Đờn ca tài tử Nam Bộ là gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Cá rô phi, 13 Tháng bảy 2021.

  1. Cá rô phi

    Bài viết:
    57
    Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đồng bằng Nam Bộ, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, có sức ảnh hưởng lớn trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ.

    *Nguồn gốc, xuất xứ:

    [​IMG]

    Đờn ca tài tử được xem là một nét văn hóa đặc trưng, là viên ngọc sáng trong đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ, manh đậm tính nhân văn và là hơi thở văn hóa mãnh liệt của một nên văn hóa phương Nam. Là sự kết hợp giữa tính bác học, tính cổ truyền, chắt lọc những tinh hoa văn hóa dân gian, được cải biên từ nhã nhạc cung đình Huế và sáng tác trên nền âm nhạc, hát đối, hát vè của đất phương Nam.

    Được hình thành và phát triển hơn một trăm năm trước, vào cuối thế kỷ 19, trải qua một thời kỳ phát triển gắn liền với cuộc sống sản xuất, sinh hoạt, và lao động của nhân dân, đờn ca tài tử đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong những buổi hội họp, lễ nghi, những buổi liên hoan.. của nhân dân Nam Bộ.

    *Hình thức biểu diễn:

    Đờn ca tài tử là hình thức biểu diễn dưới sự kết hợp của năm loại nhạc cụ là đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò và đàn tam, ban nhạc thường được gọi bằng tên là ban ngũ tuyệt. Ngoài ra, còn có sự phụ họa thêm bằng tiếng sáo, thường là sáo bảy lỗ, tiêu, song loan, và những nhạc cụ hiện đại như guitar đã qua cải tiến.

    Đờn ca tài tử nam bộ gồm hai hình thức Đờn và ca. Đờn theo dòng nhạc tài tử Nam Bộ gồm năm nốt nhạc chính là: Hò, xự, xang, xê cóng và bốn nốt nhạc phụ là: Phạn, tồn, là, oan. Ca tài tử Nam Bộ: Là ca trên bài bản có sẵn, người hát chỉ cần đặt ca từ phù hợp và trình diễn theo giai điệu đã đề ra.

    [​IMG]

    Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ không câu nệ về câu từ cũng như giai điệu bởi tính chất linh hoạt và không ngừng biến đổi của mình. Người hát có thể thoải mái trình bày một cách phóng khoáng, vui tươi, nhưng cũng không kém phần trang nghiêm trong các buổi lễ nghi, hội họp.

    Về trang phục, đờn ca tài tử không quá câu nện về trang phục biểu diễn, bởi nó được hát bằng giọng điệu chân chất của những người lao động trong những lúc nghỉ ngơi, của hành xóm láng giềng trong những ngày tụ tập. Chỉ khi biểu diễn ở những buổi lễ phong tục trang nghiêm, mới yêu cầu khắt khe về trang phục. Nghệ sĩ hát đờn ca tài tử thường mặc áo dài, khăn đóng, là trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam.

    Trên cơ sở của 20 bài gốc và 72 bài nhạc cổ, trải qua sự đổi mới và sáng tạo không ngừng, đờn ca tài tử ngày càng đa dạng về hình thức cũng như số lượng tác phẩm trình bày, gồm 4 điệu: 6 bài Bắc (diễn tả sự phóng khoáng, vui tươi) ; 7 bài Hạ (mang tính trang nghiêm, thường dùng trong lễ nghi trang trọng) ; 3 bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thản) ; 4 bài oán (diễn tả cảnh đau khổ, chia lìa).

    Người thực hành Đờn ca tài tử gồm: Người dạy đàn (thầy Đờn) có kỹ thuật đàn giỏi, thông thạo những bài bản cổ, dạy cách chơi các nhạc cụ; người đặt lời (thầy Tuồng) nắm giữ tri thức và kinh nghiệm, sáng tạo những bài bản mới; người dạy ca (thầy Ca) thông thạo những bài bản cổ, có kỹ thuật ca điêu luyện, dạy cách ca ngâm, ngân, luyến.. ; người đờn (Danh cầm) là người chơi nhạc cụ và người ca (Danh ca) là người thể hiện các bài bản bằng lời.

    *Đờn ca tài tử là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam:

    Được hình thành và mang nét đẹp văn hóa lâu đời, trải qua những đổi thay, đờn ca tài tử đã trở thành một trong những hoạt động văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung, gắn liền với những giá trị nhân văn được thể hiện trong các buổi lễ nghi, hội họp..

    [​IMG]

    Từ lâu, đờn ca tài tử đã trở thành một phần không thể thiếu, khẳng định vị thế của mình trong đời sống văn hóa Việt Nam cũng như vị thế của mình trên trường quốc tế. Bằng việc phản ánh nét đẹp trong đời sống tinh thần, phản ánh tâm tư, tình cảm, sự chăm chỉ, cần cù, siêng năng sản xuất của nhân dân, và những phẩm chất tốt đẹp lâu đời trong cuộc sống thường ngày của người dân Nam Bộ.

    *Những bản đờn ca tài tử hay nhất hiện nay:

    1. Cổ Bản Vắn.

    2. Bình Bán Chấn.

    3. Xuân Tình Chấn.

    4. Nam Đảo.

    5. Giang Nam Cửu Khúc.

    * * *

    Đờn ca tài tử Nam Bộ là một nét đẹp văn hóa cổ truyền trong nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển trong quá trình lao động, trong cuộc sống, sinh hoạt của nhân dân, vì thế cho nên, mỗi một người chúng ta cần giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa đặc sắc này, như một cách thể hiện tình yêu mến đối với nghệ thuật dân gian.

    Người viết: Cá rô phi❤
     
    Aishaphuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...