Tiền ảo có được coi là tiền tệ hay không?

Thảo luận trong 'Kiếm Tiền' bắt đầu bởi Crypto, 26 Tháng mười một 2015.

  1. Crypto The Very Important Personal

    Bài viết:
    41
    Tiền ảo có được xem là tiền tệ hay không?

    Nếu là một nhà đầu tư quan tâm đến thị trường tiền điện tử, hoặc là một người trong cộng đồng crypto, chắc hẳn bạn sẽ không ít lần nhìn thấy câu hỏi liệu rằng tiền ảo có được công nhận là tiền tệ hay không?

    Trước tiên thì, tiền ảo là gì?

    Tiền ảo thực chất là một loại tiền kỹ thuật số chỉ được giao dịch trên mạng internet và nó hoàn toàn chỉ tồn tại với dạng kỹ thuật số, gồm nhiều loại tiền tệ khác nhau, bao gồm cả tiền mã hóa.

    Hiểu một cách đơn giản thì tiền ảo là một loại tiền chưa được ngân hàng và chính phủ quản lý (ít nhất là tại thị trường Việt Nam), bạn có thể xem nó như một dạng chứng khoán đặc biệt để có thể hiểu cơ chế vận hành.


    [​IMG]

    Ngày nay thì nhiều quốc gia trên thế giới đang dần dần chấp nhận Bitcoin nói riêng và tiền ảo nói chung như một phương thức thanh toán cho đất nước mình. Điều này có nghĩa là, tại những quốc gia này thì tiền ảo đã được xem như là tiền tệ chính thống được lưu hành rộng rãi trong nước. Thế còn tại Việt Nam thì thế nào, tiền ảo có được công nhận là tiền tệ tại Việt Nam?

    Tại Việt Nam, tiền ảo chưa được công nhận như một loại tiền tệ

    Thật ra, tiền ảo trên thị giới gây ra không ít các vấn đề tranh cãi liên quan đến việc công nhận hay không công nhận tiền ảo trong nền tài chính quốc gia. Nếu như El Salvador là quốc gia đi đầu trong việc ban hành các điều luật liên quan và đồng thời chấp nhận tiền ảo là tiền tệ quốc gia thì song song đó, vẫn có rất nhiều nơi chưa công nhận, thậm chí là cấm cửa tiền ảo như Trung Quốc.

    Tại Việt Nam, tiền ảo vẫn phát triển dưới dạng một lĩnh vực đầu tư, kinh doanh mang lại lợi nhuận. Dù rằng chưa thật sự có những quy định chặt chẽ về tiền ảo, nhưng tại Việt Nam, có những quy định thống nhất trong việc đánh giá tiền ảo, và không chấp nhận tiền ảo như một loại tài sản và một phương thức thanh toán tương tự tiền tệ quốc gia.

    Trong đó, Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định rất rõ về tài sản như sau: "1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai."

    Rất rõ ràng, do tính chất đặc thù của mình, tiền ảo hoàn toàn không được xem là tài sản. Đồng thời, hệ thống tiền tệ quốc gia Việt Nam chỉ có một đồng tiền nội tệ là Việt Nam đồng, những loại tiền tệ khác - trong khuôn khổ được pháp luật cho phép đều là ngoại tệ. Tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, có quy định rất rõ ràng về đồng nội tệ Việt Nam cũng như sự công nhận của đồng ngoại tệ. Rất rõ ràng, tiền ảo nằm hoàn toàn bên ngoài phạm vi này, cho thấy tiền ảo tại Việt Nam hoàn toàn không được chấp nhận như một loại tiền tệ.


    [​IMG]

    Song song đó, Việt Nam cũng không công nhận chuyện sử dụng tiền ảo để làm phương thức thanh toán tại lãnh thổ Việt Nam, những người vi phạm điều này nghĩa là đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

    Vì sao tiền ảo chưa được pháp luật thừa nhận như một loại tiền tệ?

    Không chỉ Việt Nam, mà rất nhiều quốc gia khác trên thế giới không thừa nhận tiền ảo như một loại tiền tệ lưu hành quốc gia. Đồng ý rằng việc đầu tư, kinh doanh và phát triển tiền ảo không bị cấm, cũng không có bộ luật nào cụ thể, thế nhưng tại sao tiền ảo lại không được pháp luật công nhận là tiền tệ? Điều này có thể đề cập đến một số lý do sau:

    Thứ nhất, do tính chất đặc biệt, không xác định, không thực thể của tiền ảo. Thế cho nên, dù rằng có rất nhiều nhà đầu tư tìm hiểu và cũng có nhiều người ngày càng tiếp xúc với tiền ảo, nhưng trên thực tế, tiền ảo khó có thể được số đông người dân tiếp nhận cũng như ăn sâu vào tiềm thức xã hội. Ngoài ra, việc tiền ảo không thể trở thành tiền tệ hợp pháp còn có phần là do không phải ai cũng có đủ khả năng và kỹ năng để sử dụng tiền ảo.

    Thứ hai, do tính chất phức tạp cùng các kỹ năng sử dụng máy tính, thiết bị thông minh bắt buộc mà tiền ảo có, điều này khiến cho khả năng tiền ảo trở thành tiền tệ lưu hành thấp hơn, do không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức thiết bị để sử dụng tiền ảo.

    Thứ ba, do tiền ảo mang tính chất ẩn danh, nên rất dễ phát sinh các vụ lừa đảo, tội phạm công nghệ cao, rửa tiền, các tệ nạn khác liên quan.. Ngoài ra, do tiền ảo hoạt động trên không gian mạng nên rất dễ bị đánh cắp, hoặc xảy ra các vụ trộm lớn.


