Đông - A Hùng Truyện - Nam Hoa

Thảo luận trong 'Văn Thơ' bắt đầu bởi Nam Hoa, 26 Tháng mười 2020.

  1. Nam Hoa

    Bài viết:
    19
    Đông-A hùng truyện

    Tác giả: Nam Hoa


    [​IMG]

    Giới thiệu:

    Kể chuyện xưa, thuở Đông-A

    Hào khí giữ nước ông cha lẫy lừng

    Non sông gấm vóc chúng ta đang có được ngày hôm nay, là thành quả đấu tranh xây dựng và bảo vệ của biết bao thế hệ cha ông đi trước.

    Ngót ngàn năm Bắc thuộc, nền móng tự chủ được khởi nguồn từ họ Khúc, họ Dương, để rồi nền độc lập được khai sinh kể từ Ngô Vương Quyền sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

    Từ đó về sau, gần như triều đại phong kiến nào ở dải đất phương Nam chúng ta cũng đều phải trải qua những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ phương Bắc. Nhà Tiền Lê có kháng chiến chống Tống xâm lược (năm 981) ; nhà Lý kháng chiến chống Tống xâm lược (năm 1075) ; nhà Trần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông (suốt nửa cuối thế kỷ XIII) ; nhà Hồ kháng chiến (thất bại) chống quân Minh xâm lược (năm 1407) ; nhà Hậu Lê được dựng nên sau cuộc khởi nghĩa ròng rã 10 năm chống quân Minh xâm lược..

    Trong số đó, có lẽ chói lọi nhất là 3 cuộc kháng chiến ở đầu thời nhà Trần chống quân Nguyên – Mông, đế quốc hùng mạnh nhất thế giới đương thời.

    Chắc hẳn trong số chúng ta, hầu như ai cũng đều từng đọc hoặc nghe về các giai thoại, các câu chuyện về thời kỳ hào hùng này: Nào giai thoại thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì không được họp bàn kế sách đánh giặc do chưa đủ tuổi; nào chuyện các bô lão đầu tóc bạc phơ, nắm tay rần rần hô "Đánh" ở điện Diên Hồng khi được nhà vua hỏi ý kiến khi giặc lăm le bờ cõi; nào giai thoại về anh hùng Trần Bình Trọng, thà "làm quỷ nước Nam" chứ không thèm "làm vương đất Bắc"; nào giai thoại về tướng giặc Thoát Hoan thua trận nhục nhã phải "chui vào ống đồng" cho lính kéo chạy trối chết về bên kia biên giới.. rồi những trận đánh vang dội của quân dân nhà Trần ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, và nổi bật nhất là trận Bạch Đằng năm 1288 làm tê liệt hẳn âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên.

    Đông-A hùng truyện là câu chuyện "dã sử diễn ca" về thời đại anh hùng ấy. Được phóng tác dựa trên các tình tiết của một số tiểu thuyết lịch sử, câu chuyện không đi quá sâu vào một/vài cá nhân nào, mà nặng về việc kể lại diễn biến, quá trình của 3 cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên ở đầu thời Trần, kéo dài trong suốt nửa cuối thế kỷ XIII.

    Mời các bạn theo dõi.

    (Các chú giải do người viết tìm tòi ở các tài liệu, có cả chính sử, có cả dã sử, và có cả những vấn đề được nhìn nhận dưới góc nhìn của người viết)

    Các chương của câu chuyện:

    - Chương 1: CUỘC XÂM LƯỢC CỦA QUÂN MÔNG CỔ

    - Chương 2: QUÂN TA PHẢN CÔNG, PHÁ GIẶC

    - Chương 3: NHÀ NGUYÊN XÁC LẬP, DÒM NGÓ PHƯƠNG NAM

    - Chương 4: HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN

    - Chương 5: HỘI NGHỊ BÌNH THAN

    - Chương 6: HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG, CÁC BÔ LÃO QUYẾT ĐÁNH

    YẾT KIÊU TRUNG DŨNG, CỨU CHỦ Ở BÃI TÂN



    - Chương 7: GIẶC TIẾN SÁT THĂNG LONG

    - Chương 8: ANH HÙNG TRẦN BÌNH TRỌNG

    - Chương 9: CÔNG CHÚA AN TƯ

    - Chương 10: NGHỮNG NGÀY GIAN KHỔ

    - Chương 11: TRẬN A LỖ

    - Chương 12: TRẬN HÀM TỬ

    - Chương 13: THIẾU NIÊN ANH HÙNG TRẦN QUỐC TOẢN

    - Chương 14: CHI LĂNG, THOÁT HOAN CHUI ỐNG ĐỒNG

    TÂY KẾT, TOA ĐÔ BAY THỦ CẤP

    - Chương 15: KHÚC KHẢI HOÀN LẦN 2

    - Chương 16: "NĂM NAY THẮNG GIẶC DỄ"

    - Chương 17: TRẬN VÂN ĐỒN

    - Chương 18: CHÉM PHẠM NHAN, TRIỆT ÍCH TẮC

    - Chương 19: QUÂN NGUYÊN THIẾU ĐÓI

    - Chương 20: TẨU VI THƯỢNG SÁCH

    - Chương 21: BÀY TRẬN BẠCH ĐẰNG

    - Chương 22: ÉP GIẶC VÀO RỌ

    - Chương 23: SÔI SỤC BẠCH ĐẰNG GIẾT GIẶC

    - Chương 24: ĐẤT NƯỚC THÁI BÌNH



    Các tài liệu nguồn:

    - Trần Thủ Độ & sự nghiệp nhà Trần – Ngô Văn Phú, NXB Văn học – 1995.

    - Trần Quang Khải, tể tướng thời tao loạn – Ngô Văn Phú, NXB Hội nhà văn – 2000.

    - Danh tướng Trần Hưng Đạo – Hoàng Công Khanh, NXB Văn học – 1995.

    - Yết Kiêu – Giang Hà Vị-Viết Linh, NXB Thanh niên – 2005

    Link góp ý: [Thảo luận - Góp ý] - Các tác phẩm sáng tác của Nam Hoa
     
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng mười một 2020
  2. Đăng ký Binance
  3. Nam Hoa

    Bài viết:
    19
    CHƯƠNG 1: CUỘC XÂM LƯỢC CỦA QUÂN MÔNG CỔ

    Lật xem lịch sử cha ông

    Ngày xưa thắng giặc Nguyên - Mông ba lần

    Chuyện xảy ra đầu thời Trần

    Quân Mông khi đó muôn phần hung hăng

    Vó ngựa vượt khỏi sông Hằng

    Thành Cát suýt nữa đạp bằng châu Âu

    Nhà Trần dựng nghiệp chưa lâu

    Đế quốc Mông Cổ tiến vào Trung Nguyên

    Kim diệt, Nam Tống ngả nghiêng

    Quân Mông một nhánh thọc miền Vân Nam

    Nước Đại Lý sớm đầu hàng

    Quân Mông Cổ tiến thẳng sang nước mình

    Ngột Lương Hợp Thai¹ điểm binh

    Dẫn theo ba vạn kỵ binh kiêu hùng

    (Vào năm Đinh Tỵ, cuối đông

    Nhằm năm thứ 7 Nguyên Phong triều Trần[2] )

    Thế giặc tiến mạnh muôn phần

    Các lộ biên giới dần dần lui quân

    Vua Thái Tông mới đích thân

    Đem quân chặn giặc ở gần sông Lô

    (Ở kinh, Quốc mẫu Linh Từ[3]

    Lo rút hoàng tộc, anh thư vẹn tuyền )

    Đụng trận ở Bình Lệ Nguyên[4]

    Quân Mông đóng gấp bè thuyền vượt sông

    Tướng Triệt Triệt Đô[5] tiên phong

    Không đánh trực diện, đánh vòng sườn ta

    Thái Tông voi ngự xông ra

    Thúc quân đánh giặc rất là oai phong

    Nhưng vốn thiện chiến, quân Mông

    Vẫn né trực diện, đánh vòng hậu quân

    Dẫu hậu quân rối, Lê Tần[6]

    Vẫn bình tĩnh chặn đánh quân giặc thù

    Trung quân giặc vượt sông Lô

    Dồn sang lớp lớp tự hồ sóng hung

    Quân Trần bị ép vào thung

    Vẫn đánh quyết liệt anh hùng hiên ngang

    Sáu lộ quân Thái Tông mang[7]

    Bung ra chiến đấu chẳng màng tiếc thân

    Tần khuyên vua hãy lui quân

    Tránh thế giặc mạnh, lực quân bảo toàn

    Đúng lúc, Cự Chích[8] tử thương

    Quân giặc ào lại tính đường hại vua

    Tên giặc bắn tới như mưa

    Lê Tần múa mộc xông bừa ra che

    Thái Tông lệnh rút quân về

    Tần đi chặn hậu, trổ khoe oai thần

    Quân Mông Cổ khiếp sợ Tần,

    Quân ta vừa kịp rút dần về sau

    Vượt qua ngã ba sông Cầu

    Giặc vẫn đuổi rát phía sau ào ào

    Tần bèn cho phá cầu phao

    Quân ta rút hết, giặc vào Thăng Long

    Lúc này thành trống, nhà không

    Dân tình rút hết ra vùng ngoại vi

    Tể tướng Nhật Hiệu rút đi

    Bị giặc truy đuổi, Hiệu thì sợ run

    Gặp vua vẫn sợ mất khôn

    Tính chuyện "nhập Tống" bảo tồn tấm thân[9]

    * * *

    1. Ngột Lương Hợp Thai :(Uriyangqatai) – viên dũng tướng Mông Cổ từng tham gia đánh chiếm các nước Kim, Đức, Ba Lan, Ả Rập, Đại Lý. Cha của Uriyangqatai là Subotai (Tốc Bất Đài), một trong "Tứ dũng" của Thành Cát Tư Hãn. Uriyangqatai và con trai là Aju được xếp vào hàng công thần thứ 3 của nhà Nguyên.

