Đồng Tiền Quý Giá Và Lòng Rộng Lượng Mahatma Gandhi làm một cuộc hành trình đến nhiều thành phố và làng mạc để quyên góp tiền bạc cho chiến dịch dệt vải. Ông đi qua nhiều cung điện và sau đó tới vùng Orissa. Tại đây, ông tổ chức một buổi tập họp. Ông diễn thuyết và kêu gọi đóng góp cho quỹ dệt vải. Sau bài phát biểu, một người đàn bà lớn tuổi lưng còng, quần áo tơi tả, tóc bạc, da khô và nhăn nheo, đứng dậy. Bà tìm cách bước lên khán đài và yêu cầu các tình nguyện viên cho phép bà đến gần ông Gandhi. Các tình nguyện viên chặn bà lại, nhưng bà đẩy họ ra và tiến tới gần ông Gandhi. Bà chạm tay vào bàn chân của ông Gandhi. Sau đó, bà lấy ra một đồng bạc được cất giữ cẩn thận trong túi áo trong và đặt đồng bạc dưới chân ông. Sau đó bà lão rời sân khấu. Ông Gandhi cẩn thận cầm lấy đồng bạc và cất đi. Người thủ quỹ hỏi ông Gandhi về đồng bạc, nhưng ông từ chối đưa ra. Người thủ quỹ nói: "Tôi đang giữ nhiều ngân phiếu trị giá hàng ngàn đồng cho quỹ dệt vải, nhưng ông lại không tin tưởng tôi với một đồng tiền xu". Ông Gandhi trả lời: "Đồng tiền này có giá trị hơn nhiều so với tiền ngàn đó. Nếu một người có tiền vạn và ông ta chỉ cho đi một hoặc hai ngàn, điều đó không có ý nghĩa nhiều". Đúng vậy, đồng tiền này là thứ duy nhất mà người đàn bà lớn tuổi có được. Bà ta ngay cả còn không có quần áo lành lăn và dường như bà cũng không đủ ăn, nhưng bà ta đã cho đi tất cả mọi thứ bà có. Đồng bạc là món đóng góp lớn chưa từng thấy. Đó là lý do tại sao ông Gandhi cất giữ đồng bạc như vật báu. Chúng ta có thể có hàng tấn của cải, nhưng điều đó không làm cho chúng ta trở nên rộng lượng. Cho đi khi chúng ta không có gì hoặc có rất ít của cải sẽ đáng quý hơn.