Thiên hương dẫn Tác giả: Thập Tứ Lang Thể loại: Ngôn tình, tiên hiệp Editor: Cyn Số chương: 211 Giới thiệu: Một lần vạn vật chuyển rời, khiến thời gian và kí ức quay lại, để cho mấy dị tộc được tái sinh, từ đó cải biến vận mệnh thế gian. Trăm năm sau, bé gái mồ côi Chày Gỗ ở Thanh Khâu vì nhân duyên mà bước chân vào thư viện Sồ Phượng tu đạo. Nhóm bạn trong thư viện bảo vệ bằng cả mạng sống đã mang đến cho nàng tình bạn đầu tiên và cũng gieo mầm cảm xúc rung động. Riêng có thiếu niên Lôi Tu Viễn giảo quyệt mà thông minh kia bầu bạn cùng nàng một bước không rời. Năm năm sau, bé Chày Gỗ mạnh mẽ ngày nào thay da đổi thịt biến thành Khương Lê Phi dung nhan thanh khiết. Tư chất mới nghe lần đầu này đã khiến những con người nhìn xa trông rộng bắt đầu điều tra thân thế và lai lịch của nàng. Đôi thiếu niên sống chết không rời, trong quá trình cùng mọi người truy đuổi bí mật của dị tộc đã đi vào mê trận sương mù. Lần đầu gặp mặt nơi non nước, nhóm bạn lần đầu tụ họp bị yêu thú Thận dùng giấc mộng đẹp nhất nhốt vào luyện ngục sâu nhất. Thái thượng vong tình chỉ vì hữu tình. Những người tu đạo có thể khống chế sức mạnh của đất trời nhưng liệu có thể khống chế được trái tim thôi rung động? Người mong muốn điều gì? Chung quy điều ta mong muốn chỉ là một người mà thôi.
Chương 1: Bé Chày Gỗ (1) Bấm để xem Giờ Mão một khắc, nơi chân trời bắt đầu xuất hiện ánh sáng màu lam nhạt, sau khi bé Chày Gỗ đẩy cổng tre ra chuyện đầu tiên làm chính là nhìn về phía căn nhà gỗ ở bên kia. Mảnh vải buộc trên cửa vẫn chưa ai động đến, xem chừng sư phụ lại cả đêm không về, chả hiểu đang bài bạc ở chỗ nào nữa. Nhóc than thở, lắc lư cái đầu đi ra giếng đất ở sau sân để múc nước. Bình minh ngày hè tới sớm, chẳng bao lâu sau ánh nắng đã xuyên qua sương trắng trong rừng rơi lên mảnh sân bé này. Sân không lớn, có ba gian nhà gỗ song song, được bao lại bởi một hàng rào tre. Đằng sau sân có mấy mảnh ruộng nhỏ, ngẫu nhiên trồng một ít củ cải và rau xanh, bên cạnh có cái giếng đất, hai thùng gỗ buộc vào ròng rọc giếng, mấy chú chim sơn ca đậu trêu đó líu lo không ngừng, Bé Chày Gỗ còn nhỏ nên yếu ớt, một thùng nước phải xách nửa ngày mới xong, lảo đảo mấy lần mới có thể đổ đầy vại nước. Trước kia việc này do sư phụ làm, sau đó có một ngày sư phụ dẫn nhóc đến cạnh giếng, đo đỉnh đầu của nhóc và nói: "Bé Chày Gỗ này, giờ con cao hơn miệng giếng rồi, về sau con đi xách nước nhé." Ôi, cao hơn giếng nước, khi đó nhóc sáu hay bảy tuổi nhỉ? Quên đi, dù sao nhóc đã sớm quen cái bộ dáng già mà không kính của sư phụ rồi. Trong nhà không có gì ăn, bé Chày Gỗ bới trong bếp cả nửa ngày mới tìm được hai củ khoai lang cần giải tán nhanh, mang ra bóc vỏ và ngồi gặm ở ghế trúc trước cửa. Trời sáng dần, chim trong rừng bắt đầu nhộn nhịp ríu rít liên tiếp, còn gió rừng thì mát mẻ mà ẩm ướt, đó đúng là một sớm mai thoải mái, nếu như tạm quên đi vị sư phụ phổi bò lộn xộn kia thì có lẽ càng thoải mái hơn. Dùng đầu