Bài thơ: "Em vào đại học" của tác giả Trần Đăng Khoa sáng tác với những câu thơ chân thực, gần gũi và thân thương thể hiện niềm vui sướng khi cô em vào đại học. Đọc những câu thơ, ta cảm nhận được tác giả miêu tả cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước hết sức cam go, khốc liệt và đau thương. Bên cạnh thể hiện nỗi niềm tâm sự của tác giả trong thời kì chiến tranh hết sức cam go, hiểm nguy khi bao người đã không quản ngại hy sinh, khó khăn, nhọc nhằn thì niềm hân hoan, vui mừng khi cô bé năm nào vào đại học cứ dâng trào trong lòng tác giả. Ước mơ vào đại học luôn là niềm mơ ước của nhiều người nhưng vì lòng yêu nước, tinh thần ra chiến đấu bảo vệ, giữ gìn hòa bình cho đất nước mà bao người đã tạm khép lại ước mơ vào đại học, nên khi hay tin cô gái vào đại học tác giả đã bày tỏ cảm xúc vui mừng khôn siết. Tác giả sáng tác bài thơ này như những lời tâm sự giản dị, chân thành dành cô gái vào đại học sau này trở thành cô giáo chuyên chở tri thức cho các thế hệ học trò. Em Vào Đại Học Gửi Thúy Giang Thế là em đã vào đại học Anh được tin khi nghỉ trên đỉnh dốc Từ đây đến quê nhà mờ mịt những rừng cây Anh mừng cho em, em có hay? Anh nhớ ngày nào em còn thơ ngây Mẹ ra đồng cày. Bố vào lò gạch Chị trực chiến xa. Cả nhà vắng hết Em thơ thẩn một mình, đánh tam cúc với mèo khoang Anh nhớ những hôm giặc Mỹ bắn vào làng Trường anh ven đồng, bom cũng xô tốc ngói Anh ngồi giữa bạn bè, nhưng làm sao học nổi Em với mèo có kịp tới hầm không? Anh buồn cười nhớ những buổi chiều râm Trên góc sân nhà, anh bày cho em học Chữ dài quá, em đánh vần không được Thế là lại khóc nhè Mười mấy năm thoáng chốc qua đi Em đã thành cô sinh viên rồi đấy Cùng với em, một lớp người lớn dậy Anh làm sao có thể hình dung Lại thương em, buổi chiều anh lên đường Cả nhà tiễn anh đi mà em thì vắng mặt (Em gánh phân. Mưa trắng đồng hợp tác Anh đi rồi. Bố mẹ biết nhờ ai) Anh đã vượt qua những dốc bom dài Những vùng đất thương đau, những khoảng trời sốt rét Em lớn bổng lúc nào anh chẳng biết Cứ ngỡ rằng em vẫn bé không Hôm nay em đến giảng đường Anh hằng khao khát Thế hệ anh, mấy lớp người đi cứu nước Có bao anh chưa tới được lớp mười Có bao anh nằm lại dọc đường rồi Những con suối không tên, những ngọn đồi không tuổi Có thể sau này em dẫn học trò tới Chỉ thấy im lìm rừng xanh với núi xanh Mong sao ngày đất nước yên lành Anh lại về cùng em vui chơi như thuở nhỏ Trên góc sân nhà, em là cô giáo nhé Anh làm chú học trò. Và bài học đầu tiên.. Biên giới Tây Nam, 1-1979 Nguồn: Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, NXB Tác phẩm mới, 1985