Trước mặt bạn, an tọa trên tòa sen nguyệt luân là một thiếu nữ cực kỳ xinh đẹp với thân sắc xanh lục rạng ngời ánh sáng. Nàng là ai? Tara là gì? Tại sao hành giả Kim Cương Thừa lại thiền định về một sắc tướng như vậy? Tại sao việc trưởng dưỡng mối liên hệ tâm linh với đức Tara lại có thể làm phong phú và viên mãn những mong nguyện thế gian và xuất thế gian của chúng ta? Sự ra đời của đức Phật Lục Độ Đức Tara xanh còn được gọi là Lục Độ Phật Mẫu được sinh ra từ giọt nước mắt của Đức Quán Thế Âm . Người đã không ngừng cứu độ chúng sinh thoát khỏi địa ngục nhưng lại chứng kiến họ vẫn tiếp tục rơi trở lại. Quá thương cảm, Ngài đã nhỏ những giọt nước mắt bi mẫn và nguyện cứu khổ cho tất cả chúng sinh vô minh. Hai giọt nước mắt này hóa thành đức Tara Xanh và đức Tara Trắng . Đức Tara Xanh tượng trưng cho lòng từ bi hoạt động. Tay trái của Ngài để trước ngực giữ hoa sen xanh tượng trưng cho cho sức mạnh trí tuệ và sự thuần khiết. Bàn tay phải Ngài đặt trên đầu gối, lòng bàn tay hướng ra ngoài bát ấn vô uý xua tan nỗi sợ hãi và mang lại sự bảo vệ thiêng liêng một chân Ngài bước ra khỏi vị trí tòa sen sẵn sàng đáp ứng nhanh chóng mọi mong cầu của chúng sinh màu xanh của Ngài là màu củaĐức Phật Bất Không Thành Tựu, biểu tượng cho thành tựu mục tiêu và phát triển các phẩm chất bên ngài, bên trong và bí mật. Tara là đức Phật, bất kỳ ai đều có thể trở thànhPhật . Chúng ta cần biết có rất nhiều đức Phật song tâm toàn tri chỉ có một, phẩm hạnh, công đức, trí tuệ của các bậc giác ngộ như nhau. Chư Phật đã loại bỏ được tất cả phiền não, tựu chung được chia làm 2 loại: Phiền não chướng và sở tri chướng. Những loại chướng này là nguyên nhân làm chúng ta mắc kẹt trong luân hồi đau khổ. Sở tri chướng là vô minh phiền não vi tế trong tâm chúng sinh, phiền não chướng là những trạng thái si mê, sân giận, tham ái và nghiệp quả đã vận chuyển vòng quay luân hồi. Bất kỳ đức Phật nào đều hoàn toàn xả ly mọi loại phiền não trên và hoàn thiện trưởng dưỡng tất cả đức tính tốt như Từ, Bi Hỷ, Xả cũng như viên mãn công hạnh Ba la mật bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Đức Tara giống như đức Văn Thù, Quan Âm, Kim Cương Thủ và các bản tôn Kim Cương Thừa khác là hiện thân của Phật. Khác với quan điểm của tôn giáo khác, Đức Phật không phải đấng Thượng đế sáng tạo và ngài không điều khiển thế giới, kiểm soát các số phận của chúng sinh, thưởng thiện cho người này hoặc phạt ác cho người nọ. Là Phật tử, chúng ta nên có chính kiến về Phật để tránh sự ngộ nhận sai lầm trong việc thực hành tâm linh. Hãy luôn cẩn thận để tránh chướng ngại đó! Đức Phật có hai thân chính: Pháp thân (Dharmakaya) hay thân chân lý và một sắc thân (Rupakaya), ở đây không phải thân bằng thể chất nhưng là thân hợp nhất tất cả các phẩm hạnh. Tâm toàn tri, tâm gíac ngộ là Pháp Thân. Sắc thân (Rupakaya) là hiện thân của đức Phật để kết nối giúp đỡ chúng sinh chưa giác ngộ do tâm của chúng ta còn bị ám chướng không thể trực tiếp thấu biết tâm toàn tri của Phật . Chính vì lòng từ bi, chư Phật xuất hiện trong hàng loạt hóa thân để lợi ích chúng ta. Các báo hóa thân ứng hiện khác nhau tùy căn cơ để độ chúng sinh như vậy gọi đó là sắc thân. Đức Tara cũng trang hoàng với ba chữ chủng tử, chủng tử OM trên vương miện, chữ AH tại luân xa cổ họng và chữ HUNG tại luân xa tim. Ba chữ chủng tử này tương ứng với thân, khẩu, ý giác ngộ của Phật và nêu biểu cho Tam quy: Phật, Pháp, Tăng . Những chủng tử này thường dùng làm đối tượng vi tế khi hành giả chú tâm thiền định. Ba chủng tử này nhắc nhở những phẩm hạnh mà chúng ta đang trưởng dưỡng trong chính mình, đó là kết quả thực hành Phật Pháp. Mỗi đặc điểm sắc tướng của Đức Tara minh họa cho toàn bộ con đường giác ngộ đạt đến Phật quả và Tara là hợp nhất các tinh túy đức tính, thần lực và công hạnh giác ngộ. Đức Tara là tinh túy Phật Quan điểm thứ ba về đức Tara là phản ánh của tiềm năng Phật tính hiện tại trong mỗi chúng ta, sẽ được phát triển toàn vẹn trong tương lai. Làm thế nào để chứng ngộ được Phật tính? Một cách ngắn gọn, chúng ta tu tập theo con đường giác ngộ, có ba điểm chính yếu nên khắc cốt ghi tâm: Thứ nhất: Phát tâm thoát khỏi luân hồi đau khổ. Thứ hai: Thực hành Bồ Đề Tâm lợi ích chúng sinh. Thứ ba: Chính kiến, trí tuệ thực chứng tính không- trí tuệ thực chứng tính không hợp nhất với bản tâm tuyệt đối của chính mình. Thân tâm vi tế của chúng ta có khả năng chuyển hóa thành thân tâm giác ngộ hoàn hảo như chư Phật. Khi chúng ta quán tưởng đức Phật Mẫu Tara và sùng kính Ngài, thấu hiểu rằng đó là công hạnh, trí tuệ, thần lực mà chúng ta đang được viên mãn. Chúng ta sẽ được truyền cảm hứng để chuyển hóa tâm trên con đường đạt được kết quả thành tựu này. Hãy trải nghiệm thực hành! Làm thế nào để việc thực hành Tara đem lại lợi ích như thế. Hãy đọc bài cầu nguyện Đức Tara Xanh. Với lới cầu nguyện tình yên vô điều kiện "Con thiết tha đảnh lễ mẹ Tara Bậc giải cứu chúng sinh trong ba cõi Xin đến đây, xin đến đây Người hỡi Mang yêu thương, ánh sáng tới đời con Trong tim con trên một đóa sen hồng Người ở đó từ bi và tự tại Nở nụ cười yêu thương không ngần ngại Với nghi ngờ và sợ hãi trong con."