Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi congchuangutrongnha, 20 Tháng mười 2021.

  1. congchuangutrongnha

    Bài viết:
    76
    Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin





    1.1 Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin

    - Kế thừa những thành tựu khoa học của kinh tế chính trị cổ điển Anh, dựa trên quan điểm duy vật lịch sử, C. Mác và Ph. Ăngghen xác định: Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là các mối quan hệ của sản xuất và trao đổi trong phương thức sản xuất mà các quan hệ đó hình thành và phát triển.

    - Về cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu, C. Mác và Ph. Ăng ghen cho rằng, kinh tế chính trị có thể được hiểu theo nghĩa hẹp hoặc theo nghĩa rộng.

    + Theo nghĩa hẹp, kinh tế chính trị nghiên cứu quan hệ sản xuất và trao đổi trong một phương thức sản xuất nhất định. Ví dụ, trong CNTB C. Mác cho rằng, đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là các quan hệ sản xuất và trao đổi của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và mục đích cuối cùng là tìm ra quy luật vận động kinh tế của xã hội hiện đại (xã hội tư bản chủ nghĩa).

    + Theo nghĩa rộng, kinh tế chính trị là khoa học về những quy luật chi phối sự sản xuất vật chất và sự trao đổi những tư liệu sinh hoạt vật chất trong xã hội loài người.. kinh tế chính trị, về thực chất là một môn khoa học có tính lịch sử.. nó nghiên cứu trước hết là những quy luật đặc thù của từng giai đoạn phát triển của sản xuất và của trao đổi, và chỉ sau khi nghiên cứu như thế xong xuôi rồi nó mới có thể xác định ra một vài quy luật hoàn toàn có tính chất chung, thích dụng, nói chung cho sản xuất và trao đổi.

    - Như vậy, khái quát lại: Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin là các quan hệ của sản xuất và trao đổi mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình độ phát triển của lực lương sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của một phương thức sản xuất nhất định.

    Lưu ý: Khi xem xét đối tượng nghiên cứu nêu trên, kinh tế chính trị Mác-Lênin không xem nhẹ các quan hệ kinh tế trong một khâu và giữa các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội.

    - Mục đích nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin là nhằm phát hiện ra các quy luật kinh tế chi phối các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi. Từ đó giúp các chủ thể trong xã hội vận dụng các quy luật ấy thúc đẩy phát triển KT- XH..

    - Quy luật kinh tế: Quy luật kinh tế là những mối liên hệ phản ánh bản chất, khách quan, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế.

    + Quy luật kinh tế có các tính khách quan; và sự tác động, phát huy vai trò của nó đối với sản xuất và trao đổi phải thông qua hoạt động của con người.

    + Nghiên cứu và vận dụng quy luật kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, nếu nhận thức và vận dung đúng nó sẽ phát huy sự sáng tạo của con người, thúc đẩy sự giàu có và văn minh xã hội, ngược lại sẽ phải chịu những tổn thất khó lường.

    + Cần phân biệt đúng đắn giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế. Quy luật kinh tế tồn tại khách quan, là cơ sở của chính sách kinh tế. Chính sách kinh tế là sản phẩm chủ quan của con người, nó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với quy luật kinh tế..

    1.2. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin

    - Phương pháp biện chứng duy vật: Đây là phương pháp cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin được sử dụng đối với nhiều môn khoa học. Trong kinh tế chính trị Mác - Lênin, phương pháp này đòi hỏi:

    + Khi xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế phải đặt trong các mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động và phát triển không ngừng. (0, 20 điểm)

    + Quá trình phát triển là quá trình tích lũy những biến đổi về lượng dẫn đến những biến đổi về chất.

    + Nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Các hiện tượng và quá trình phát triển kinh tế luôn gắn với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

    - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Đây là phương pháp quan trọng được sử dụng phổ biến trong kinh tế chính trị Mác - Lênin.

    + Thực chất của phương pháp này là gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, những hiện tượng tạm thời xảy ra trong các hiện tượng và quá trình nghiên cứu để tách ra những cái tất yếu, điển hình, ổn định, bền vững của đối tượng nghiên cứu.

    + Trên cơ sở đó, nắm bắt được bản chất, xây dựng được các phạm trù và phát hiện được tính quy luật và quy luật chi phối sự vận động của đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, cần phải biết xác định giới hạn của sự trừu tượng hóa. Giới hạn này phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu.

    - Phương pháp logic kết hợp với lịch sử:

    + Nghiên cứu, tiếp cận bản chất, các xu hướng và quy luật kinh tế gắn với tiến trình hình thành, phát triển các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi.

    + Việc áp dụng phương pháp này cho phép rút ra những kết quả nghiên cứu mang tính logic từ trong tiến trình lịch sử của quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi.

    - Một số phương pháp khác: Kinh tế chính trị Mác - Lênin còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, toán học, mô hình hóa..
     
    chantbin thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...