ngón chân cũng đoán ra, chỉ sợ sư phụ đã trộm hết chút bạc mà tháng trước họ khó khăn lắm mới kiếm được. Trước giờ ông luôn xui không thể tả, vậy mà cứ thích bài bạc. Một năm hai thầy trò phải có đến hơn nửa thời gian tha hương nơi đất khách, giả thần giả quỷ ba lừa bảy lọc, phải cay đắng biết bao mới kiếm được chút tiền, thế mà vì ông cứ say rượu bài bạc nên lúc nào cũng túng thiếu, mãi không có nổi áo ấm cơm ngon, năm nay nhóc mười tuổi nhưng vẫn phải mặc áo choàng hồi trước sư phụ sửa lại, vá chằng vá chịt, nếu còn tiếp tục rách nữa cũng chẳng biết nên sửa kiểu gì. Sư phụ thích tự xưng là thần tiên sống, chả rõ ông học được ở đâu một vài phương thuật tạp nham, thường xuyên mượn tên tuổi hàng yêu trừ ma để đi lừa đảo khắp nơi, vẽ lung tung cho người ta mấy lá bùa bảo là trừ tà. Khi nhóc còn nhỏ, sư phụ không đưa nhóc ra ngoài, đến năm năm tuổi nói chuyện trôi chảy nhóc mới bắt đầu đi theo sư phụ giả danh lừa bịp người ta, ông đóng giả đại tiên thì nhóc vờ làm đồng tử hái thuốc bên cạnh, ông đóng giả cao nhân đắc đạo thì nhóc vờ làm tiểu đạo đồng. Mấy năm nay vào nam ra bắc, những ngày có thể ở nhà đếm được trên đầu ngón tay. Có hai củ khoai lang lót dạ nhưng bé Chày Gỗ vẫn thấy đói, dạo này không biết có phải sắp cao lên rồi không mà vẫn luôn cảm thấy ăn chưa đủ no, nhưng mà trong nhà không còn đồ ăn chín gì cả, nhóc chỉ có thể xoa xoa cái bụng đã lửng dạ đi tưới nước cho rau cũ và nhân tiện xới đất. Vừa mới cuốc xuống đất đã thấy một con rết khổng lồ hoảng hốt chui ra, bé Chày Gỗ bất chợt nhớ đến con rết tinh mà họ hàng phục ở thành Vân tháng trước, dù gì cũng là yêu quái, lớn hơn con rết bình thường những mấy trăm lần, khi đứng lên cao hơn cả người, còn có thể thở ra khói độc, sư phụ phải ném mười lá bùa chu sa mới diệt được nó. Nói tiếp, sư phụ đúng là vẫn có chút bản lĩnh thật, thi thoảng cũng có thể ra tay hàng phục vài con yêu nhỏ gây chuyện, ví dụ con rết tinh tháng trước. Nhưng mà yêu quái quấy phá trên thế gian không nhiều lắm, vì vậy để kiếm sống thì phần lớn thời gian vẫn là lừa người. Bé Chày Gỗ lấy ra vài lá bùa vàng, phía trên đã được vẽ phù chú bằng chu sa, nhóc học tư thế của sư phụ, tập trung tinh thần quăng vèo lá bùa ra ngoài, mới vừa ném ra đã bị gió thổi bay. "Vẫn không được rồi", nhóc lắc đầu. Mấy năm nay nhóc học phương thuật cùng sư phụ, nghe nói phải dẫn linh khí ngũ hành trong trời đất để bản thân sử dụng thì lá bùa mới có thể ném ra một cách ổn định và dán lên người yêu quái để hàng phục chúng. Cho đến giờ nhóc vẫn không cảm giác được linh khí gì cả, cho dù tĩnh tọa và nhập định như thế nào cũng không thể lĩnh hội được cảm giác linh khí nhập thể. Chắc là giống lời sư phụ nói, nhóc không có thiên phú nên không ăn nổi bát cơm này. Thế nhưng không học được phương thuật thì về sau nhóc phải làm thế nào? Sư phụ lớn tuổi rồi, họ lại không giống những người khác vui vẻ sống trong thôn trấn. Bởi vì đi khắp nơi giả thần giả quỷ giở trò lửa gạt nên hai thầy trò vẫn luôn sống ở căn nhà trong nơi rừng sâu núi thẳm này, tránh bị người khác tìm đến làm phiền. Ngày nào đó nếu sư phụ đi rồi, nhóc dựa vào cái gì để sống tiếp? Cứ ở nơi thâm sơn cùng cốc như vậy trồng các loại đồ ăn mà một mình qua ngày à? Chao ôi, dầu thế gian người người đông đúc nhưng chỉ có hai thầy trò họ nương tựa vào nhau. Sớm tinh mơ thế này thật không thích hợp để nghĩ tới mấy chuyện u sầu. Bé Chày Gỗ xắn tay áo, nhóc vẫn đói nên dứt khoát đào mấy củ cải nướng ăn. Vừa mới xoay người đã nghe thấy tiếng bước chân rề rà ngoài sân, kèm theo đó là mùi thuốc lá làm người ta sặc sụa, vị sư phụ sắc mặt đỏ bừng đang ngậm tẩu thuốc cười ha hả kia đã về rồi. ".. Sư phụ người về rồi." Bé Chày Gỗ đơ mặt nhìn ông, giọng nói lạnh nhạt. "Ơ kìa, vừa mới về đã thấy bản mặt cương thi của con bé này." Trông tâm trạng sư phụ có vẻ rất tốt, tủm tỉm cười rồi xiêu vẹo đi đến chiếc ghế mây cũ kĩ ông hay ngồi, miệng không khép được: "Nhìn một cô bé như con suốt ngày không cười không gây sự, cứ giữ vẻ mặt nghiêm túc thật khó chịu. Bỏ đi, hôm nay may mắn thắng rất nhiều, vi sư không tranh cãi với con." Ông vừa nói vừa lấy ra một bọc giấy dầu từ trong tay áo rộng đầy miếng vá, ném qua: "Mua cho con một bộ y phục mới, mau thay ra để sư phụ xem." Bé Chày Gỗ hết sức kinh hãi, sư phụ mua quần áo mới cho nhóc? Ngay cả tảng đá trong sân cũng biết sư phụ keo kiệt thế nào, ổng chưa bao giờ thừa nhận mình thắng được tiền, mười năm nay đừng nói đến đồ mới, ngay cả một viên kẹo cũng tiếc phải mua cho nhóc. Chẳng lẽ mình đang mơ sao? Nhóc im lặng cấu bản thân một cái. "Mua đồ mới cho con con cũng không phản ứng, không cả nói cảm ơn sư phụ?" Sư phụ gõ tẩu thuốc lên tảng đá rất chi là bất mãn. "Cái này.. cái này.." Nhóc do dự, cúi đầu nhìn chiếc váy rồi lại ngẩng đầu quan sát sư phụ, nhìn qua nhìn lại nửa ngày cuối cùng nghi ngờ hỏi: "Thật sự là mua cho con à? Sư phụ, có phải người say không không? Người còn nhớ con tên gì không?" "Bé Chày Gỗ." Sư phụ nhả khói, không kiên nhẫn nói, "Mặc đi, dong dài cái gì." Bọc giấy dầu trong tay nặng đến lạ thường, nhóc chầm chậm mở ra, trong bao giấy bất ngờ xếp gọn một chiếc váy lụa màu hồng, vạt váy còn thêu hoa lan, nom tinh tế và rất đẹp. Ngày trước nhóc chỉ có thể đứng ở đằng xa ngắm những bộ xiêm y xinh đẹp, mà hiện tại thì nó đang nằm trong tay nhóc. Váy lụa à.. còn là màu hồng nữa.. Nhóc sống đến mười tuổi chưa bao giờ mặc trang phục nữ, huống chi là bộ váy xinh xắn như này, lật đi lật lại bộ váy trong tay, trong chốc lát nhóc không đoán được phải mặc nó như thế nào, luôn cảm thấy quần áo tuy đẹp nhưng lại không phải đồ mình nên mặc. "Mặc nhanh lên!", sư phụ giục giã không khiên nhẫn. Bé Chày Gỗ thở dài, định cởi bộ quần áo cũ rách nát trên người ra, sư phụ lấy tẩu thuốc đánh vào trán nhóc: "Con bé này! Mười tuổi rồi còn giống thằng nhóc hoang dã? Vào phòng thay đồ cho ta!" Mặc váy vào cảm thấy cả người