    2. Cuối năm 1257

    3. Quốc mẫu Linh Từ: Bà Trần Thị Dung, vợ Thái sư Trần Thủ Độ. Bà và Trần Thủ Độ vốn là chị em họ con chú bác. Trước đây bà được gả cho vua Lý Huệ Tông và sinh được 2 con gái, trong đó con gái lớn gả cho Trần Liễu, con của Trần Thừa anh ruột bà. Con gái thứ hai của bà với vua Lý Huệ Tông về sau được truyền ngôi – tức là vua Lý Chiêu Hoàng, nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử nước ta – rồi được gả cho Trần Cảnh, là em ruột Trần Liễu, và sau đó là cuộc chuyển giao ngôi báu từ nhà Lý sang nhà Trần dưới sự sắp đặt của Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung (Lý Chiêu Hoàng 7 tuổi nhường ngôi cho chồng Trần Cảnh 8 tuổi). Nhà Trần xác lập, Lý Huệ Tông sau đó bị Trần Thủ Độ ép phải chết, Trần Thị Dung và Trần Thủ Độ lấy nhau. Trần Thủ Độ được phong Thái sư, vợ ông được phong Linh Từ Quốc mẫu.

    4. Bình Lệ Nguyên: được cho là nằm tại xã Tam Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay.

    5. Triệt Triệt Đô :(Cacakdu) viên tướng Mông Cổ, sau trận này đã tự sát vì bị Ngột Lương Hợp Thai trách tội không bắt được vua Trần.

    6. Lê Tần: Danh tướng thời Trần, sau cuộc kháng chiến chống Mông Cổ được vua Trần ban tên Lê Phụ Trần và gả công chúa Chiêu Thánh (vốn là vua Lý Chiêu Hoàng triều Lý, vợ cũ vua Trần Thái Tông. Vì ở với nhau lâu không có con, nên Trần Thủ Độ ép vua Thái Tông lập vợ của Trần Liễu – cũng là chị ruột của Chiêu Thánh – đang có thai 3 tháng làm hoàng hậu và giáng Chiêu Thánh từ hoàng hậu xuống thành công chúa Chiêu Thánh).

    7. Sáu lộ quân: là các quân Thiên Thuộc, Thiên Chương, Thánh Dực, Chương Thánh, Thần Sách, Củng Thần - toàn bộ quân chủ lực nhà Trần lúc đó.

    8. Phạm Cự Chích: Tướng nhà Trần, hy sinh khi cản hậu cho đại quân của vua Thái Tông rút lui trong trận Bình Lệ Nguyên.

    9. Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ, quyển V chép: Thế giặc rất mạnh, vua lại phải lui giữ sông Thiên Mạc. Phụ Trần theo vua bàn những việc rất cơ mật, rất ít người biết được điều đó. Vua ngự thuyền nhỏ đến thuyền Thái úy Nhật Hiệu hỏi kế sách (chống giặc). Nhật Hiệu đương dựa mạn thuyền, cứ ngồi chứ không đứng dậy nổi, chỉ lấy ngón tay chấm nước viết hai chữ "nhập Tống" lên mạn thuyền. Vua hỏi quân Tinh Cương ở đâu? (Tinh Cương là quân do Nhật Hiệu chỉ huy). Nhật Hiệu trả lời: "Không gọi được chúng đến".


    (Còn tiếp)
     
    Thiên Túc thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng mười 2020
  4. Nam Hoa

    Bài viết:
    19
    CHƯƠNG 2: QUÂN TRẦN PHẢN CÔNG, PHÁ GIẶC

    [​IMG]

    ..

    Tể tướng Nhật Hiệu rút đi

    Bị giặc truy đuổi, Hiệu thì sợ run

    Gặp vua vẫn sợ mất khôn

    Tính chuyện "nhập Tống" bảo tồn tấm thân

    Vua giận lắm, nhưng phân vân

    Tiếp tục tìm đến hỏi Trần Thái sư
    [10 ]

    Trần Thủ Độ giận, hầm hừ:

    "
    Tể tướng sợ chết, hèn như vậy à?

    Khi nào đầu Thủ Độ ta

    Chưa rơi xuống đất, Quan gia [ 11 ] khỏi bàn "

    Vua nghe, lòng lại thấy an

    Bèn cùng tả hữu lo bàn quân cơ.


    Giặc đóng quân dọc sông Lô

    Cướp phá, vơ vét xác xơ cả miền

    Dân ta không để giặc yên

    Đánh du kích, giặc sợ điên tức cuồng

    Vua lui về mạn Thiên Trường

    Họp với các tướng, tính đường phản công

    Tần bàn: "Giặc ở Thăng Long

    Muốn đánh, mở rộng đất Mông phía này

    Tạo thế gọng kìm bao vây

    Diệt nhà Nam Tống, lấp đầy Trung Nguyên

    Nhưng nay tình thế biến thiên

    Kẹt ở đây, sợ mất miền Vân Nam

    Chúng đang tiến thoái lưỡng nan

    Lúng túng phương lược, họp bàn không xong

    Nếu giờ ta tổng phản công

    Chắc chắn chúng bỏ Thăng Long chạy về "

    Vua và Thủ Độ bèn nghe

    Hợp quân thủy - bộ tiến về kinh đô

    Nghi binh Thiên Mạc, Mạn Trù

    Thủy trại cờ xí toàn bù nhìn rơm

    Khiến giặc khinh địch, coi thường

    Quân ta sáu đạo chia đường về kinh.

    Vua thân nắm đạo thủy binh

    Ngược sông Hồng tiến sát mình Thăng Long

    Đổ bộ hữu ngạn sông Hồng

    Thánh Dực, Thần Sách đánh Đông Bộ Đầu [12 ]

    Quân giặc vỡ trận rất mau

    A Truật [13 ] phò mã thua đau Thạch Bàn

    Khánh Dư thúc quân đánh tràn

    Ba mũi công phá, giặc tan, máu nhoè

    Ngột Lương Hợp Thai im re

    Vội vàng ra lệnh rút về Vân Nam

    Quân giặc ba vạn kéo sang

    Ba phần còn một, tan hoang chạy về

    Qua vùng Quy Hóa sơn khê

    Hà Bổng chặn đánh, thêm bề tả tơi.

    Qua ngày ông Táo về trời

    Quân dân nô nức lại dời về kinh

    Ăn Tết Mậu Ngọ linh đình

    Quét sạch giặc dữ, thái bình yên vui

    Thưởng công, phạt tội từng người

    Lê Tần công lớn được ngồi gần vua

    Lại đem Chiêu Thánh gả cho [14 ]

    Cả nước đón Tết ấm no mọi nhà

    Tháng Hai có chiếu ban ra:

    " Giặc vừa bại trận, nhưng mà chưa thôi

    Nay Đức vua sẽ nhường ngôi

    Để Thái tử Hoảng được ngồi lên ngai

    Lo dần công việc lâu dài "

    Thái Tông lui lại, ở vai Thượng hoàng

    Đất nước sạch bóng sài lang

    Nhà nhà yên ấm, mùa màng bội thu

    Trước dã tâm của giặc thù

    Triều đình cảnh giác, cương - nhu nhịp nhàng


    Trần Nhật Duật trấn Đà Giang

    Quốc Khang, Quang Khải vào Hoan, Diễn rồi


    Đinh Sửu [15 ] , Thái Tông về trời

    Thánh Tông năm tiếp[ 16 ] về ngôi Thượng hoàng

    Nhân Tông tiếp quản ngai vàng

    Hưng Đạo Vương trấn An Bang, Vân Đồn

    Chẳng bao lâu, trận Nhai Sơn [17 ]

    Vua Tống bại trận, ngậm hờn tuẫn thân

    Từ Tể tướng đến quan quân

    Trầm mình tuẫn tiết, muôn phần bi thương

    * * *
    10. Trần Thái sư: chỉ Trần Thủ Độ, lúc đó đang mang chức Thái sư. Tuy nhiên lúc này ông đã lớn tuổi (khoảng 65 tuổi) nên không thân chinh cầm quân ra trận nữa.