    [​IMG]

    Cũng chính vì thế mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức ban hành lệnh cấm các tổ chức tín dụng hoặc hệ thống ngân hàng, không được phép sử dụng Bitcoin hay bất kỳ loại tiền ảo nào khác tương tự để dùng làm tiền tệ lưu hành và thanh toán. Đồng thời, các tổ chức tín dụng này cũng không được sử dụng Bitcoin hay các loại tiền ảo tương tự khác như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng các dịch vụ, hàng hóa cho khách hàng.

    Những quốc gia cấm hoặc không xem tiền ảo như tiền tệ lưu hành

    Hiển nhiên, đi kèm với sự phát triển và bùng nổ của tiền ảo thì có rất nhiều quan điểm và thái độ của các quốc gia dành cho loại hình mới này. Có một số quốc gia, điển hình như Trung Quốc, phản ứng khá gay gắt với tiền ảo. Cụ thể, cuối tháng 9 năm 2021, Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc (PBOC) đã ban hành tất cả các hoạt động cấm liên quan đến tiền ảo, bao gồm cả sử dụng cũng như kinh doanh đầu tư bởi lý do nhằm ngăn các hoạt động tội phạm tài chính cũng như siết chặt các rủi ro đối với hệ thống tiền tệ và tài chính mà các loại tiền ảo mang đến. Trước đó, vào năm 2017, chính phủ nước này đã ban hành lệnh cấm giao dịch tiền ảo, tiền mã hóa trên toàn quốc.

    Không chỉ Trung Quốc, mà tại Cộng hòa Liên bang Nga Văn phòng Công tố Liên bang cũng ban hành các quy định, nghiêm cấm sử dụng tiền ảo cũng như Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác.

    Đồng thời, Thái Lan cũng cấm lưu hành và sử dụng tiền ảo, điển hình là Bitcoin. Ngân hàng Nhà nước của nước này cũng xác định rằng tiền ảo này không phải là một loại tiền tệ có uy tín, chính vì thế mà những việc như mua bán, sử dụng, lưu hành và thanh toán bằng tiền ảo đều bị nghiêm cấm.

    Các quốc gia chấp nhận sử dụng tiền ảo như một loại tiền tệ lưu hành

    Như đã nói ở trên, phản ứng của các nước dành cho tiền ảo rất khác nhau. Nếu như có một số quốc gia phản ứng khá gay gắt với tiền ảo, hoặc đứng ở vị thế trung lập thì cũng có nhiều quốc gia tỏ rõ vẻ ủng hộ với tiền ảo. Điển hình là El Salvador - quốc gia đi đầu trong việc chấp nhận Bitcoin như một loại tiền tệ lưu hành hợp pháp của quốc gia. Trong thời gian đầu khi vừa công bố ấy, Bitcoin nói riêng và thị trường tiền điện tử nói chung gần như đạt đến một thời kỳ tăng trưởng vượt trội chưa từng có từ trước đến nay.

    Hiển nhiên, El Salvador chỉ mới đi đầu mà thôi, ngay sau đó, các nước Mỹ Latinh cũng dần dần gia nhập vào đội ngũ chấp nhận tiền ảo như tiền tệ lưu hành. Điển hình phải kể đến các nước như El Salvador, Panama, Cuba, Venezuela, Brazil, Colombia và Argentina..

    Hướng phát triển của tiền ảo trong tương lai

    Không xét trên thị trường rộng lớn là tiền ảo trên quy mô chung của thế giới, chỉ tính tại Việt Nam thì cộng đồng crypto cũng đang ngày càng phát triển nhiều hơn, và có rất nhiều người có mong muốn rằng tiền ảo sẽ có một vị trí và được công nhận thị trường Việt Nam.

    Ngày nay thì Việt Nam đang có những ý nghĩ manh nha về việc phát triển tiền ảo và công nhận tiền ảo như một loại tài sản được bảo vệ dưới pháp luật. Cũng có nhiều câu hỏi liên quan đến việc phát triển và chấp nhận tiền ảo tại Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên hiện tại, do nhiều điều kiện liên quan đến pháp lý, cũng như đảm bảo nền an ninh mạng, an toàn mạng, thế nên việc chấp nhận tiền ảo có lẽ còn phải cần một khoảng thời gian khá dài nữa.


    [​IMG]

    Bên trên đây là một số thông tin, cũng như các tin tức xoay quanh vấn đề pháp lý và việc chấp thuận hay không chấp thuận tiền ảo ở Việt Nam. Ngoài ra, các thông tin từ phía trên có thể cung cấp cho mọi người một cái nhìn tổng quan xung quanh vấn đề tiền ảo trên toàn thế giới, bao gồm các quốc gia có phản ứng gay gắt với tiền ảo cũng như những quốc gia chấp nhận cho việc phát triển và lưu hành tiền ảo. Từ đây sẽ có nhiều ảnh hưởng và tác động đến chuyện đầu tư và kinh doanh tiền ảo.

    Từ tất cả các thông tin trên, mong rằng mọi người có thể tìm được những thông tin bổ ích để có thể phát triển, cũng như bắt tay vào việc đầu tư tiền ảo, và dần dần hướng đến một thị trường mới chấp nhận tiền ảo như một loại tiền tệ lưu hành.
     
    chiqudollThùy Minh thích bài này.
    Last edited by a moderator: 19 Tháng mười một 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...