sai sai, dường như nhóc không phải là bé Chày Gỗ nữa, chả hiểu biến thành Chày Gỗ vừa hay Chày Gỗ lớn rồi. Bé Chày Gỗ xách vạt váy dài thượt, bước bước khó khăn. Y phục mới rất lớn, váy phủ đến bàn chân, nhóc dè dặt nhấc lên, đẩy cổng tre bước ra ngoài. "Mặc rồi." Làn váy bay bay, mặc như này thì làm việc kiểu gì? Sẽ không bẩn chứ? Ánh mắt sư phụ sáng quắc nhìn nhóc rồi cười ha hả: "Mặc váy vào vẫn là nhóc hoang dã! Da dày mày thô cả người đen thui, đến bao giờ mới có thể giống con gái hả?" Bé Chày Gỗ sờ sờ đầu, tóc của nhóc búi hết lên như các bé trai, như vậy sẽ tiện làm việc hơn, có điều phối với váy lụa chắc nhìn sẽ buồn cười lắm. Nhóc nhớ tới ngày trước thấy cách ăn mặc này của các tiểu cô nương trên trấn, đầu cài trâm hoa, từ tai rủ xuống những hạt châu rực rỡ, trong guốc gỗ giấu phấn thơm, bước bước sinh hoa chập chờn muôn vẻ, không giống như người cùng thế giới với nhóc. "Người nghĩ gì mà mua váy cho con vậy?" Nhóc không nhịn được nên hỏi. Sư phụ cười nói: "Ngẫm lại con đã mười tuổi rồi, đã lớn như thế cũng nên mua cho con mấy đồ mà con gái thường dùng. Ôi chao thời gian trôi nhanh quá, chớp mắt đã mười năm, khi ấy ôm con từ sông lên, khuôn mặt bé xíu còn không bằng bàn tay ta, đến nay đã có thể tung tăng nhảy nhót rồi." Ơ? Bé Chày Gỗ ngạc nhiên khi nhìn thấy vẻ mặt tràn đầy hứng thú nói chuyện của sư phụ, đây là lần đầu tiên ông đề cập tới thân thế của nhóc, trước kia chỉ bảo là nhặt được, hóa ra nhóc bị bỏ lại trên sông à? Hình như hôm nay sư phụ rất hào hứng, hít mây nhả khói nói không ngớt lời: "Chính là ở dòng sông dưới chân núi kia, một sớm tinh mơ ta đang gấp gáp đi lấy bùa chu sa thì thấy con trôi từ thượng nguồn xuống, được bọc trong tã lót, bên người không có thư và tín vật, hình như cuống rốn vừa mới được cắt. Ta còn tưởng có hộ nào đó ở thượng nguồn không có lương tâm đem bỏ con ruột mới sinh, ôm con đi hỏi dọc đường nhưng cuối cùng cũng không hỏi được nguyên do. Lúc ấy con nhỏ xíu, có đói cũng không kêu khóc, mấy ngày đầu ôm đến mi thanh mục tú, thấy rất đáng yêu. Ai dè đi theo ta mặt mũi lại ngày càng giống ta, ta nghĩ có lẽ ta và con có duyên nên để con lại nuôi." Ông vừa nói vừa nhìn nét mặt của bé Chày Gỗ, con bé cứ đơ ra không chút biểu cảm, như là đang nghe chuyện của người khác, không nói không rằng. Con bé này cứ về nhà là như vậy, lúc giả tiểu đạo đồng ở bên ngoài thì láu lỉnh hơn, có thể nói nói cười cười, sao về nhà lại thành cái hũ nút rồi? Chẳng lẽ chỉ lúc nó gạt người mới nói cười sao? "Cái đó, bé Chày Gỗ này.." Sư phụ hắng giọng, "Con không có gì muốn hỏi về thân thế của mình à?"