    11. Quan gia: cách gọi của quần thần với vua Trần

    12. Đông Bộ Đầu: có nghĩa là bến sông phía Đông (của kinh thành Thăng Long) – là một địa điểm nổi tiếng, đã được các nhà sử học xác định là khu vực chùa Hòe Nhai, phố Hàng Than hiện nay, dựa trên các tài liệu chính sử và văn bia tại chùa Hòe Nhai.

    13. A Truật: (Aju) viên tướng Mông Cổ - con trai Ngột Lương Hợp Thai, là cháu nội của Tốc Bất Đài – từng là chủ soái chỉ huy cuộc tấn công của quân Mông Cổ diệt Nam Tống. Aju chính là vị tướng trực tiếp hạ thành Tương Dương và Phàn Thành bên nước Tống, đẩy nhà Nam Tống vào con đường diệt vong.

    14. Chiêu Thánh: T ức công chúa Chiêu Thánh, cũng là vị vua cuối cùng của triều Lý – Lý Chiêu Hoàng – là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam. Sau khi bị Trần Thủ Độ đạo diễn cưới Trần Cảnh và sau đó nhường ngôi cho chồng lúc mới 7 tuổi, bà được vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) phong làm Chiêu Thánh Hoàng hậu.

    Năm 1237 (bà 19 tuổi) do lâu không có con với vua nên bị (Thủ Độ ép vua) phế truất xuống thành Chiêu Thánh công chúa. Người kế vị ngôi hậu lại chính là chị ruột của bà (và đang là vợ của anh ruột vua), sau này sinh ra vua Thánh Tông, Trần Quang Khải.

    Năm 1258, ở tuổi 40, bà được gả cho Lê Phụ Trần và có với ông 2 người con (trong đó có thuyết nói danh tướng anh hùng Trần Bình Trọng chính là con trai bà – nhưng không chứng minh được rõ ràng). Bà mất năm 1278.

    15 . Đinh Sửu :(Năm 1277) vua Trần Thái Tông mất.

    16. Năm 1278: Trần Thánh Tông nhường ngôi cho con là Thái tử Khâm – vua Trần Nhân Tông.

    17. Trận Nhai Sơn: là trận hải chiến diễn ra vào ngày 19/3/1279 trên vùng biển ngoài khơi Nhai Môn, Quảng Đông. Dù chỉ có lực lượng bằng một phần mười đối phương, quân Nguyên đã đánh bại hoàn toàn quân Tống, trận chiến khiến cho hơn 100.000 binh lính, quan lại của nhà Tống thiệt mạng trong đó có ông vua cuối cùng của nhà Tống, do phụ chính đại thần Lục Tú Phu ôm theo nhảy xuống biển tự vẫn.

    Trận Nhai Sơn đã đánh dấu sự diệt vong của nhà Tống và hoàn thành quá trình chinh phục Trung Hoa của người Mông Cổ.


    (còn tiếp)
     
    Thiên Túc thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng mười 2020
  5. Nam Hoa

    Bài viết:
    19
    CHƯƠNG 3: NHÀ NGUYÊN XÁC LẬP, DÒM NGÓ PHƯƠNG NAM

    ..

    Chẳng bao lâu, trận Nhai Sơn

    Vua Tống bại trận, ngậm hờn tuẫn thân

    Từ Tể tướng đến quan quân

    Trầm mình tuẫn tiết, muôn phần bi thương


    Nhà Nguyên xác lập, hùng cường

    Diệt xong Nam Tống, tìm đường đánh ta.

    Biết là thống nhất Trung Hoa

    Nhà Nguyên tất sẽ nhòm qua nước mình

    Trước sau, hạch sách linh tinh,

    Nhân Tông bèn phái chú mình sang Nguyên

    Đem cống lễ vật khắp miền

    Nhún mình xuống trước để xin hiếu hòa

    Nhà Nguyên mua chuộc sứ ta

    Phong Trần Di Ái[18 ] được là Quốc vương.

    Di Ái bạc nhược tầm thường

    Lê Tuân, Lê Mục cũng phường tham vinh

    Ham vinh, phản bội nước mình

    Quân Nguyên hộ tống linh đình về Nam.

    Biết tin Di Ái vì tham

    Làm nhục mệnh chúa, can làm tay sai

    Triều đình sắp đặt an bài

    Phục binh bắt gọn hết loài Việt gian

    Vua Nguyên càng lúc càng ngang

    Quán dịch[19 ], sứ bộ mở mang thêm nhiều

    Sứ Nguyên nghênh ngang vào triều

    Quân Nguyên đốn gỗ đóng nhiều thuyền to

    Lý Hằng[20 ], Lý Quán, Toa Đô

    Cùng với Ô Mã[21 ] chực chờ vùng biên

    Quân dân ta khắp mọi miền

    Sẵn sàng chuẩn bị kết liên mọi nhà.

    Tên sứ giặc Sài Thung qua

    Nghe Ái bị bắt, nạt ta đủ điều

    Thượng tướng Quang Khải[22 ] nghênh chiêu

    Thung nằm quán dịch đến chiều không ra

    Hưng Đạo Vương giả sư già

    Thung tưởng gián điệp[23 ], bèn ra mời vào

    Ân cần đón tiếp, mời chào

    Vương bèn cười nói: "Tôi nào phải sư"

    Sài Thung ngượng, mặt đỏ dừ

    Giở giọng quát nạt y như thằng khùng

    Hưng Đạo Vương đáp ung dung

    Cương - nhu kín kẽ, làm Thung tịt ngòi

    Lính Thung lấy mũi tên chòi

    Đầu Vương chảy máu, vẫn ngồi an nhiên[24 ]

    Thung sợ, về lại nước Nguyên

    Kéo theo phẩm vật qua miền biên cương

    Gặp phải viên tướng địa phương

    Đón sứ, bị đánh giữa đường khi xưa[25 ]

    Thấy Thung phẩm vật vét vơ

    Uất hận ngùn ngụt, bắn bừa một tên

    Thung ôm mắt trái thét lên

    Được lính hộ vệ, đeo tên chạy về.

    Hai vua chiều ấy xuống ghe

    Cùng Trần Quang Khải xuôi về An Bang

    Gặp Trần Hưng Đạo họp bàn

    Tính kế khi giặc sắp tràn biên cương.

    * * *

    18. Trần Di Ái: Thực tế là chú họ vua Thánh Tông. Năm 1281 nhà Nguyên đòi vua Nhân Tông sang chầu, nhà Trần kiếm cớ từ chối và cử Ái "là chú vua" đi thay.

    19. Quán dịch: Là các nhà trạm do nhà Nguyên (ngang nhiên đòi) dựng lên ở nhiều nơi trên đất Đại Việt, để bọn sứ Nguyên có chỗ ăn nghỉ khi sang sứ nước ta.

    20. Lý Hằng: Viên đại tướng xuất sắc của nhà Nguyên, người Đảng Hạng (Tây Hạ.

    21. Toa Đô (Sagotu), Ô Mã Nhi (Omar) : Các viên dũng tướng Mông Cổ trong triều Nguyên. Triều Nguyên do người Mông Cổ lập nên ở Trung Hoa sau khi diệt nhà Tống, nên trong triều cũng như trong quân đội, có cả các quan, tướng người Hán và "người Mông Cổ" - bao gồm cả người các dân tộc Trung Á khác, như Ô Mã Nhi là người vốn có gốc gác từ đế quốc Khwarezm (phiên âm tiếng Hán là "Hoa Thích Tử Mô", ngày nay là Uzbekistan)

    22. Thượng tướng Quang Khải: Chiêu Minh Vương Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải.

    - Chiêu Minh Vương (sau được phong là Chiêu Minh Đại Vương) là tước phong của triều đình;

    - Thượng tướng Thái sư là chức vụ tại triều đinh.

    Tước phong và chức vụ trong triều đình là hai việc độc lập với nhau. Có nhiều người có tước phong, nhưng không mang chức vụ gì (không tham gia vào bộ máy điều hành đất nước). Ví dụ Hưng Đạo (Đại) Vương Trần Quốc Tuấn, ông mang tước rất cao (Đại Vương), nhưng lại không tham gia triều chính nên không có chức vụ gì trong triều. Năm 1283, Trần Quốc Tuấn được phong Quốc Công, tiết chế thống lĩnh quân đội toàn quốc.

    Tuy Quốc Công ở đây là một chức danh, tuy nhiên đối với Trần Quốc Tuấn, nó là chức danh tạm thời, ông chỉ là "nguyên soái" tạm thời trong cuộc chiến. Vì chức nguyên soái thực tế của nhà Trần là chức "Thượng tướng quân" (Trần Quang Khải). Trần Hưng Đạo tuy "thống lĩnh quân đội toàn quốc" nhưng không trực tiếp ra lệnh cho Thượng tướng Trần Quang Khải được (ông phải "xin vua sai Quang Khải đem quân vào đóng ở Nghệ An" – theo Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục).

