Thụ tinh ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) là kỹ thuật điều trị vô sinh – hiếm muộn phổ biến nhất hiện nay, trong đó tinh trùng của giống đực và trứng của giống cái sẽ được thụ tinh trong phòng labo để tạo thành phôi. Sau khoảng thời gian nuôi cấy bên ngoài (thông thường khoảng 2 – 5 ngày), phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của giống cái để phát triển thành bào thai. Cùng với việc nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật thì phương thức sinh sản nảy nở của các loài động vật cũng đã xuất hiện những biến đổi. Nhà khoa học Anh Robert Edwards đã dùng máy chuyển số phôi thai của lợn Mỹ đã được thụ tinh đến Anh để tiến hành cấy ghép vào dạ con của lợn Anh. Cuộc cấy ghép này đã làm cho lợn mẹ Anh sau đó ít lâu đã đẻ được 8 chú lợn con. Những chú lợn con này đươc gọi với cái tên động vật sinh sản trong ống nghiệm. Rốt cuộc thì động vật sinh sản trong ống nghiệm là việc như thế nào? Chúng ta đều biết bò mẹ mỗi lần giao phối chỉ đẻ ra một trứng chín. Nếu như ta tiêm huyết thanh của ngựa mang thai và các loại thuốc khác cho con bò cái giống tốt thì có thể làm cho bò cái "đẻ trứng vượt số lượng". Mỗi lẫn đẻ trứng có thể đẻ ra khoảng 10 thậm chí 40 trứng chín. Sau đó chúng ta có thể thụ tinh nhân tạo cho số trứng này. Sau đó 3 - 7 ngày ta dùng dịch nuôi dưỡng nhóm chất tế bào rửa dạ con cho bò và lấy ra phôi thai chỉ có 0, 1 mm, đặt chúng vào trong ống nghiệm nuôi cấy mấy ngày. Sau đó lại qua cuộc chọn lựa gắt gao khác, những phôi thai phát dục tốt có thể lập tức cấy ghép vào dạ con của những chú bò cái bình thường. Những con chó ứng dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm chào đời ở Mỹ, mở ra hy vọng cứu các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng thông qua kỹ thuật biến đổi gene. Các nhà khoa học ở Đại học Cornell, Mỹ, cho biết 7 con chó chào đời khỏe mạnh từ 19 phôi thai cấy vào bụng một con chó cái. Hai trong số đó có mẹ thuộc giống chó săn nhỏ và bố là chó tha mồi. Những con còn lại đều sinh ra từ cặp bố mẹ là chó săn nhỏ. Từ giữa thập niên 1970, nhiều người đã cố gắng áp dụng phương pháp này trên chó nhưng không thành công ", Alex Travis, phó giáo sư ở Trường thú y thuộc Đại học Cornell, cho biết. Nhà nghiên cứu chia sẻ phát hiện sẽ mở đường cho việc bảo tồn động vật có nguy cơ tuyệt chủng bằng cách loại bỏ bệnh di truyền ở chó cũng như nghiên cứu các hội chứng gene. Để thụ tinh trong ống nghiệm, các nhà khoa học thụ tinh cho trứng trong phòng thí nghiệm để tạo ra phôi thai. Sau đó, phôi thai phải được đưa vào cơ thể một con chó cái vào đúng chu kỳ sinh sản. Những vấn đề ban đầu của việc thụ tinh được điều chỉnh bằng cách để trứng trong vòi trứng (ống nối buồng trứng với tử cung) thêm một ngày. Với sự phát triển của công nghệ biến đổi gene, các nhà khoa học có thể loại bỏ gene gây bệnh khỏi phôi thai. Nhân giống cận huyết có thể tạo ra gene khiến loài chó dễ mắc một loại bệnh nhất định." Kết hợp giữa kỹ thuật biến đổi gene và thụ tinh trong ống nghiệm, chúng tôi có thể ngăn chặn khuyết tật gene trước khi nó hình thành. Nuôi dưỡng động vật sinh sản trong ống nghiệm rất có ý nghĩa, làm như vậy chúng ta có thể cứu được một số loài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Và có thể duy trì được tính đa dạng của động vật trên địa cầu.