Chương 2: Bé Chày Gỗ (2) Bấm để xem Bé Chày Gỗ lẳng lặng nhìn ông, lòng nhóc hình như cũng không bình tĩnh như ngoài mặt, trái tim trong lồng ngực đang nhảy liên hồi. Cho tới giờ nhóc cũng không hiểu được cảm giác có cha mẹ sẽ như thế nào, từ nhỏ ngược xuôi cùng sư phụ, nhìn thấy con trẻ nhà người ta đều có cha mẹ ở bên, thỉnh thoảng cũng sẽ nghĩ vì sao mình lại không có, bây giờ chợt biết mình trôi sông mà đến, có lẽ sẽ nhanh chóng lấy được tin tức về cha mẹ, trong lòng nhóc không rõ là cảm giác gì. Là cố ý vứt bỏ hay không thể không vứt bỏ? Nhóc không đoán được đáp án, lòng hơi bài xích, không quá muốn biết sự thật. "Con.. cha mẹ ruột của con có thể ở trên thượng nguồn?" Sư phụ lắc đầu thở dài: "Sư phụ đưa con đi tìm hơn hai năm, mỗi người ở ven sông ta đều hỏi, nhưng từ đầu tới cuối vẫn không tìm được. Ta đoán rất có thể cha mẹ ruột của con đi ngang qua rồi bỏ con xuống.." Nói đến đây, ông hốt nhiên cảm thấy mình nhiều lời, bị cha mẹ ruột vứt bỏ.. đối với con trẻ không phải chuyện gì vui vẻ, liếc mắt nhìn bé Chày Gỗ một chút, nét mặt con bé vẫn bơ bơ, nhìn không ra manh mối nhưng ánh mắt đã có phần buồn bã, nói vậy vẫn để ý rồi, dù sao mới chỉ là đứa trẻ mười tuổi. Sư phụ cười toe toét vỗ nhóc: "Sau này con lớn lên, có thể một mình gánh vác một phía thì có rất nhiều thời gian tự đi tìm cha mẹ. Lại nói, vi sư già rồi, không thể giúp con tìm cha mẹ, ngày sau tìm đại sư huynh của con giúp cũng được." Ơ? Sao lại xuất hiện ở đâu một vị đại sư huynh rồi? Khuôn mặt thờ ơ của bé Chày Gỗ cuối cùng cũng sụp đổ và xuất hiện một vết nứt. Hôm nay làm sao thế? Công khai bí mật lớn trong lòng à? Từ đâu mà nhóc có đại sư huynh rồi? ".. Đại sư huynh? Trước kia người từng nhận đệ tử rồi à?" Sư phụ dương dương tự đắc khoe: "Tất nhiên rồi! Sư phụ nhiều tuổi như vậy, bản lĩnh lại lớn, sao có thể chỉ thu một đồ đệ là con! Trước khi con tới đây ta từng nhận một đệ tử rất giỏi, đại sư huynh của con thông minh hơn con, phương thuật chỉ cần dạy một lần là hiểu, chưa bao giờ phải nhắc lại lần hai." "Vậy hiện tại anh ấy ở đâu rồi?" Bởi vì đã học hết phương thuật nên tự ra ngoài phiêu bạt giang hồ à? Nhóc chưa từng gặp đại sư huynh này, thậm chí bản thân sư phụ cũng chưa từng nhắc đến. "Đại sư huynh của con là thiên tài, từ khi mười tuổi ta đã không còn gì để dạy nó nữa, tự nó có cơ duyên gặp được tiên nhân, bây giờ chắc là ra ngoài bái nhập sư môn khác rồi." Thiên tài.. bái nhập sư môn khác.. Nghe như là truyền kỳ gì đó, không có cảm giác chân thực. Bé Chày Gỗ nghi ngờ nhìn sư phụ, thực tế thì so với những chuyện nàng lần đầu nghe được này việc hôm nay sư phụ nói không ngớt lời mới càng khả nghi hơn, cho tới giờ ông chưa từng nhiều lời như vậy. "Nói nhiều như thế miệng khô cả rồi." Sư phụ đập lá cây thuốc lá đã lấy ra trên đá, đứng dậy vươn vai lười nhác, "Bé Chày Gỗ, nấu cơm đi, sư phụ đói rồi." Không nói nữa à? Nhóc gật đầu, nhổ mấy củ cải, không có các loại rau khác nên làm ít canh củ cải và củ cải kho thịt vậy.. "Thịt kho củ cải cho nhiều muối nhé, sư phụ ăn mặn." Sư phụ ở phía sau chậm như rùa căn dặn. "Vâng." Bé Chày Gỗ đẩy cửa bếp, bỗng nhiên sư phụ ở sau gọi nhóc: "Bé Chày Gỗ." "Sao ạ?" Nhóc quay đầu, thấy sư phụ đứng trước cổng tre đang cười híp mắt nhìn mình, không biết do nhóc hoa mắt hay gì mà