Hướng dẫn cách viết truyện ngôn tình học đường

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Official, 7 Tháng sáu 2018.

  1. Official The Very Important Personal

    Bài viết:
    85
    Cách viết truyện ngôn tình học đường + Giới thiệu viết truyện kiếm tiền từ VNO

    Là một cô nàng/ anh chàng đam mê những tác phẩm tình cảm thanh xuân vườn trường, bạn có bao giờ vun vén một ước mơ được tự tay chắp bút viết nên một câu truyện của riêng mình. Nếu như bạn không biết mình nên bắt đầu như thế nào, vậy thì hãy để bài viết này giúp bạn. Bài viết sẽ chỉ bạn cách viết truyện ngôn tình học đường đơn giản và dễ hiểu. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

    Truyện ngôn tình học đường là gì?

    Ngôn tình là thể loại truyện ngắn hoặc tiểu thuyết về những vấn đề xoay quanh các mối quan hệ tình cảm nam nữ. Thuật ngữ ngôn tình vốn xuất phát từ Trung Quốc, đến khoảng năm 2006 bắt đầu du nhập vào Việt Nam và phát triển mạnh mẽ cho tới hiện nay.

    Ngôn tình cũng được chia làm nhiều thể loại theo dung lượng, theo bối cảnh, theo kết truyện, theo tính cách nhân vật chính, theo tình tiết chính của truyện.. Và đặc biệt, một thể loại ngôn tình không bao giờ hết nổi tại Việt Nam và hầu khắp các nước đó chính là ngôn tình thanh xuân vườn trường, hay còn gọi là ngôn tình học đường. Đây là những bộ truyện mà nhân vật chính vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, thường sẽ trong độ tuổi cấp 3 đến đại học.

    Cách viết truyện ngôn tình học đường.

    Làm thế nào để viết được một bộ truyện ngôn tình học đường nhỉ? Bạn nên bắt đầu từ đâu? Như thế nào? Hãy để mình giải đáp cho bạn!

    Bước 1: Xác định cốt truyện ban đầu.

    Cốt truyện là một hệ thống cụ thể, là trình tự nhất quán trong các tác phẩm tự sự. Một tác phẩm tự sự bắt buộc phải có cốt truyện bởi nó phản ánh đầy đủ và chân thực những giá trị tinh thần và nhân đạo cốt lõi của mỗi tác giả. Một cốt truyện có giá trị là một cốt truyện đầy đủ trình tự: Bắt đầu - diễn biến – cao trào – kết thúc, phải đưa được một bài học, thể hiện một ý tưởng, quan niệm về tình yêu, tình thân, tình bạn.. đến người đọc và quan trọng nhất chính là được người đọc công nhận và yêu thích.

    [​IMG]

    Mình tin chắc rằng, trước khi muốn viết cho mình một bộ truyện ngôn tình học đường, bạn đã đọc qua 9981 bộ truyện khác nhau rồi có đúng không? Dù bạn đã đọc nhiều hay đọc ít tác phẩm thì đó cũng sẽ trở thành lợi thế của bạn và bạn cần dựa vào chúng để xem mình nên đi theo cốt truyện như thế nào để dễ viết nhất.

    Với những bạn mới viết truyện ngôn tình học đường, các bạn nên lựa chọn cốt truyện chính dựa trên bốn yếu tố dưới đây.

    Bối cảnh

    Bối cảnh sẽ có bối cảnh lịch sử và bối cảnh nhân vật. Ở đây mình muốn nói tới nhiều hơn về bối cảnh lịch sử. Xét theo thời gian, truyện ngôn tình có thể lấy bối cảnh hiện đại, cận đại, trung đại, cổ đại, tương lai, huyền huyễn.. và với mỗi bối cảnh, người viết bắt buộc phải có kiến thức nhất định về thời gian, phong tục tập quán, xã hội và con người khi ấy. Những yếu tố lịch sử chân thực sẽ giúp cho bộ truyện của bạn có chiều sâu và có tính chuyên nghiệp hơn.

    Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn viết về những thời kì không có TV, máy tính, điện thoại, không chỉ vì độ khó trong việc xác lập bối cảnh mà còn vì thiếu kiến thức thực tế, không thể cảm nhận hay đặt mình trong bối cảnh để nhìn nhận vấn đề. Chính vì thế, với những bạn còn mới tập tành viết truyện, bạn nên lựa chọn bối cảnh quen thuộc với bản thân: Bối cảnh hiện đại. Việc phản ánh cuộc sống và thời đại mình sống bao giờ cũng dễ hơn đào sâu về quá khứ hay tự vẽ lên một thế giới mới của riêng mình.

    Dung lượng

    Bạn muốn viết một tiểu thuyết trên 15 chương, một đoản văn dưới 15 chương hay một hệ liệt bao gồm cuộc đời của nhiều nhân vật? Với mỗi lựa chọn, bạn sẽ đối mặt với những vấn đề khác nhau. Nếu như viết đoản văn, rất có thể bạn sẽ không xây dựng được đầy đủ những yếu tố và nội dung mình mong muốn. Nếu viết dài, bạn lại sợ rằng mình sẽ nản, chán và khó theo được đến hết truyện?

    Thay vì xoắn xuýt về dung lượng dài hay ngắn và o ép chúng trong một con số cụ thể, bạn nên đánh giá dung lượng của mình thông qua số lượng tình tiết và trình tự phát triển của truyện. Nếu như bạn viết bộ truyện chậm nhiệt, tức là tuyến tình cảm và sự kiện diễn ra chậm thì dung lượng sẽ dài hơn để đảm bảo được kết cấu truyện, còn nếu bạn viết những truyện có tiết tấu nhanh, kết thúc của bạn có thể sẽ đến sớm hơn dự kiến.

    Chính vì những lí do trên, khi lựa chọn về yếu tố dung lượng, bạn chỉ nên ước lượng một con số nào đó và cho phép mình xê dịch ít nhiều để thoải mái "múa bút" nhé!

    Kết thúc

    HE, SE, BE, GE, hay OE đều là những kiểu kết thúc phổ biến của mọi tiểu thuyết hiện đại. Việc lựa chọn bạn sẽ để cho câu truyện kết thúc như thế nào sẽ ảnh hưởng nhiều tới quá trình sáng tác của bạn cũng như quá trình tiếp nhận của người đọc. Với những truyện ngôn tình kết HE, GE người đọc sẽ cảm thấy thỏa mãn, SE và BE sẽ khiến họ buồn và ấm ức thay cho nhân vật còn OE sẽ tạo cho họ cảm giác chờ mong cho phần tiếp theo và đặc biệt là việc tự tưởng tượng một kết thúc sẽ khiến họ hòa mình nhiều hơn vào tác phẩm.

    Một kết thúc hay và phù hợp không hẳn lúc nào cũng phải là kết thúc có hậu, thứ bạn thực sự cần là nó có giá trị thể hiện điều mà bạn muốn hướng người đọc tới thông qua tác phẩm của mình.

    Thông điệp

    Bạn sáng tác truyện ngôn tình học đường để làm gì? Cho mục đích giải trí của bản thân, hay do muốn đem đến những triết lí về cuộc đời, về tình yêu, sự nghiệp cho độc giả. Hãy minh bạch thông điệp của bạn ngay từ đầu để độc giả có thể hiểu lòng bạn và tiếp nhận tác phẩm sao cho đúng mực, đúng ý nghĩa nhất!

    Như vậy, bốn yếu tố bối cảnh, dung lượng, kết thúc và thông điệp chính là bốn khía cạnh sẽ ảnh hưởng nhiều nhất tới cốt truyện của bạn. Cốt truyện của bạn được xây dựng dựa trên chúng và làm nổi bật chúng, đồng thời chúng cũng sẽ tương tác lại cốt truyện và làm cốt truyện được trọn vẹn hơn.

    Bước 2: Tạo lập hồ sơ và mối liên hệ cho từng nhân vật.