    23. Thời đó nhà Nguyên thường phái lực lượng gián điệp sang Đại Việt, Chiêm Thành thể dò la thu thập tin tức, lực lượng này thường được núp dưới vỏ bọc các nhà sư.

    24. Tương truyền, sau khi biết được Hưng Đạo Vương giả sư để lừa được Sài Thung ra tiếp chuyện, lính của Thung nấp sau lưng Vương, lấy mũi tên nhọn chích vào đầu Vương trong lúc Vương và Thung đang nói chuyện. Tuy bị tên chọ chảy máu đầu, nhưng sắc mặt Vương hoàn toàn bình thản, vẫn đối đáp với Thung như không có chuyện gì.

    25. Chuyện kể rằng, Sài Thung sang sứ nước ta rất hống hách. Vào Thăng Long, y ngông nghênh đi thẳng vào cửa chính Dương Minh – là cửa chỉ dành cho vua đi – mà không chịu đi lối cửa Nhật Tân và Văn Hội hai bên. Viên tiểu tướng canh cửa Dương Minh xông ra cản lại, liền bị Thung ngồi trên lưng ngựa rút roi quất vào đầu chảy máu. Tuy nhiên vì chủ trương triều đình khi đó là hết sức nhún nhường nên Thung vô sự.

    (còn nữa)
     
    Thiên Túc thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng mười 2020
  6. Nam Hoa

    Bài viết:
    19
    CHƯƠNG 4: HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN

    [​IMG]


    ..

    Hai vua chiều ấy xuống ghe

    Cùng Trần Quang Khải xuôi về An Bang

    Gặp Trần Hưng Đạo họp bàn

    Tính kế khi giặc sắp tràn biên cương.

    (Hưng Đạo với Chiêu Minh Vương

    Đại diện hai nhánh, vừa thương, vừa kình

    Thương, vì ruột thịt gia đình

    Kình, vì sự biến ở kinh năm nào[26]

    Gặp khi vận nước lao đao

    Cả hai tìm cách gỡ rào cản xưa

    Ngày nọ, trời lạnh, lại mưa

    Hưng Đạo Vương lại kinh sư họp bàn

    Xong xuôi, Quang Khải ghé sang

    Thuyền của Vạn Kiếp đang ràng bên sông

    Hai người bàn tiếp việc chung

    Mải mê việc nước mà không ngó giờ

    Cuối ngày, trời vẫn lạnh mưa

    Hưng Đạo thấy vậy mới đưa mấy lời:

    "Mấy khi Thượng tướng ghé chơi

    Lại bàn việc nước, giúp tôi tỏ tường

    Nhân trời mưa lạnh bất thường

    Nước thơm đã nấu, xin đừng chấp nê

    Mình mẩy cáu bẩn hết kìa

    Xin mời vào tắm, để về thơm tho"

    Nói rồi, không đợi không chờ

    Nắm tay Quang Khải và đưa vào phòng

    Tự tay giội nước, chà lưng

    Nước nóng nấu lá thơm lừng bốc lên

    - Hưng Đạo thích tắm thường xuyên

    Quang Khải vốn ngại tắm nên rất lười -

    Hưng Đạo giội nước và cười:

    "Hôm nay được tắm cho ngài Thái sư"

    Quang Khải cũng mới vui đùa:

    "Được Quốc công tắm rửa cho sạch rồi"

    Thế là từ đó hai người

    Rũ bỏ hiềm khích, sánh vai thân tình

    Người gánh vác việc triều đình

    Người lo bao quát tình hình biên cương[27] )

    Lại nói về Hưng Đạo Vương

    Binh pháp, trận thế, đao, thương gồm tài

    Thao lược có một không hai

    Môn khách, gia tướng, toàn người giỏi giang

    Từ Vạn Kiếp đến An Bang

    Chí Linh, đến Lục Đầu Giang sóng tràn

    Quân tinh nhuệ, dân an khang

    Thủy - bộ luyện tập không màng nắng mưa

    Hán Siêu lo việc giấy tờ

    Yết Kiêu, Dã Tượng quân cơ hơn người

    Yết Kiêu nổi tiếng tài bơi

    (Tên Phạm Hữu Thế, gốc người Hải Đông[28]

    Nhà nghèo, chài lưới trên sông

    Bơi lặn rất giỏi, cá không hơn nhiều

    Tương truyền, vào một buổi chiều

    Ông về nhà, xách theo nhiều cá tôm

    Bỗng ngang qua bãi đầu thôn

    Có 2 trâu trắng đang gồng húc nhau

    Chúng ghì sừng húc rất lâu

    Quần thảo tới tối lúc nào không hay

    Tiện có đòn ống trong tay

    Ông xông vào quật cả hai trâu này

    Hai trâu bị quật mấy tay

    Phi xuống sông, biến mất ngay thình lình

    Biết cặp trâu đó rất linh

    Thấy trên đòn ống của mình dính lông

    Ông bèn đem nuốt vào lòng

    Thế là từ đó sức ông phi thường

    Bơi lặn như đi trên đường

    Vài ngày dưới nước là thường với ông

    Có cơ duyên gặp Quốc Công

    Ông mê đánh giặc, một lòng xin theo

    Được ban tên mới: Yết Kiêu

    Tham gia chinh chiến lập nhiều chiến công)

    Dã Tượng là bạn của ông

    Hai người phò tá Quốc Công tuyệt vời

    Yết Kiêu giỏi lặn, tài bơi

    Dã Tượng, sức khỏe như voi trên rừng

    Phạm Ngũ Lão cũng anh hùng

    Tinh thông võ nghệ, giỏi dùng binh thư

    (Người làng Phù Ủng ngày xưa

    Chí khí, khảng khái, không ưa thủ thường

    Một lần, đan sọt bên đường

    Mải nghĩ đến việc quê hương an bình

    - Khi đó gặp lúc tình hình

    Việt – Nguyên đang lúc việc binh căng dần -

    Bỗng trên đường có toán quân

    Trảy ngang Phù Ủng, đến gần chàng trai

    Mải nghĩ, mọi việc ngoài tai

    Chàng vẫn yên lặng, miệt mài tay đan

    Lính quát tháo, dẹp đường quan

    Chàng trai vẫn cứ ngồi đan bên đường

    Người lính bèn rút cây thương[29]

    Đùi bị đâm trúng, vẫn dường như không

    Nhận thấy có sự lạ lùng

    Vị quan ra hiệu quân dừng, xuống xem

    Lúc này chàng mới ngửng lên

    Nhận ra Hưng Đạo Vương, bèn cúi thưa:

    "Lỡ không biết Đức ông qua,

    Thần, Phạm Ngũ Lão vốn là nông dân

    Ngèo không đất ruộng làm ăn

    Đành hành nghề bán sọt đan kiếm tiền

    Nay đang mải nghĩ liên miên

    Về binh thư đến mức quên chuyện ngoài

    Nên lỡ mạo phạm đến ngài

    Xin được xá tội, mong ngài thể cho"

    Hưng Đạo vương thấy khôi ngô

    Hỏi thêm, lại thấy binh thư thông tường

    Bèn sai lính dịt vết thương

    Đem chàng theo với lính Vương về triều

    Về sau, chàng lập công nhiều

    Hưng Đạo tiến cử vào triều làm quan


    Trải dài qua mấy triều Trần

    Song toàn văn võ, tiếng lành ngàn thu)

    * * *

    26. Sự biến năm 1237: Khi Trần Thủ Độ ép Thái Tông Trần Cảnh lấy vợ của anh là Trần Liễu (đang có mang 3 tháng), khiến Liễu uất ức nổi loạn ở sông Cái. Vụ việc bất thành, tuy nhiên Thái Tông vẫn hết sức bảo vệ anh mình khỏi bị Trần Thủ Độ (là chú của 2 anh em) giết hại. Liễu là con trưởng của Trần Thừa, Cảnh là con thứ, ngai vàng cuối cùng lại nằm ở ngành thứ.

    Đến đời thứ hai, các con của Thái Tông và Trần Liễu, không kể Trần Quốc Khang mang danh là con trưởng của Thái Tông nhưng thực tế lại là con của Trần Liễu, tiếp đến là Trần Hoảng ngồi trên ngai vàng (vua Trần Thánh Tông), thì Trần Quang Khải có thể coi là gương mặt tiêu biểu của ngành thứ, khi ông gánh vác các chức vụ quan trọng nhất của triều đinh. Bên ngành trưởng, Tuệ Trung Thượng Sỹ Trần Tung cũng là bậc kiệt hiệt, nhưng ông lại theo con đường tu hành, giặc đến thì cầm quân đánh giặc, giặc tan lại trở về với sách thiền, cho nên Trần Quốc Tuấn trở nên gương mặt trụ cột của ngành trưởng. Hiềm khích của cha chú không thể nói không ảnh hưởng đến các con, giữa Trần Quang Khải và Trần Quốc Tuấn trước đó cũng rất giữ ý với nhau, chứ không thân thiết, dù họ là anh em họ rất gần.