thấy trong mắt sư phụ dường như thoáng qua một chút không nỡ. "À.. không có gì." Sư phụ cười cười, "Nấu cơm cẩn thận, đừng làm bẩn quần áo mới." Củ cải kho thịt này bé Chày Gỗ bỏ ba nhúm muối, mặn ngang dưa muối. Nhóc xới một bát bưng đến phòng sư phu, nhẹ nhàng gõ cửa: "Sư phụ, ăn cơm thôi." Gọi tới ba lần mà trong phòng vẫn không có tiếng động, đang ngủ hả? Trước đây mỗi lần gọi đi ăn cơm, dù sư phụ có ngủ hay không cũng đều chạy ra luôn. Dự cảm chẳng lành dần lan tràn trong lòng cô nhóc, mặc dù mới vừa rồi đã có loại cảm giác này, hôm nay sư phụ rất lạ, đột nhiên mua quân áo mới cho nhóc rồi còn nói nhiều chuyện trước giờ chưa từng nói nữa nhưng lúc đó nhóc cũng không nghĩ nhiều, có thể.. Lòng bé Chày Gỗ thầm sợ hãi, kéo cửa ra, trong phòng mù mịt khói nhẹ, vừa mở cửa đã bị gió núi thổi lan ra ngoài, nhóc bất ngờ lao vào giữa làn khói ấy, đôi mắt bị hun đến đau buốt, liên tục ho sặc sụa. Rất lâu sau khói mới tan dần, bé Chày Gỗ chầm chậm bước vào phòng, trong phòng trống không chỉ có một cái giường, trước khi ăn cơm sư phụ còn ở đó mà nay đã không thấy bóng dáng. ".. Sư phụ?" Nhóc cúi đầu gọi một tiếng nhưng không có ai trả lời. Làn khói ấy nhóc chẳng hề bỡ ngỡ, đó là thân pháp lẩn trốn của sư phụ, gọi ra rất nhiều sương khói để che tầm mắt, mà thân thể của con người có thể lẩn trốn xa ngàn dặm trong thời gian ngắn, đó là một trong những thực tài phương thuật của sư phụ, ông dựa vào phương thuật này để lừa rất nhiều người mình là thần tiên sống, chỉ là không ngờ nổi ông sẽ dùng trong nhà, giờ đây ông đang ở đâu? Đã trốn xa ngàn dặm rồi hả? Lòng bé Chày Gỗ dần chùng xuống, lần đầu tiên nhóc bị nỗi hoảng loạn bao trùm. Nhóc bỏ lại bát cơm chạy như điên ra ngoài, tìm một vòng quanh sân thậm chí thò đầu ngó vào trong giếng đất, nơi đó tất nhiên không có người. Sư phụ đâu rồi? Sao tự dưng biến mất? Bé Chày Gỗ thở hồng hộc tìm trong rừng một vòng nữa, cuối cùng chán nản quay về căn nhà gỗ mà sư phụ ở, mờ mịt nhìn quanh tứ phía - trong phòng sư phụ ngoài giường ra không còn bất kì vật gì nữa, nệm vải thô tối qua nhóc mới giặt sạch trải lên, bên trên ngay ngắn không có dấu vết có người từng ngủ. Đầu giường đặt một bọc đồ bằng vải bố xanh, nhóc nhận ra đó là đồ sư phụ thường dùng khi ra ngoài, gói đồ tròn xoe như là xếp đầy đồ đạc. Mọi âm thanh xung quanh đột nhiên im bặt, bé Chày Gỗ thấy như mình đang mơ, nhóc chậm rãi mở gói đồ, mấy thỏi bạc lăn ra, phía dưới lớp bạc là một tấm vải bố màu ngọc bích cũ kỹ dính vài vệt máu khô, một phong thư bị đè dưới tấm vải. Mở thư ra, rồng bay phượng múa trên đó đúng là chữ của sư phụ, nét mực chưa khô lem cả ra mặt sau tờ giấy. "Bé Chày Gỗ, củ cải tự con ăn đi, ăn nhiều một chút, phải ăn no mới có sức để đi đường. Bạc này mấy năm nay sư phụ lén gom góp được một ít, chia cho con vài nén coi như lộ phí. Con ngốc muốn chết, những gì sư phụ dạy cũng chưa học thành, làm người ta lo lắng quá. Sư phụ có vài việc nhất định phải