    Bạn không thể để các nhân vật của mình là anh A, cô B hay thầy C, mỗi nhân vật trong truyện đều phải được tác giả xây dựng với những đặc điểm nhận diện thậm chí là đặc trưng riêng. Có những nhân vật được xây dựng đẹp "mười phân vẹn mười" như Thúy Kiều, cũng có những nhân vật xấu "ma chê quỷ hờn" như Thị Nở nhưng điểm chung của họ chính là tính độc đáo, khiến cho bất kì ai nghe thấy đặc điểm của họ sẽ nghĩ ngay đến tên nhân vật hoặc ngược lại.

    [​IMG]

    Những nhân vật được yêu thích trong truyện, dù là chính diện hay phản diện cũng đều đóng góp một phần không nhỏ trong truyện của bạn. Vậy thì làm thế nào để thiết lập được một hệ thống nhân vật có giá trị? Hãy làm rõ mỗi nhân vật xuất hiện trong truyện bằng 3 vấn đề sau:

    Đặc điểm nổi bật

    Dù giống nhau đến đâu thì mỗi nhân vật đều phải mang một đặc điểm nổi bật riêng, nhất là trong những tác phẩm truyện ngôn tình học đường. Ở đây, nam chính, nữ chính thường là những người có cá tính, học bá hoặc học tra, đẹp trai xinh gái hoặc gia đình có điều kiện.. tất cả những điều đó sẽ làm cho độc giả ấn tượng và gán những đặc điểm ấy với cái tên của nhân vật.

    Các mối quan hệ

    Mối quan hệ mình muốn nói tới ở đây là mối quan hệ với các nhân vật khác: Đó là nhân vật chính hay phụ, chính đạo hay tà đạo.. Mục đích nhân vật này xuất hiện là gì, có ích gì cho việc triển khai sự kiện trong cốt truyện? Điều này sẽ phản ánh tầm quan trọng của nhân vật trong truyện và bạn bắt buộc phải đưa ra sự lựa chọn, tránh trường hợp nhân vật nào cũng đều quan trọng hoặc mờ nhạt như nhau.

    Bước 3: Những sự kiện quan trọng.

    Truyện ngôn tình học đường chính là một chuỗi các sự việc xảy ra xung quanh môi trường học đường của các nhân vật. Thế nhưng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện cốt truyện, bạn cần đánh dấu sao cho một vài sự kiện quan trọng. Đó là những sự kiện mang tính bước ngoặt của câu chuyện như lần đầu hai nhân vật chính gặp mặt, lần cãi vã đầu tiên, cuộc tỏ tình hay xung đột giữa cặp đôi chính và các nhân vật khác.

    [​IMG]

    Việc xây dựng những sự kiện quan trọng có tính cao trào như vậy sẽ giúp cho truyện của bạn giữ chân được người đọc. Truyện của bạn sẽ có trình tự rõ ràng và tuyệt đối không được để những sự việc cao trào xảy ra quá sớm, tránh trường hợp từ đầu đến thân truyện quá kịch tính rồi phần cuối truyện quá "yên bình".

    Cần lưu ý rằng, với thể loại ngôn tình học đường, những sự kiện bạn chọn nên là một cuộc thi nào đó, một xung đột nào đó giữa các thành viên trong lớp.. sao cho hợp lí, tuyệt đối không nên phóng đại hay "chém" quá đà.

    Bước 4: Viết truyện

    Ba bước trên là quá trình chuẩn bị cho bước thứ 4, viết truyện này. Tại đây, bạn sẽ dựa trên những gì mình chuẩn bị trước đó để triển khai nội dung bạn đã ấp ủ. Hãy viết từng chương với tất cả những gì bạn có. Bạn không cần theo dấu bất kì văn phong của một tác giả nổi tiếng nào, bạn hãy tự viết bằng văn phong của bạn, cá tính riêng của bạn để tạo nên một tác phẩm thực sự là của riêng.

