Khi làm bài NLVH, chúng ta luôn phải giới thiệu tác giả trước khi phân tích tác phẩm nhưng giới thiệu sao cho hay và gây ấn tượng cho người chấm thì không dễ. Vì vậy mình xin gửi tới các bạn một số cách giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân ngắn và ấn tượng. 1, Cái tôi muốn diễn một lối "độc tấu" với thể tùy bút: "Lòng kiêu căng đã xui ta phải chơi một lối độc tấu". Lòng tiêu căng của Nguyễn Tuân xuất phát từ cái ngông của ông - cái mông của một con người tài năng và khát khao mãnh liệt được phô diễn trên mặt giấy tài năng ấy. Tuy rằng ở các thể loại khác của Nguyễn Tuân vẫn có thể bộc lộ phần nào cảm quan nghệ thuật độc đáo và nhạy bén của mình nhưng chỉ khi được đặt trong thể tùy bút, ông mới hoàn toàn được "cởi trói". Cái tôi của ông khi đó như được trở về với đại dương, thỏa sức vùng vẫy. Khao khát thể hiện mình gắn với khao khát để lại một dấu ấn đặc biệt trên văn đàn - điều cốt yếu để tạo nên một người nghệ sĩ chân chính giúp văn chương của Nguyễn Tuân không hề nhàm chán rủ khi viết về một đề tài quen thuộc. 2, Cái tôi duy mỹ đến tột cùng: Một con người suốt đời đi tìm cái đẹp và "tôn thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa" như Nguyễn Tuân hẳn rằng khi nhìn thấy sự vật và con người cũng phải nhìn dưới góc độ của cái đẹp. Một người lái đò bình dị được ông miêu tả như một người nghệ sĩ trong nghệ thuật "chèo ghềnh vượt thác". Dòng sông Đà dù ở góc độ thơ mộng, trữ tình hay hung bạo dữ dội cũng được cực tả như một công trình nghệ thuật kỳ vĩ của thiên nhiên. Nguyễn Tuân đã thực sự nhìn sự vật dưới góc độ thẩm mỹ và khám phá con người dưới góc độ tài hoa nghệ sĩ. Đặc biệt, cái đẹp mà nhà văn theo đuổi không phải là cái đẹp bằng phẳng nhợt nhạt. Ông ưa cái đẹp độc đáo, phi thường, tuyệt mỹ. Giống như Nguyễn Đăng Mạnh nhận định, Nguyễn Tân quả thực là nhà văn của "những phong cảnh tuyệt mỹ, của gió bão, núi cao, chả rừng thiêng, của thác ghềnh dữ dội". 3, "Chuyên viên Tiếng Việt" yêu nghề và lành nghề: "Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa" (Nguyễn Minh Châu). Toàn bộ cuộc đời cũng như gần 5000 trang viết của ông đã tạo nên một "huyền sử" - huyền sử của một người ưu lối chơi "độc tấu". Cung đàn văn chương Nguyễn Tuân được viết trên cùng một khuông nhạc nhưng với thanh âm trầm bổng khác nhau của các nốt nhạc. Phong cách Nguyễn Tuân vì vậy mà có sức hấp dẫn người đọc. Đối với Nguyễn Tuân "trang giấy là một pháp trường trắng" vậy nên khi quá trình sáng tạo nghệ thuật của ông diễn ra, quá trình vật lộn với con chữ cũng bắt đầu. Vất vả, cực nhọc nhưng đầy đam mê. Tất cả thể hiện nỗ lực làm mới con chữ của Nguyễn Tuân, tình yêu và trách nhiệm với nghề cầm bút của ông. Trong "Người lái đò sông Đà" nỗ lực ấy được bộc lộ qua kho từ vựng phong phú. Đọc văn Nguyễn Tuân, tao mới thấy tiếng Việt giàu có và tinh tế đến vậy. Trong "Người lái đò sông Đà", người đọc được thưởng thức một loạt ngôn từ mới mẻ, sáng tạo, mang bản sắc riêng: "Lặng tờ, bờ tiền sử, nỗi niềm cổ tích, thơ ngộ.." Nhà văn thực sự là một ông lái tài hoa trên dòng sông ngôn ngữ. Các câu văn Nguyễn Tuân giàu nhạc điệu, co duỗi nhịp nhàng. Nhạc điệu trầm bổng, đưa người đọc đến với cái yên ả của dòng sông đà nơi hạ lưu: "Dòng sông quãng này lững lờ như thương nhớ những hòn thác đá xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải no khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển dòng trên". 4, Nhà văn học từ "trường đời" : Nhà văn Nguyễn Tuân là một người luôn luôn tâm niệm "Chỉ có trường đời rộng rãi mới dạy cho ta biết những câu đẹp đẽ". Vì vậy Nguyễn Tuân luôn luôn cố gắng thu nhặt, lượm lặt ngôn từ trong đời sống, Người ta nói rằng đi đến đâu Nguyễn Tuân cũng cầm theo một quyển vở và một cây bút để ghi lại những từ mà ông đã nghe được và cảm thấy thú vị. Nếu không có chuyến đi thực tế về miền Tây Bắc hiểm trở, được thỏa sức ngắm nhìn cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hòa mình với cuộc sống của nhân dân lao động nơi đây thì làm sao Nguyễn Tuân có thể viết được tập tùy bút "Sông Đà" với bao nhiêu ngôn ngữ phong phú, đa dạng như thế được. Nói cách khác, Nguyễn Tuân đã "nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang". 5, Con người uyên bác đến không tưởng: Có thể nói trong văn đàn Việt Nam, Nguyễn Tuân là một trong những người có vốn sống vốn văn hóa phong phú nhất. Nguyễn Tuân thường nói tới loại người có "dạ dày" sư tử, cái gì cũng ăn và cũng tiêu hóa sạch. Những người viết văn, theo ông, cũng phải có một thứ dạ dày như vậy. Sức đọc của ông rất đáng kể, ngày nào không đọc được một ít thường bứt rứt trong người. Ông đọc và ông tìm cách thu hút tất cả lên trang viết. Ấy là chưa tính những phút cặm cụi trước trang giấy trắng viết, sửa chữa, thêm bớt, viết lại, cốt sao không thể viết hơn được nữa mới thôi. Có điều, khi đã có được sự hướng dẫn của một mỹ cảm tốt, sự khổ hạnh ở đây không bao giờ đồng nghĩa với lối hùng hục kéo cày của những ngòi bút bất tài, mà vẫn có chút gì đó vui vẻ thanh thoát và trong những trường hợp thành công, tác phẩm có cái tự nhiên như hóa công ban cho vậy. Một tinh thần làm nghề tận tuỵ đã ngưng kết trong nó toàn bộ bản lĩnh làm người mà một nhà văn như Nguyễn Tuân vốn có. Đó là lí do tại sao ông uyên bác như thế. Đọc văn Nguyễn Tuân, bao giờ ta cũng phải trầm trồ kinh ngạc trước những kiến thức mới mẻ mà ông đưa ra. Nguyễn Tuân không miêu tả con sông Đà theo cách thông thường, rằng con sông Đà thật xinh đẹp, thật hung bạo, nước mạnh, gió xoáy, đá nhiều bởi như thế thì nhàm chán biết bao. Vì ông là Nguyễn Tuân nên khi miêu tả một con sông ông cũng phải lồng ghép vào đó biết bao kiến thức từ quân sự, bóng đá, lịch sử, địa lý.. đến những kiến thức về công việc của người lái đò. (Có tham khảo từ "Tôi học văn cả đời")