    27. Về giai thoại này, Đại Việt sử ký toàn thư chép: Một hôm, Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp tới, Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Lại Quang Khải vốn sợ tắm gội, Quốc Tuấn thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Quang Khải:

    "Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm", rồi cởi áo Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói:

    "Hôm nay được tắm cho Thượng tướng".

    Quang Khải cũng nói:

    "Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho".

    Từ đó, tình nghĩa qua lại giữa hai người càng thêm mặn mà. Bản thân làm tướng văn, tướng võ, giúp rập nhà vua, hai ông đứng hàng đầu.

    28. Quê Yết Kiêu ở là làng Hạ Bì, Gia Lộc, Hải Dương. Thời Trần thì đất Hải Dương có lúc mang tên Hải Đông.


    29. Thương: Nguyên bản trong giai thoại là cây giáo.

    (còn nữa)
     
    Thiên Túc thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng mười một 2020
  7. Nam Hoa

    Bài viết:
    19
    CHƯƠNG 5: HỘI NGHỊ BÌNH THAN

    [​IMG]

    ..

    Về sau, chàng lập công nhiều

    Hưng Đạo tiến cử vào triều làm quan

    Trải dài qua mấy triều Trần

    Song toàn văn võ, tiếng lành ngàn thu)


    Hưng Đạo Vương gác chuyện tư[ 30 ]

    Một lòng vì nước, không từ gian nan

    Khi giặc sắp sửa kéo sang

    Vua mở Hội nghị Bình Than - Lục Đầu

    Tập trung tướng tá, vương hầu

    Bàn kế chống giặc, trước sau rõ ràng.

    Quốc Toản xuống bến Bình Than

    Nằng nặc đòi được vào bàn quân cơ

    Lính canh giữ lại trên bờ

    Quốc Toản không chịu, la to đòi vào

    Vua nghe trên bến lao xao

    Bèn truyền cho lính gác vào trình tâu

    Khi biết chuyện Hoài Văn Hầu

    Vua khen ngợi Toản, xoa đầu thưởng cam

    (Trên bờ, Toản vẫn hầm hầm


    Tay bóp nát mất quả cam lúc nào.

    Bèn về may ngọn cờ đào

    Chiêu mộ trai tráng, sung vào đội quân

    "Phá cường địch, báo hoàng ân"

    Cờ thêu sáu chữ, luyện quân miệt mài ).

    Bình Than, trước buổi thứ hai

    Vua đang đứng ngắm sông dài mênh mang

    Chợt thấy một chiếc thuyền nan

    Vun vút lướt sóng, chất than củi đầy

    Một trung niên, dáng cao gầy

    Nón tơi, áo chẽn ngắn tay trên thuyền

    Vua chợt nhận thấy quen quen

    Trong lòng nghi hoặc, bèn truyền đuổi theo

    Thuyền than vẫn lướt vèo vèo

    Ông lão ngoái đáp: "Tôi theo nghề này


    Bán than kiếm sống qua ngày

    Vương hầu hội họp, tôi hay biết gì ?"

    Vua nghe khẩu khí càng nghi

    Không phải quý tộc, chắc gì dám ngang?

    Bèn truyền, đòi chủ thuyền than

    Thấy: Dáng vàng võ, phong trần hằn sâu

    Nhưng ẩn bên dưới tóc râu

    Là vẻ quắc thước vương hầu kinh sư

    Còn ai khác Trần Khánh Dư

    Năm xưa bị tội, ẩn cư nơi này

    Bán than kiếm sống qua ngày

    (Xưa, Khánh Dư cũng là tay lẫy lừng


    Đinh Tỵ, thắng trận tưng bừng [ 31]


    Được ghi công lớn khi mừng chiến công

    Sau, lại mắc tội tư thông

    Với vợ Quốc Nghiễn [32] , lúc ông vắng nhà

    Vua bắt tội, chiếu ban ra:

    Dùng gậy đánh chết, mới là đáng thân.

    Nhưng nghĩ, Dư cũng công thần

    Bèn dặn chấp pháp có phần nương tay

    Đánh cho đau, ốm chục ngày

    Cắt hết quan tước, đuổi ngay khỏi thành

    Dư bèn về lại Chí Linh

    Vốn là đất của cha mình [33] khi xưa


    Đất ấy đồn trại lưa thưa

    Bổng lộc cũng ít, chẳng vừa đủ ăn

    Đích thân Dư phải ủ than

    Tình cờ hôm ấy đi ngang Lục Đầu )


    Gặp Dư, vua cũng ngẹn ngào

    Dư khóc, phục xuống lạy chào hai vua

    Nhân Tông bèn xá tội xưa

    Lại cởi áo ngự để đưa Dư choàng

    Cho vào hội nghị họp bàn

    (Xưa nay Dư vốn dọc ngang Vân Đồn )

    Khánh Dư phát biểu hùng hồn

    Bàn việc quân thuỷ, thiệt hơn rạch ròi:

    "Nước ta chằng chịt sông ngòi

    Quân thủy cơ động, tiến lui thần tình,

    Lại nên phòng mặt Chiêm Thành

    Đề phòng Nguyên sẽ đánh quành trở lên"

    Giọng Khánh Dư vẫn vang rền

    Gian khổ vẫn giữ được nền tảng xưa.

    Quả nhiên, Dư tính không thừa

    Thông tin mật báo: Nguyên vừa khởi binh

    Toa Đô đi đánh Chiêm Thành

    Tạo gọng kìm đánh nước mình phía sau

    Nhâm Ngọ
    [ 34] , từ đất Quảng Châu

    Thủy quân Nguyên kéo đánh vào đất Chiêm.

    Chiêm Thành quân kỷ rất nghiêm

    Toa Đô đánh mãi, xin thêm quân nhà

    Viện binh vạn rưỡi kéo qua

    Gặp cơn bão biển, tan ra muôn đường [
    35]

    Toa Đô khốn đốn vô phương,

    Tiến vào Ô - Lý, gần đường Nghệ An

    (Thực ra, khi đó Quốc Khang


    Ngầm gửi lương thảo giúp sang Chiêm Thành [ 36] )

    Giặc đóng quân sát nước mình

    Đốn gỗ dựng thành, cướp phá thảo lương

    Quan trấn thủ Tĩnh Quốc Vương

    Điều binh án ngữ, chặn đường vùng biên

    * * *

    30. Cha Hưng Đạo Vương là Trần Liễu, anh ruột vua Thái Tông (Trần Cảnh). Năm 1237 Thái Tông ở ngôi đã 19 năm mà không có con (với hoàng hậu Chiêu Thánh), Trần Thủ Độ ép Thái Tông phế truất Chiêu Thánh, lại lập chị của Chiêu Thánh – là vợ của Trần Liễu đang mang thai 3 tháng – làm hoàng hậu. Liễu phẫn uất nổi loạn, nhưng sớm thất bại. Trần Thủ Độ muốn giết Liễu, nhưng vua Thái Tông ra sức che chở cho anh mình.

    Tương truyền, trước khi mất, Trần Liễu dặn Trần Quốc Tuấn phải cướp lại ngôi báu, và "Quốc Tuấn nghe, nhưng không cho là phải"

    31. Đinh Tỵ (năm 1258) : Chiến thắng quân Mông Cổ (lần 1)

    32. Hưng Vũ Vương Quốc Nghiễn: Là con trai Hưng Đạo Vương. Sử chép rằng Khánh Dư thông gian với vợ Nghiễn, vua ngại Hưng Đạo Vương nên phạt tội Dư rất nặng.

    33. Một số tài liệu sử cho rằng Trần Khánh Dư là con của Nhân Thành Hầu Trần Phó Duyệt, mà Trần Phó Duyệt lại là con của Thái sư Trần Thủ Độ, tức Khánh Dư là cháu nội của Trần Thủ Độ. Tuy nhiên việc này chưa được chứng minh rõ ràng, chỉ mang tính dã sử.

    Trần Khánh Dư là danh tướng triều Trần, sống và làm quan dưới nhiều triều vua Trần. Tương truyền, ông là người vinh dự được viết lời tựa cho cuốn Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, trong đó có đoạn: "Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận. Người giỏi bày trận thì không cần phải đánh. Người giỏi đánh thì không thua. Người giỏi, thua thì không chết." Ông là một trong số 4 danh tướng triều Trần được nhắc đến trong số 16 danh tướng từ thời Lý đến thời Lê sơ – trong Lịch triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú. 4 vị tướng triều Trần gồm: Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão.

    34. Nhâm Ngọ :(Năm 1283) cuối năm Toa Đô xuất quân

    35. Việc này diễn ra tháng 3/1284

    36. Một số tài liệu chép rằng, trong chiến dịch này, phía Đại Việt đã gửi 2 vạn quân chủ lực cùng 500 chiến thuyền sang giúp Chiêm Thành cầm chân quân Nguyên, gián tiếp tạo sự an toàn từ phía Nam cho Đại Việt.


