốn phải sửa. Còn nếu họ vừa chê vừa từ chối thì bạn vẫn cứ nhã nhặn cảm ơn họ là xong. Lời khuyên của mình là: Đừng cố giải thích với họ rằng bản thảo của bạn hay ở chỗ nào! Thứ nhất, văn chương không cần phải giải thích. Nếu bạn cứ giải thích thì bạn đã chứng minh là tác phẩm của mình "viết không ai hiểu". Bạn viết ra một nội dung như thế và BTV chỉ cần đọc hiểu như thế là đủ. Thứ hai, nếu ngay từ đầu BTV đã không hiểu được cái hay trong tác phẩm của bạn thì dù bạn cố giải thích bao nhiêu lần thì họ cũng chẳng cảm ra đâu. Văn chương, quan trọng là ở cảm nhận từng người thôi. Nếu bạn cứ cư xử lịch sự và hòa nhã như thế thì dù bị từ chối lần đầu thì bạn vẫn còn có cơ hội cho lần hai ở nhà sách đó. ^^ III. Danh sách email các nhà sách - Alpha Book: [email protected] - Bách Việt: [email protected] - Công ty Ngòi Bút Việt: [email protected] - Quảng Văn Book: [email protected] - Amun Đinh Tị: [email protected] - Người Trẻ Việt, Văn Việt: [email protected] - YOLO Book: [email protected] - SkyBooks: [email protected] - Cẩm Phong Book: [email protected] - Phương Đông Book: [email protected] - Nhã Nam Book: [email protected] - Hương Giang book: [email protected] - NXB Trẻ: [email protected] - Newstarbooks: [email protected] - Limbooks: [email protected] - Kim Đồng: [email protected] - 1980 books: [email protected] - Huy Hoàng: [email protected] (mail cá nhân này đã được công khai) - Đông Tây: [email protected] (mail cá nhân này đã được công khai) - Phúc Minh book (nhà này theo kiểu kinh dị và thiếu nhi nữa) : [email protected] IV. Danh sách email cộng tác của các báo 1. Chuyên mục Truyện ngắn - báo Hoa Học Trò: 2. Mục Thơ tình - báo Sinh viên Việt Nam: 3. Truyện vui, thơ vui cho lứa tuổi học trò - báo Học Trò Cười: 4. Tạp chí Áo trắng: 5. Trang viết tuổi hồng báo Thiếu niên tiền phong: 6. Sao Mai: 7. Phụ nữ Việt Nam: 8. Báo Mực Tím: 9. Báo Bút Hoa: 10. Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam: 11. Tạp chí Văn nghệ Quân đội: Nguồn: Gác Sách