Cam Túc- Nơi văn hóa và tôn giáo hòa quyện Chương 1: Đôn Hoàng Cam Túc hàng ngàn năm trên con đường tơ lụa lịch sử Cam Túc (Gansu) được coi như là cánh cổng phía Tây của Trung Quốc qua hai nghìn năm. Với hình dạng dài, hẹp cùng với vị trí phía Tây sông Hoàng Hà, Cam Túc được gọi là 'Hành lang Hà Tây". Do đó, việc giao thương và trao đổi chính là phần thiết yếu của lịch sử nơi đây, cho tới tận bây giờ Cam Túc vẫn là một tỉnh phong phú có về mặt văn hóa lẫn con người. Nhiều năm về trước, Cam Túc là mảnh đất mà du mục và nông dân sinh sống. Cam Túc lần đầu tiên xác nhập vào Trung Hoa là trong thời đại nhà Hán (năm 206 trước CN- năm 220 sau CN) sau khi đánh bại bộ lạc du cư Hung Nô. Những binh lính được gửi đến để canh gác những con đường để quan nhân, sứ thần, thương nhân và nhà sư đi lại an toàn đến Trung Quốc. Những tuyến đường này vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc thời đó bởi vì đây là con đường xuất nhập khẩu vải và nhiều loại hàng hóa khác nhau. Trong triều đại nhà Đường (618- 907) có nhiều thị trấn lớn tại Cam Túc cùng với đa sắc văn hóa dân tộc. Thương gia Sogdia đã di chuyển tới các thị trấn này từ quê nhà Samarkand để trao đổi hàng hóa. Một bức thư tay được viết bởi họ vào năm 314 vẫn còn tồn tại nguyên vẹn đến nay. Người dân tộc Đột Quyết lập đế ở phía Bắc còn những người Tây Tạng sống tại phía Nam và một số thì di cư đến Cam Túc. Những người này đều có tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Đạo giáo, Cảnh giáo, Mani giáo và Hỏa giáo. Bởi vậy mà Cam Túc chính là sự giao thoa giữa tôn giáo đa dạng đến lối sống văn hóa của người dân nơi đây. Cam Túc là một trong những tỉnh nhiều văn hóa truyền thống nhất Trung Hoa Đại lục. Rất nhiều người đã đi và đến nơi này rồi để lại một dấu ấn riêng trong văn hóa, ngôn ngữ, âm nhạc, thần thoại và tôn giáo. Dưới đây là một số câu chuyện của của con người và truyền thuyết Cam Túc. Văn hóa Đôn Hoàng và Lịch sử trên Sa mạc Đôn Hoàng là một thị trấn cổ trên tuyến đường giao thương giữa Trung Quốc và các nước láng giềng phương Tây. Đôn Hoàng nằm ở phía Tây tỉnh Cam Túc, trên sa mạc Gobi gần với phía cuối tường thành được xây bởi nhà Hán để canh gác lục địa và tránh xa bộ tộc du mục Hung Nô. Thị Trấn Đôn Hoàng được xây dựng như là thị trấn với mục đích trú ẩn hơn 2000 năm trước. Nhiều người Trung Quốc định cư tới đây để trồng trọt và phục vụ cho quân đội Trung Quốc. Người Hung Nô, người Sogdia, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, người Vu Điền, người Đảng Hạng, người Mông Cổ và rất nhiều dân tộc khác tới thị trấn Đôn Hoàng sinh sống qua nhiều thế kỷ chính vì thế rất nhiều ngôn ngữ đã được coi là điều đương nhiên ở thị trấn này vậy. (Bởi sự pha trộn của nhiều bộ tộc Tây á, nên nét đẹp của người Duy Ngô Nhĩ vô cùng khác biệt với chuẩn mực Trung Quốc. Họ sở hữu đôi mắt to tròn và chiếc mũi thẳng cao rất Tây. Một nét đẹp xinh không tả nổi huhu) Thị trấn Đôn Hoàng ngày nay vẫn là một thị trấn màu mỡ dồi dào với những cánh đồng bông và ngô được vun tưới bởi nước sông Bạch Đằng chảy từ ngọn núi tới phía nam. Vẻ đẹp của Đôn Hoàng còn được khắc họa bởi những ngôi đền trong hang động cách 25km về phía nam thị trấn, Hang Mạc Cao hay còn được gọi là Hang động Ngàn Phật. Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1987. Hang Mạc cao với kiến trúc chạm khắc trên đá đầy tỉ mỉ. Các bức tượng và bức họa trong hang chủ yếu là tượng phật, nơi đây có thể được coi như là bảo tàng lưu giữ và bảo tồn các loại hình nghệ thuật Phật giáo lâu đời nhất. Hang Mạc Cao là điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới hiện nay. Công trình được xây dựng giữa năm 400 và 1200 sau công nguyên bởi những tín đồ Phật giáo bao gồm cả các quan thần, lính gác, thương gia, nhà sư và tu sĩ của Đôn Hoàng. Vào thời điểm đó, Phật giáo chính là tôn giáo được người dân Đôn Hoàng nói riêng và Trung Hoa nói chung tin tưởng nhiều nhất. Kinh Phật đã được truyền giáo bởi nhà sư, người du hành từ Ấn Độ và Kinh phật gốc viết bằng tiếng Ấn được viết trên lá cây cọ trồng trên phía Bắc Ấn Độ. Một vài cuốn Kinh Phật được truyền lại bởi các nhà sư tại Đôn Hoàng hơn 1500 năm trước và lưu giữ trong bảo tàng tại Hang Phật. Sau đó những nhà sư Trung Quốc tới Ấn Độ và bắt đầu dịch những bản Kinh Phật ấy thành tiếng Trung và phổ biến chung.