    (còn nữa)
     
    Thiên Túc thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng mười một 2020
  8. Nam Hoa

    Bài viết:
    19
    CHƯƠNG 6: HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG, CÁC BÔ LÃO QUYẾT ĐÁNH

    YẾT KIÊU TRUNG DŨNG, CỨU CHỦ Ở BÃI TÂN


    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    * * *

    Giặc đóng quân sát nước mình

    Đốn gỗ dựng thành, cướp phá thảo lương

    Quan trấn thủ Tĩnh Quốc Vương

    Điều binh án ngữ, chặn đường vùng biên

    Cùng lúc, phía Bắc vua Nguyên

    Đòi mượn đường bộ đánh miền phía Nam

    Lại đòi Đại Việt phải kham

    Chu cấp lương thực - dã tâm rõ ràng

    Xác định giặc sẽ đánh sang

    Vua bèn xuống chiếu sẵn sàng toàn dân

    Trai tráng nô nức sung quân

    Thích chữ "Sát Thát" tỏ phần quyết tâm

    Rèn đúc vũ khí ầm ầm

    Khí thế sôi sục vang âm mọi làng

    Hưng Đạo Vương trút tâm can

    Viết Hịch Tướng Sĩ, bày gan trải lòng

    Nhậm chức Tiết Chế Quốc Công

    Thống lĩnh công cuộc quốc phòng toàn dân

    Dịp ấy sắp Tết Giáp Thân[37 ]

    Nhà vua xuống chiếu, ân cần khiêm cung

    Nêu rõ tình hình giặc hung

    Mời các bô lão về cung Diên Hồng

    Gần xa, bô lão nức lòng

    Đổ về diện kiến mặt rồng tại kinh

    Vua trình bày rõ việc binh

    Hỏi các bô lão tình hình ý dân

    Dưới điện, các cụ hô rần

    Một lòng quyết đánh đuổi quân giặc thù

    Cuối năm 1284

    26 tháng Chạp, tin từ vùng biên

    Năm chục vạn quân giặc Nguyên

    Chia hai cánh lớn, vượt biên tiến vào

    Thoát Hoan[38 ] thống lĩnh tối cao

    Xua quân giặc dữ tràn vào nước ta

    Một cánh do Bôn Kha Đa[39 ]

    Vượt Khâu Ôn tiến thẳng qua nước mình

    Một cánh theo hướng Lộc Bình

    Qua Lộc Châu, có đại binh cánh này

    Chỉ huy là Xa Tac Tai[40 ]

    Cùng Lý Bang Hiến, lệnh bài tiên phong

    Quân ta ít, quân giặc đông

    Ải Kha Ly mất chỉ trong một ngày

    Quân Nguyên thừa thắng tiến ngay

    Vượt qua Bản Động, xuống ngay Nội Bàng

    Cánh Tây, từ phía Khâu Ôn

    Qua ải Pha Lũy đánh dồn Chi Lăng

    Hưng Đạo Vương trấn Nội Bàng[41 ]

    Thoát Hoan cử sứ giả sang dụ hàng

    Nhưng tên sứ giặc vừa sang

    Liền bị gọt tóc và quăng trở về

    Thoát Hoan tức giận hầm hè

    Thúc quân từng lớp, từng bè tấn công

    Giặc tràn lên, cậy quân đông

    Dần dần chọc thủng được phòng tuyến ta

    Thoát Hoan bèn tách quân ra

    Hai cánh thủy - bộ, đánh qua Lục Đầu

    Chiến trường vang tiếng gươm đao

    Quân Trần lăn xả đánh vào giặc hung

    Chặn từng hẻm núi, khúc sông

    Giặc tiến rất chậm, dù đông hơn nhiều

    Từ sáng sớm đến sẩm chiều

    Nội Bàng thất thủ, ta nhiều thương vong

    Cản chậm được bước giặc hung

    Hưng Đạo Vương rút lui cùng ít quân

    Đến gần ngã ba bãi Tân

    Đường nhỏ, giặc lại đuổi gần sau lưng

    Có người bèn nói với Vương

    Nên rẽ đường khác mà đừng ra sông

    Sợ giặc đuổi kịp, hại ông.

    Hưng Đạo Vương cũng trong lòng đắn đo

    Dã Tượng hiểu chủ, bèn dò:

    "Đức Ông lúc trước dặn dò Yết Kiêu

    Đề phòng thế trận xoay chiều

    Phục thuyền đón sẵn, nay Kiêu còn chờ ?"

    Vương đáp: "Chính thế, ta lo

    Muộn rồi, Kiêu có còn chờ hay không ?"

    (Giặc nhằm Vạn Kiếp tấn công

    Quân Trần chủ ý là không đối đầu

    Không dốc toàn lực đánh nhau

    Cốt chia tách giặc hai đầu Bắc, Nam

    Ngăn Toa Đô với Thoát Hoan

    Tìm kế đánh trả, diệt dần giặc hung )

    Biết Yết Kiêu rất nghĩa trung

    Dã Tượng bèn khẳng định cùng Đại Vương:

    "Nhận mật lệnh đón dọc đường

    Yết Kiêu nhất định chờ Vương đến cùng"

    Vương nghe thế mới yên lòng

    Tiếp tục đường nhỏ hướng sông rút dần

    Thầy trò kịp đến bãi Tân

    Giặc Nguyên đuổi gấp, sát gần phía sau

    Yết Kiêu quả vẫn cắm sào

    Dừng thuyền chờ đợi, trước sau không dời

    Đại Vương cảm kích buột lời:

    "Chim Hồng hộc ở trên trời cao xanh

    Bay cao, nhờ ở bên mình

    Sáu hàng lông cánh kiên trinh, vững vàng" [42 ]

    * * *
    Bấm để xem
    Đóng lại
    37. Tết Giáp Thân: Cuối năm 1284. Đây là dịp vua Trần Nhân Tông mở "Hội nghị Diên Hồng" nổi tiếng trong lịch sử, mời các bô lão khắp cả nước về kinh tham dự, để hỏi ý kiến các cụ về việc đối phó với sự xâm lược của nhà Nguyên – có lẽ là cuộc "trưng cầu dân ý" đầu tiên trong lịch sử nước ta.

    38. Thoát Hoan :(Toghan) là con trai thứ 9 của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt (Kubilai). Triều Nguyên cai trị Trung Quốc do người Mông Cổ dựng nên bởi Hốt Tất Liệt – cháu nội của Thành Cát Tư Hãn. Vì thế trong quân Nguyên có cả tướng Mông Cổ và tướng Hán.

    39. Bôn Kha Đa :(Bolqadar) viên tướng Mông Cổ.

    41. Nội Bàng: Được một số ý kiến cho là khu vực thị trấn Chũ, Bắc Giang ngày nay.

    42. Về sự kiện này, Đại Việt sử ký toàn thư, quyển V, trang 51 chép:

    "Yết Kiêu cùng với Dã Tượng là 2 gia nô trung thành của Hưng Đạo Vương. Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ thuyền ở bãi Tân (trên sông Lục Nam), Dã Tượng đi theo Hưng Đạo Vương. Khi quân Việt thua chạy, thủy quân bị tan cả. Hưng Đạo Vương định rút theo lối chân núi. Dã Tượng nói:" Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền ". Hưng Đạo Vương đến bãi Tân, chỉ có thuyền Yết Kiêu, vui mừng nói:" Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng là chim thường thôi ". Nói xong chèo thuyền đi, kỵ binh Nguyên đuổi theo không kịp."

    (còn nữa)
     
    Chỉnh sửa cuối: 2 Tháng mười một 2020
  9. Nam Hoa

    Bài viết:
    19
    CHƯƠNG 7: GIẶC TIẾN SÁT THĂNG LONG

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    ..

    Đại Vương cảm kích buột lời:

    "Chim Hồng hộc ở trên trời cao xanh

    Bay cao, nhờ ở bên mình

    Sáu hàng lông cánh kiên trinh, vững vàng"


    Giặc phá được ải Nội Bàng

    Thủy quân Ô Mã tràn sang Lục Đầu

    Năm thuyền móc lại với nhau

    Lừng lững như một tòa lầu trên sông

    Bấy giờ, vào dịp cuối đông

    Nước rất lạnh, giặc chỉ phòng bên trên.