rời đi, không thể đưa con theo, tiền này con giữ cẩn thận, đi tìm đại sư huynh của con. Mặt sau thư có kèm tranh vẽ đại sư huynh con, hiện giờ nó đang theo học ở Vô Nguyệt đình, hình như rất tài giỏi, tìm nó không sai đâu. Tấm vải nhuốm máu kia là tã bọc con năm xưa, làm cách nào cũng không thể rửa sạch vệt máu, để cho con làm kỉ niệm vậy. Việc tìm cha mẹ không vội, thời gian hãy còn dài. Bé Chày Gỗ, tuy con chỉ là một cô nhóc nhưng sư phụ tin một mình con cũng có thể chăm sóc bản thân, khi ở một mình hãy coi bản thân như con trai nhưng cũng đừng thực sự cho rằng mình là con trai. Cô nhóc nên cười nhiều hơn, con chưa bao giờ cười làm sư phụ lo lắng có phải con sẽ không cười luôn không." Nét bút dừng lại đột ngột, ngay cả thư tạm biệt ông cũng viết hời hợt như vậy, nơi dùng lại làm lòng người trống rỗng. Bé Chày Gỗ thấy cổ tay mình run lên, sáng nay nhóc còn nghĩ bản thân học phương thuật không tốt nếu sư phụ đi trước thì mình làm sao sống được, chẳng ngờ ngày này tới nhanh như vậy, không phải sư phụ qua đời mà là ông không từ mà biệt, bỏ nhóc lại một mình. Nhóc ném lá thư đi, rút từ trong phong thư ra một tờ giấy khác, mặt trên vẻ một hình người méo mó, mặt mũi xiêu vẹo, vẽ buồn cười lắm, sư phụ còn cố ý thêm một câu "Có lẽ đại sư huynh lớn lên trông như này". Nhóc tức quá hóa cười, ai bảo nhóc không biết cười? Ông già chết tiệt. Cười xong bỗng thấy như vừa tỉnh mộng, mắt như bị kim châm, nhóc không thể nhịn nổi mà để cho nước mắt rơi xuống lộp bộp, làm nét mực nhòa đi khiến hình người trông càng buồn cười. Tại sao? Dù ông có chuyện gì quan trọng nhóc cũng có thể đi cùng ông mà, dù nhóc ngốc muốn chết không tài nào học được phương thuật nhóc cũng có thể chờ ở nhà mà. Ông phải đi, vì sao không dứt khoát coi như không có việc gì? Đầy rẫy sơ hở mua quần áo cho nhóc, lại nói rõ thân thế rồi nhắn nhủ về đại sư huynh, đến lợn cũng thấy không hợp lí! Vì sao phải để lại thư cho nhóc? Từ nhỏ đến lớn một văn tiền ông cũng chưa từng cho, vì sao bây giờ lại đưa nhóc tiền? Tã lót ông giữ mười năm, chuyện về cha mẹ ông chưa từng nói, vì sao lúc này lại trả tã lót cho nhóc Nhóc nhớ đến mười năm cùng nhau, ông lão này keo kiệt vô cùng, tính tình cổ quái, hỉ nộ vô thường, vừa đáng ghét lại bốc đồng, lúc rời đi cũng tùy hứng như vậy làm người ta giận sôi. Bé Chày Gỗ ra sức ném bọc vải bố xanh ra ngoài, không ngờ bị bạc nện vào chân, đau đến mức nhóc phải xuýt xoa, ôm chân nửa ngày không thể đứng dậy. Váy lụa trên người vẫn là đồ mới, là chiếc sư phụ vừa mua cho nhóc, trên vạt váy còn thêu hoa lan. Nhóc đau đến nước mắt lưng tròng, dường như không kìm nổi nước mắt, nước mắt rơi xuống làm ướt chiếc váy lụa mới mua. Khóc một hồi không hiểu tại sao lại biến thành gào khóc đến không thể thở. Thậm chí nhóc còn không muốn biết lí do mình khóc, là vì chân đau ư? Có lẽ là mười năm ở bên sư phụ dài đằng đẵng cũng nhanh chóng trôi qua đều biến thành nước từ mắt tuôn ra ngoài.