    Bạn cũng nên lưu ý rằng, mỗi chương truyện của bạn nên tập trung vào một nội dung nhất định, xoay quanh chủ đề của chương. Ví dụ như chương truyện có tên "Sợi ruy-băng đỏ" tức là đang nói tới sự kiện nhân vật nữ chính bị mất sợi ruy-băng của mình chẳng hạn, bạn không nên dành quá nhiều dung lượng của chương để nói về các vấn đề của nhân vật khác như bữa tiệc sinh nhật của nhân vật phụ nào đó, trừ khi nó thực sự liên quan.

    Trong quá trình viết truyện, hãy đảm bảo bạn luôn theo sát cốt truyện đã chuẩn bị trước đó và nếu thấy không hợp lí một đoạn nào đó, bạn hoàn toàn có thể sửa chữa và thay đổi một cách dễ dàng.

    Bước 5: Kiểm tra, hoàn thiện tác phẩm

    Một trong những điều quan trọng nhất khi sáng tạo nghệ thuật không chỉ là giữ được cái "tôi" cá nhân mà còn phải biết đặt mình trong tâm thế của người khác (người đọc, người nhận xét) để tự đánh giá cho tác phẩm của mình. Sau khi viết xong bản thảo, bạn cần đọc đi đọc lại truyện của mình để kiểm tra từ những lỗi nhỏ nhất như chính tả, dấu câu.. Đến cả một tác phẩm kinh điển như Hồng Lâu Mộng, Tây Du Kí cũng có những hạt sạn thì việc có một vài lỗi nhỏ trong quá trình bạn viết là hoàn toàn có thể xảy ra.

    Bạn có thể nhờ đến một vài người bạn thân, anh, chị em họ, cha mẹ hoặc thầy cô để đọc tác phẩm của bạn, thông qua những quan điểm, cái nhìn khác nhau, bạn có thể hiểu được tác phẩm của mình tốt hơn.

    Bước 6: Đăng bài và nhận phản hồi

    Bước cuối cùng để hoàn thành quá trình viết truyện ngôn tình học đường đó chính là đưa tác phẩm của bạn đến với người đọc. Bạn có thể gửi bản thảo của mình đến các trang báo, các tòa soạn để đăng bài và nhận nhuận bút. Bạn cũng có thể đăng bài trên các trang web, diễn đàn truyện lớn tại Việt Nam như Wattpad, Vnkings.. Trong đó, mình muốn đề cử diễn đàn dembuon.vn đến bạn.

    Đây là một diễn đàn lớn với sự đầu tư tỉ mỉ cho box sáng tác truyện. Theo đó, mỗi tác phẩm được đăng tải tại box đều sẽ thông qua một khâu kiểm duyệt từ tmod và mod của box. Họ sẽ có trách nhiệm kiểm duyệt bài từ hình thức đến nội dung, đóng góp ý kiến và hỗ trợ bạn sửa lại bài viết. Ngoài ra, các thành viên tại Dembuon.vn tương đối hứng thú đối với truyện ngôn tình học đường, bạn sẽ luôn nhận được những lời khen góp ý, bổ sung và gợi ý cho những phần truyện tiếp theo của mình.

    [​IMG]

    Điều đặc biệt tại Dembuon.vn đó chính là chính sách viết truyện kiếm tiền tại đây. Các thành viên chính thức của Dembuon.vn sẽ có hai nguồn thu chính đó chính là lượt xem từ thành viên khác, hiện đang là 100 xu tại box truyện và lượt tìm kiếm từ google, mỗi lượt tìm kiếm tương đương 10 xu, (và 1 VNB = 10 xu cho thành viên đã đăng ký gói thành viên chuẩn). Khi nào bạn tích lũy đủ 200.000 xu, bạn có thể rút về tài khoản của mình với số tiền tương đương là 200.000 VNĐ.

    Kết luận.

    Bài viết đã hướng dẫn bạn cách viết truyện ngôn tình học đường dễ và hay. Viết truyện ngôn tình học đường không khó nhưng nó đòi hỏi bạn kiên trì từng ngày để rèn luyện bản thân. Chúc các bạn thành công và có nhiều tác phẩm xuất sắc!

    Jenny Lagan.
     
    Nghiên Di, LieuDuongLinh Chip thích bài này.
    Last edited by a moderator: 15 Tháng mười một 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...