    Bàn kế, Yết Kiêu đứng lên

    Lập đội cảm tử đục thuyền giặc hung

    Lặn xuống nước lạnh đêm đông

    Đục vỡ thuyền giặc, việc xong rút liền

    Làm kinh sợ đám giặc Nguyên

    Đang đêm bỗng chốc chìm thuyền, chết quân

    Giữa Tết, không được vui xuân

    Nơm nớp phòng bị quân Trần tấn công

    Thuyền cứ chìm xuống đáy sông

    Ngày không dám nghỉ, đêm không dám nằm

    Xa Tác Tai mới lệnh ngầm

    Lập đội thuyền nhỏ, lưới ngầm thả sâu

    Đính sẵn cả loạt móc câu

    Khi chiến hạm đắm, phải mau "quăng chài"

    Tết Ất Dậu, tối mùng Hai[43]

    Yết Kiêu lỡ dính lưới chài giặc Nguyên

    Bị chúng bắt, trói lên thuyền

    Yết Kiêu chẳng hãi, điềm nhiên lạnh lùng

    Thoát Hoan thấy gã kiêu hùng

    Vạm vỡ, mắt sáng, oai phong muôn phần

    Giữa trại giặc, vẫn bình thân

    Trong lòng tướng giặc có phần mến yêu

    Bèn sai cởi trói Yết Kiêu

    Mời vào yến tiệc, ra chiều nể nang

    Trong bụng thầm tính mưu gian

    Định dùng vật chất dụ hàng Yết Kiêu

    Yết Kiêu chẳng đợi mời nhiều

    Uống rượu, bốc thịt ra điều tự nhiên

    Thoát Hoan hỏi, trả lời liền:

    "Yết Kiêu ta, chỉ là tên tầm thường

    Đưới trướng Hưng Đạo Đại Vương

    Người tài đầy rẫy, đâu thường như ta

    Ta bị bắt, chẳng qua là

    Đội quân cảm tử bên ta quá nhiều

    Cứ mỗi lần cuối giờ chiều

    Lại tranh nhau được xuất chiêu đục thuyền

    Chẳng ai nhường nhịn, cho nên

    Dạo này phải cậy đến quyền bắt thăm

    Ta bắt trúng, lại yếu tầm

    Chứ vào người khác, ngươi làm được chi
    ?"

    Thoát Hoan trong bụng hồ nghi:

    "Ngươi dẫn ta bắt đám đi đục thuyền ?"

    Yết Kiêu bèn gật điềm nhiên:

    "Tối họ xuất phát, ta liền dẫn đi"

    Nói xong, ăn uống tì tì

    Thản nhiên chẳng ngó ngàng gì giặc Nguyên

    Lý Bang Hiến lập 10 thuyền

    Yết Kiêu chỉ hướng về miền lách lau

    2 tên đứng sát phía sau

    Hiến giương cung sẵn, nhằm đầu Yêt Kiêu

    (Chúng đề phòng lỡ mắc mưu )

    Biết thế, trong bụng Yết Kiêu cười thầm

    Đến đoạn lau sậy um tùm

    Hai tay Kiêu thọc mắt đâm hai thằng

    Nhanh như chớp giật cái nhoằng

    Hiến chưa kịp bắn, Kiêu băng khỏi thuyền

    Giặc bủa ra, sẵn cung tên

    Chờ Kiêu ngoi thở là liền buông dây

    Bỗng chúng nghe vẳng đâu đây

    Một tiếng cười lớn, giọng đầy khinh khi:

    "Cám ơn Lý Bang Hiến mi

    Dùng chiến hạm chở ta đi về nhà
    "

    Tiếng cười theo gió vang xa

    Lý Bang Hiến sợ, bèn la quân về

    Sau đó quân giặc nhất tề

    Tấn công Vạn Kiếp, hai bề giáp công

    Đại quân của giặc cậy đông

    Thủy, bộ lớp lớp tấn công quân Trần

    Hưng Đạo Vương đã ém quân

    Đánh chặn, đánh tỉa, địch dần tiêu hao

    Nhưng giặc đông, tiến ào ào

    Vương không ham đánh, rút vào Thăng Long

    (Quân ta rút giữa đêm đông

    Nhẹ nhàng, nhanh gọn, giặc không biết gì
    )

    Sáng sau, ta đã rút đi

    Thoát Hoan lồng lộn, tức thì đuổi ngay

    Quân ta đoán trước việc này

    Đã thả chướng ngại vật đầy trên sông

    Hoan sai đại tướng Lý Hằng

    Nắm cánh quân thủy tiến bằng đường sông

    Y dẫn quân bộ tấn công

    Cùng với Ô Mã đánh vùng Gia Lâm

    (Vốn Thoát Hoan có dã tâm

    Đuổi nhanh, đánh gấp, mong cầm Thăng Long
    )

    Làm cầu phao để vượt sông[44]

    Tính đánh liên tục mà không cho ngừng

    Khánh Dư thấy thế, cả mừng

    Cho quân lặn xuống chặt thừng cầu phao

    Binh lực địch lại tiêu hao

    Bè tre quăng giặc ào ào xuống sông

    Quốc Toản nhân đó tấn công

    Đâm tả, thọc hữu, mà không đối đầu

    Làm giặc không thể tiến mau

    Làm cho tướng giặc đau đầu nghĩ mưu

    Sau, y cho bắc lại cầu

    Dùng xích sắt cột, nối nhau từng bè

    Cung tên liên tục bắn che

    Ì ạch mãi, cũng vượt bè qua sông

    Đóng ở bờ Bắc sông Hồng

    Lúc này ta đã chắn Đông Bộ đầu

    Bảo vệ Thăng Long phía sau

    Trong là thuyền chiến, ngoài rào cọc tre

    Máy bắn đá đặt trên đê

    Cung tên, giáo mác lăm le sẵn sàng

    Mỗi lần giặc tấn công sang

    Tiếng hô xung sát vang vang sông Hồng.

    Ta biết khó giữ Thăng Long

    Khi Lý Hằng tới, giặc đông thêm nhiều

    Nhưng để sơ tán quan triều

    Di tản dân chúng, cần nhiều thời gian

    Vua bèn kiếm một viên quan

    Có tài ứng đối, để sang cầu hòa

    Đỗ Khắc Chung mới tiến ra:

    "Thần tuy tài mọn, nhưng mà xin đi"

    Vua bảo: "Gặp Ô Mã Nhi

    Giả cầu hòa để ta di tản dần

    Nhà ngươi liệu có đủ gan

    Ứng đối với tướng giặc tàn hung kia
    ?"

    Khắc Chung thướng mạo thô bè

    Nét mặt gồ ghề, miệng rộng, mũi thô

    Mắt đen nhìn thẳng, trán dô

    Phong thái điềm tĩnh tựa hồ nước sâu

    Nghe vua hỏi, Chung bèn tâu:

    "Sở học, sức vóc thần đâu ra gì

    Nhưng đã nhận trọng mệnh thì

    Rừng gươm, biển lửa không gì từ nan
    "

    * * *


    43. Tết Ất Dậu: Đầu tháng 2 năm 1285.



    44. Chỗ này là giặc làm cầu phao để vượt sông Đuống.


    (còn nữa)

     
  10. Nam Hoa

    Bài viết:
    19
    CHƯƠNG 8: ANH HÙNG TRẦN BÌNH TRỌNG

    [​IMG]

    Bấm để xem
    Đóng lại
    ..

    Nghe vua hỏi, Chung bèn tâu:

    "Sở học, sức vóc thần đâu ra gì

    Nhưng đã nhận trọng mệnh thì

    Rừng gươm, biển lửa không gì từ nan"


    Nói xong, cầm thư vua Trần

    Một mình thuyền nhỏ tiến sang trại thù

    Mắt nhìn thẳng, lưng không gù

    Rẽ hai hàng giáo từ từ tiến lên

    Thái độ đĩnh đạc, thản nhiên

    Tiến thẳng đến chỗ tướng Nguyên đang chờ

    Gặp Ô Mã, Chung nói to:

    "Xin ngài thống lĩnh nhận thư cầu hòa"

    Trại giặc gươm giáo sáng lòa

    Giọng Chung vang ấm, rất là hiên ngang

    Ô Mã Nhi vốn hung tàn

    Nhưng trong bụng đã mấy phần nể Chung

    Nói: "Muốn giao chiến tới cùng

    Thư cầu hòa chớ đem dùng ở đây"

    Khắc Chung bèn đáp lời ngay:

    "Hòa - sinh lễ nghĩa, Chiến - gây hiềm thù

    Quốc vương tôi, vốn ôn nhu

    Chọn đường hòa hiếu, ngàn thu vững bền"

    Nhi hạch: "Hoàng đế nhà Nguyên

    Là bậc kiệt hiệt khắp miền Đông - Tây

    Người Thát kiêu dũng, hùng oai

    Vua ngươi vô lễ, lại sai quân mình

    Thích chữ Sát Thát nhờn khinh

    Tội ấy to lắm với binh thiên triều"

    Chung đáp: "Nếu chó cắn liều

    Khi người lạ đến, là điều dĩ nhiên"

    Ô Mã Nhi chẳng hiểu liền

    Lặng thinh ngồi mãi. Chung bèn nói thêm:

    "Đó, ngài thống lĩnh nghĩ xem,

    Chó cắn người lạ được xem là thường

    Dân tôi trung với Quốc vương

    Tự thích chữ ấy, cũng thường mà thôi

    Ngay như ở cánh tay tôi

    Cũng có chữ ấy" - nói rồi vén ra.

