Đồng hồ sinh học là gì?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi Zero, 17 Tháng hai 2020.

  1. Zero The Very Important Personal

    Bài viết:
    147
    Con người của thế kỷ 22 hướng tới mục tiêu cao hơn, xa hơn: Đó chính là con người. Con người? Bạn có thể hiểu hết ý đó không? Nôm na là khám phá hết tất tần về cơ thể con người: Gen tiềm ẩn, locut mã hóa, nhịp tuần hoàn.. và từ đó, tìm ra bí ẩn, giải đáp những cơ chế để ứng dụng vào y sinh học, tìm ra thuốc điều trị ung thư. Giới y sinh học và sinh học, công nghệ sinh học hiện nay đang ngày đêm mày mò để có thể mong muốn khám phá ra nhiều hơn nhiều hơn nữa về cơ thể con người.

    Và cuối cùng sau hơn hai mươi năm, từ khi định nghĩa "đồng hồ sinh học" xuất hiện cách đây hơn 4000 năm trước, khi đó, bạn chỉ hiểu đơn giản là sống theo nhịp sống sinh học một cách khoa học để kéo dài tuổi thọ con người. Nhưng vào năm 2017, ba giáo sư người Mỹ: Jeffrey C. Hall, Michael Rosbach và Michael W. Young, đến từ các trường đại học danh tiếng đã đưa ra một lời giải đáp khác mang ý nghĩa quyết định. Vậy ý nghĩa đó như thế nào giúp gì được cho giới y sinh học hôm nay? Như đã nói trên, đây là một khái niệm cũ nhưng ba nhà khoa học này lại được công nhận là vì đã khám phá ra được hoạt động của nhịp điệu sinh học, góp phần vào việc kiểm soát bệnh tật và khả năng thích ứng của con người đối với môi trường, sống như thế nào để tối ưu hóa hết nhịp điệu đó để con người sống thọ hơn, khỏe hơn. Bạn cùng tôi tìm hiểu sâu hơn tí nha!

    [​IMG]

    Ruồi giấm là một con vật thí nghiệm rất quen thuộc của giới này. Lần đầu tiên nó xuất hiện là trong công trình "Bản đồ gen" của Morgan, cha đẻ của ngành di truyền hiện đại. Và nó cũng là một trong sáu con vật đóng góp quan trọng vào các công trình nghiên cứu của ngành sinh học. Một lần nữa, ruồi giấm khẳng định địa vị của mình khi nhờ nhịp điệu sinh học của mình đã dẫn đường chúng ta tìm ra câu trả lời cho "đồng hồ sinh học".

    [​IMG]

    Nhịp sinh học của con người rất phức tạp. Một vài hoạt động cơ thể thì theo chu kỳ 24h như ăn, ngủ.. nhưng một vài hoạt động khác thì chỉ có chu kỳ 12h đồng hồ như: Huyết áp, não.. Dù bạn sống ở quốc gia nào, thức khuya bao nhiêu thì cơ thể bạn cũng sẽ tự động "thức giấc" vào đúng 6h sáng dù là bạn đang ngủ nhưng tất cả hệ cơ quan trong cơ thể vẫn sẽ hoạt động. Hoocmon sinh dục thì bắt đầu hoạt động từ 7h-9h sáng, vì vậy giới khoa học từng nói rằng "Quan hệ tình dục vào mỗi buổi sáng giúp bạn kéo dài tuổi họ, ít bị bệnh hơn". Và các hoạt động của hệ cơ quan khác cũng bắt đầu làm việc theo chu kỳ theo một thời gian xác định trong ngày. Nhưng những cơ chế nào giúp cho cơ thể chúng ta vận hành theo chu kỳ 12h hay 24h? Đã nghiên cứu từ những năm 1970 và kéo dài đến hôm nay thì ba vị giáo sư đã tìm ra quy luật và bộ gen kiểm soát "đồng hồ sinh học", góp phần vào kiểm soát bệnh ung thư. Đây là điều mấu chốt để công trình này được trao giải Nobel sinh học năm 2017.

    Bạn biết khái niệm "Duyên khởi" hay "Thập nhị nhân duyên" không? Vậy "đồng hồ sinh học" liệu có liên quan gì tới khái nhiệm này? "Duyên khởi" của Phật giáo dạy chúng ta rằng: Tất cả vạn vật trên thế gian này đều có quan hệ mật thiết với nhau và bị gàng buộc bởi mười hai mối nhân duyên, bao gồm: Vô minh, đến hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử. Sinh lão bệnh tử vốn là quy luật tự nhiên mà nhà Phật đã dạy, sống vô thường, lòng không sắc, hỉ ái dục tố chỉ là cát bụi về với hư không. Theo sự tích đức Phật, người đã nhận ra điều đó khi đang ngồi dưới cây bồ đề: "Cái này có nên cái kia có; cái này sinh nên cái kia sinh; cái này không nên cái kia không; cái này diệt nên cái kia diệt". Nên bạn đừng để nặng trong lòng một điều gì cả mà hãy chấp nhận buông bỏ, sống thanh tĩnh, an nhiên. Sống theo nhà Phật vốn dĩ là lối sống đẹp, sống tốt. Khi bạn đến tuổi gần đất xa trời hoặc đã từng "thập tử nhất sinh", bạn sẽ ngộ ra những gì Phật dạy là đúng.

    [​IMG]

    Nhịp sống hối hả, kéo theo con người bận rộn. Nhưng bạn đừng quên chăm lo sức khỏe bản thân, sống lành mạnh theo nhịp điệu sinh học để có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, không bệnh tật.
     
    Last edited by a moderator: 17 Tháng hai 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...