Nhiều bà mẹ share nhau những bài viết dựa trên kinh nghiệm cá nhân thiếu hiểu biết không những không tốt cho trẻ thậm chí có thể gây tử vong. Ví dụ như bé vừa mới sinh ra đã được rơ lưỡi bằng mật ong sống.. Hầu hết tất cả các y bác sỹ trong bệnh viên nhi đều khuyên: Không được dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Lý do: Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, mật ong có thể gây ngộ độc botulism - độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này ít xảy ra nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây tử vong cho trẻ. Độc tố botulism là chất tự nhiên độc hại nhất mà con người biết đến. Liều lượng cực nhỏ chất này trong máu có thể làm tê liệt các cơ hô hấp và gây tử vong sau vài phút. Trong mật ong có chứa các bào tử vi khuẩn gây ngộ độc, khi xâm nhập vào bụng trẻ sẽ phát triển và sản xuất thành độc tố toxin, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc hoặc có thể là những bệnh lý trầm trọng. Ở người lớn hoặc trẻ lớn hơn lại khác, sức đề kháng cao nên ít khi bị nặng. Trẻ sơ sinh bị ngộ độc từ mật ong có thể sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe trong những năm đầu đời. Do đó các bậc cha mẹ được khuyến cáo tránh sử dụng mật ong cho trẻ sơ sinh trừ khi nó đã được khử trùng. Nhưng mật ong được khử trùng cực hiếm, vì thế cha mẹ cần phải thận trọng về thực phẩm chế biến có chứa mật ong và luôn cẩn thận kiểm tra nhãn thành phẩm. Triệu chứng thường gặp là táo bón và cũng có thể tiến triển thành các bệnh lý nghiêm trọng hơn như: Suy nhược cơ thể, kém ăn, hay quấy khóc, suy hô hấp.. Một dấu hiệu quan trọng nữa là trẻ bỗng nhiên trở nên mềm oặt, không giữ được đầu như trước. Một số trường hợp bị khó thở vì liệt cơ hoành. Ngừng thở hoàn toàn có thể xuất hiện ngay hoặc từ từ. Trong vòng vài ngày tiếp theo, trẻ trở nên bơ phờ, mệt mỏi, chán ăn, khóc yếu. Sau giai đoạn này, trẻ có thể thèm ăn trở lại, đó là lúc bệnh đã qua đỉnh điểm và bắt đầu thoái lui. Nếu bệnh tiếp tục tiến triển, trẻ sẽ ngày càng ít vận động và có thể bắt đầu chảy nước dãi, phản xạ bú giảm. Những bệnh nhi kể trên cần được chăm sóc đặc biệt về hô hấp và dinh dưỡng. Nếu điều trị đúng, đa số trẻ phục hồi hoàn toàn, thông thường bác sĩ không cần dùng đến kháng sinh hay kháng độc tố. Việc bú mẹ cũng làm giảm độ nặng của bệnh.
Nhưng mật ong có dùng được cho trẻ sơ sinh? Quả thật nếu sử dụng mật ong không đúng cách sẽ rất có hại. Khoảng 5% mật ong lưu hành trên thị trường chứa bào tử vi khuẩn Clostridium Botulinum. Bào tử này khi vào cơ thể sẽ sản sinh độc tố Botulism. Với người lớn, sức đề kháng và khả năng đào thải độc tố tốt thì bào tử không gây tác động gì đáng kể. Tuy nhiên, với trẻ em, chức năng gan, thận chưa hoàn chỉnh nên độc tố này khi xâm nhập vào máu dù với liều lượng rất nhỏ cũng có thể làm tê liệt hô hấp thậm chí gây tử vong. Chưa kể, nếu chế biến, bảo quản không đúng (đun nóng, bảo quản mật ong ở nhiệt độ cao) hoặc để mật ong lâu ngày, trong mật ong sẽ xuất hiện chất HMF (hydroxy methy fufural). HMF hình thành do sự mất nước của đường Frutose dưới tác động của nhiệt. Người ta đã thử độ độc hại của HMF trên động vật thí nghiệm thấy HMF ở hàm lượng 200 mg/kg làm ong chết, chuột biến đổi gen. Điều này đặc biệt quan trọng vì thực tế nhiều mẹ cho rằng mật ong càng để lâu càng tốt. Do đó, muốn dùng mật ong cho trẻ, cần quy trình xử lý đặc biệt. Trước hết, mật ong cần được chuẩn hóa từ nguyên liệu đầu vào, kiểm soát chặt chẽ các giai đoạn chế biến. Mật ong sau khi thu hoạch có hàm lượng nước 23-27%, với độ ẩm này chỉ trong một tháng trong mật sẽ xuất hiện HMF, vì vậy ngay sau khi thu hoạch mật ong cần được sấy ở nhiệt độ thấp để đưa về độ ẩm 18,5%. Tiếp đến, mật ong được đưa vào quy trình xử lý tiêu diệt bào tử. Sau khi đạt các tiêu chuẩn kiểm nghiệm an toàn, mật ong mới được sử dụng cho trẻ em. Không chỉ có thể, với một số sản phẩm chứa mật ong được chỉ định an toàn cho trẻ sơ sinh, mật ong trước khi đưa vào sản xuất thì đều phải được chế biến theo quy trình nghiêm ngặt như trên. Ngoài ra, trong các bài thuốc dân gian có kèm mật ong thì hầu hết có thể thay thế được mật ong bằng đường phèn cho trẻ.