    Nhi lại hỏi: "Đại quân ta

    Từ xa kéo tới, sao nhà vua ngươi

    Không xem gương các nước người

    Tự lên biên giới, trói người, hàng ta?

    Lại còn chống lệnh, đánh qua

    Liệu càng bọ ngựa được là mấy hơi ?"

    Chung ung dung đáp trả lời:

    "Nước tôi tuy nhỏ, mấy đời gần đây

    Lập nền độc lập đến nay

    Đều bảo nhau giữ, chung tay đến cùng

    Đầu hàng, dẫu có được dung

    Nhục kia lưu sử sách cùng thiên thu

    Vả lại, nếu biết ôn nhu

    Nhỏ triều cống Lớn, muôn thu hiếu hòa

    Các triều đại trước từng qua

    Nay, xin quý quốc hiếu hòa không xong

    Người ta nói: Thú đường cùng

    Quay đầu chống lại cực hung là thường

    Huống chi, người - lúc cùng đường

    Đấu tranh chống lại, là thường vậy thôi"

    Khắc Chung lời cứ nối lời

    Ý tứ chặt chẽ không lơi chút nào

    Ô Mã Nhi cất giọng cao:

    "Quân ta mượn lối đánh vào nước Chiêm

    Nghe lời, mọi việc sẽ yên

    Nhược bằng không, sẽ bị nghiền ra tro"

    Khắc Chung không chút âu lo

    Cáo từ tướng giặc, tự do ra về

    Được một lát, Ô Mã Nhi

    Nghĩ lại kêu bắt, Chung đi xa rồi

    Lại nói, chiến sự sục sôi

    Vua Nguyên sốt ruột, đừng ngồi không yên

    Bèn mở một cánh quân thêm

    Na Rút Đin[45 ] kéo qua miền Tuyên Quang

    Nhật Duật đem quân chặn ngang

    Dùng thủy quân đánh, nhịp nhàng rút lui

    Thuyền ta thuận gió trôi xuôi

    Kỵ binh giặc đuổi bám đuôi trên bờ

    Đến mấy khúc ngoặt quanh co

    Duật thấy giặc tụt lại bờ xa xa

    Bụng nghi giặc có kế tà

    Bèn sai tế tác bung ra dò tìm

    Quả nhiên là Na Rut Đin

    Cho đội kỵ mã tắt miền Châu Phong

    Chặn đón gần ngã ba sông

    Phía sau đuổi lại, tính công hai đầu

    Nhưng giặc kia có ngờ đâu

    Duật đã giấu ngựa từ lâu trong rừng

    Bất ngờ, thuyền cập Sơn Đông

    Lên ngựa, cả đạo ung dung rời thuyền

    Rút trong trật tự, lặng yên

    Men chân Tam Đảo qua miền Hồng Châu

    Rồi theo kế hoạch dài lâu

    Duật rút cả đạo về mau Thiên Trường.

    Lại nói, trước thế giặc cường

    Quốc Công Tiết Chế tính đường lui quân

    Rút hoàng gia với toàn dân

    Rồi tiếp tục rút đại quân sau cùng

    Xuôi dọc theo con sông Hồng

    (Lúc này quân thủy Lý Hằng vừa sang )

    Thăng Long giờ đã bỏ hoang

    Đồ đạc, lương thực đều mang đi cùng

    Hoan vào, chè chén tiệc tùng

    Thấy thành trống rỗng, trong lòng bất an

    Hôm sau y lại kéo quân

    Lập trại ở tận bến Đông Bộ đầu

    Hưng Đạo Vương rút ít lâu

    Quân Trần Quốc Toản từ đâu tìm về

    Thăng Long thiếu thốn đủ bề

    Thoát Hoan buộc phải đánh về hạ lưu

    Bãi Đà Mạc, Bảo Nghĩa Hầu

    Dàn quân chặn giặc tuyến đầu quân ta

    Thọ địch, trận đánh mở ra

    Giặc đông hơn hẳn quân ta nhiều lần

    Bình Trọng uy vũ như thần

    Dẫn đội cảm tử quân Trần xung phong

    Quyết tâm chặn giặc lập công

    Cản giặc tiến sát tuyến phòng thủ ta

    Quân Trần tuy một chọi ba

    Tả xung hữu đột như là thiên binh

    Tất cả đều quyết liều mình

    Giết giặc giữ nước, kiên trinh muôn phần

    Quyết tâm vì nước xả thân

    Dù ít hơn hẳn bên phần giặc Nguyên

    Người trước ngã, người sau lên

    Tiếng hô "Sát Thát" vang rền bãi sông

    Về sau, quân giặc quá đông

    Dần dần khép chặt mấy vòng bao vây

    Bình Trọng đánh không ngơi tay

    Đao ông chớp nhoáng, giặc bay mấy đầu

    Trần Bình Trọng đánh đến đâu

    Giặc Nguyên sợ vía, rụt đầu dạt ra

    Địch dần giết hết quân ta

    Còn mình Bình Trọng, máu nhòa toàn thân

    Dáng ông cao lớn như thần

    Giáp trụ đỏ máu, thập phần oai phong

    Một mình, vẫn chẳng sờn lòng

    Dù giặc lớp lớp, vòng trong vòng ngoài

    Nhìn quân, thấy chẳng còn ai

    Vẫn xông vào giặc, tay quài đường đao

    Nhắm chu sư[46 ] địch nhảy vào

    Tả xung hữu đột, ánh đao đỏ loè

    Chém giặc đứa chết, đứa què

    Một mình xung sát, không hề núng nao

    Chẳng may, ông tuột tay đao

    Bèn nắm cẳng giặc, đổi đao thành chuỳ

    Quân Nguyên khiếp sợ thần uy

    Đứa văng xuống nước, đứa thì nát xương.

    Sau cùng, do lắm vết thương

    Ông bị giặc bắt khi đương đánh nhầu

    Thoát Hoan dõi trận từ đầu

    Cũng khiếp sợ Bảo Nghĩa Hầu uy phong

    Khâm phục vị tướng anh hùn

    Y tính mua chuộc, lại dùng mưu gian

    Tự tay cởi trói, mời ăn

    Bình Trọng vẫn đứng, chẳng cần để tâm

    Hoan hỏi chuyện, ông lặng câm

    Y dụ về Bắc, cho làm tước vương

    Trọng quắc mắt, bạnh cằm vuông,

    Quát: "Đã bị bắt, còn đường chết thôi

    Hà tất phải hỏi lôi thôi

    Hà tất bày đặt ra mời rượu cơm?

    Ta thà làm quỷ nước Nam

    Vương đất Bắc? Chẳng thèm làm đâu bay"

    (Và câu nói nổi tiếng này

    Đi vào sử sách không ngày nào phai )

    Biết Trọng không thể chuyển lay

    Thoát Hoan bực tức bèn sai chém đầu

    Mắt không chớp, mày không chau

    Ông bình thản ngẩng cao đầu ung dung[47 ]

    Hoan thấy, thầm nhủ trong lòng:

    "Đất này nhỏ thật, nhưng không tầm thường

    Văn tài như Đỗ Khắc Chung,

    Võ tướng lẫm liệt, chết không chau mày

    Muốn thắng được dân tộc này

    Thật không hề dễ mảy may chút nào".

    Tin Trọng tử tiết đưa vào

    Quân dân cả nước ngẹn ngào khóc thương

    Vua truy phong ông tước Vương

    Kêu gọi cả nước noi gương diệt thù

    * * *

    45. Na Rut Đin, hoặc Nạp Tốc Lạt Đinh :(Nasirud Din) viên tướng người Mông Cổ.

    46. Chu sư: Một dạng soái thuyền của quân Nguyên.

    47. Bảo Nghĩa Hầu Trần Bình Trọng (sau khi hy sinh ông được truy phong tước Bảo Nghĩa Vương), Đại Việt sử ký toàn thư, chép:

    "Trần Bình Trọng dòng dõi Lê Đại Hành, do ông cha làm quan ở đời Trần Thái Tông nên được cho quốc tính".

    Có một số tài liệu nói ông là con của danh tướng Lê Phụ Trần với Công chúa Chiêu Thánh (Lý chiêu Hoàng), có lẽ căn cứ vào việccó tài liệu nói Lê Phụ Trần (Lê Tần) cũng dòng dõi Lê Đại Hành, Chiêu Thánh được gả cho Lê Phụ Trần năm 1258, Trần Bình Trọng sinh năm 1259.

    Về việc hy sinh anh hùng của ông, Đại Việt sử ký toàn thư, quyển V chép:

    "Sau khi bắt được Trần Bình Trọng, tướng Nguyên tìm mọi cách để khai thác thong tin, dọa nạt, dụ dỗ ông. Tuy nhiên Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất Bắc không, Trần Bình Trọng khảng khái trả lời:" Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì phải hỏi lôi thôi ". Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên buộc phải giết ông.."

    (còn nữa)
     
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng mười hai 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...