Vị sư đầu tiên tại Đôn Hoàng- Cam Túc Gia đình nhà sư Lạc Tôn nằm ở trung tâm lục địa Trung Hoa nhưng ông đã rời chốn quê nhà để theo Phật để tìm kiếm sự giác ngộ tại một vùng đất cách hàng nghìn dặm về phía Tây Cam Túc. Truyền thuyết kể rằng khi đang đi lang thang trên nền cát sa mạc phía Nam Đôn Hoàng, vị sư này đã nhìn thấy ánh sáng hào quang của hàng nghìn tượng Phật phát ra từ từ ngọn núi đối diện với hang Mạc Cao. (Đây là bức họa được tái hiện lại qua tưởng tượng của vị sư sau khi ông nhìn thấy ánh hào quang của hàng nghìn bức tượng phật phát ra trên ngọn núi) DunHuang, Cave 419 Ông đã nghĩ rằng đây chính là điểm lành để xây dựng nên một ngôi đền thờ Phật ở đây vì vậy ông đã đào một hang nhỏ từ bề mặt vách đá để xem xét góc nhìn của bức tượng Phật ra sao để tận tâm cầu nguyện. Những ý tưởng ấy dần lan truyền tới tai những nhà sư khác, họ cùng giúp đỡ và tham gia điêu khắc những bức tượng Phật trong hang làm nơi cầu nguyện, nghỉ ngơi và ngồi thiền. Họ cũng muốn những bức tượng trở nên tỉ mỉ hơn bằng cách thuê nghệ nhân để vẽ lên những bức tường đá bằng những bức tranh về Phật và các nhà điêu khắc nổi tiếng để khắc lên đá những bức tượng Phật và các môn đồ. Dunhuang Cave 427 (Gian chính giữa có 3 nhóm tượng gộp với nhau, xếp giống hình chữ U, mỗi nhóm gồm có 1 tượng Phật chính cao 5m, và hai vi bồ tát. Vị trí đặt tượng tương ứng với chư Phật trog Quá khứ, hiện tại và tương lai) Trong thời nhà Đường đã hoàn thành hàng nghìn bức tượng tại đây. Ngày nay, chỉ còn lại gần 500 hang động còn tồn tại, đây là một điểm tham quan vô cùng nổi tiếng trên thế giới. Một trong những điểm sưu tầm văn hóa nghệ thuật Phật giáo bậc nhất thế giới.
Đôn Hoàng khó báu kiến thức nhân loại Hàng nghìn năm trước, các nhà sư và tu sĩ sống tại các tu viện Phật ở Đôn Hoàng đã cẩn thận thu thập lại các kinh Phật và tranh vẽ Phật giáo được dùng trong các nghi lễ, lễ hội và đặt chúng trong một hang động nhỏ kín đáo tại Mạc Cao. Cánh cửa gỗ của hang động được trát lại và sơn lại để cho lối vào bị che khuất. Có lẽ mục đích của việc che giấu những tài liệu này chính là bảo vệ chúng tránh xa kẻ thù xâm lược thời bấy giờ. Kho báu này sau đó đã bị lãng quên trong 900 năm nhưng vẫn được bảo vệ toàn vẹn bởi khí trời khô nóng của sa mạc và chính vị trí bí mật của nó. Vào năm 1900 lối cửa gỗ bị che giấu đó vô tình được một vị tu sĩ tên Wang Yuanliu phát hiện và khôi phục. Sau cánh cửa ấy đã để lộ ra hàng chục nghìn bản thảo, tài liệu in ấn, tranh vẽ trên giấy, lá gai được lưu giữ bởi các nhà sư thời xa xưa. Bản viết tay sớm nhất được phân tích là viết từ năm 406 sau CN và muộn nhất là vào khoảng năm 1000 sau CN, điều đó khiến cho những bản thảo này được coi là những bản viết tay lâu đời và dài nhất trên thế giới. Hang Mạc Cao trở thành "thư viện" Phật giáo lâu đời tồn tại lâu nhất trên thế giới từ thời đại này. Rất nhiều những tài liệu độc đáo đã được tìm thấy trong hang động, chẳng hạn như cuốn sách được in sớm nhất trên thế giới, một bản sao của văn bản Phật giáo nổi tiếng, Kinh Kim Cương, được in vào năm 868 sau CN. Bẩn sao của cuốn Kinh này tại hang Mạc Cao được coi là một trong những bản thảo hoàn thiện lâu đời nhất trên thế giới. Hầu hết các tài liệu đều tại Trung Quốc, nhưng cũng có hàng nghìn văn bản Phật giáo Tây Tạng và hàng trăm bản thảo khác tiếng Uyghur và tiếng Phạn và số còn lại là ngôn ngữ được sử dụng trong trao đổi trên con đường tơ lụa. Hình ảnh đầu tiên được vẽ trên Kinh Kim Cương