Tên truyện: Đợi mặt trời Tác giả: Phạm Ngọc Tiến _Trích "Đợi mặt trời" chương 1 (trang 3) _ Đó là mở đầu câu chuyện của chúng ta, câu chuyện về những đứa trẻ bất hạnh, vì nhiều lí do mà phải tự bươn chải kiếm sống. Nhân vật chính là Nghĩa choắt, Nghĩa, là tên người ta đặt cho nó ở "trường giáo dục trẻ em hư", choắt, là vì "nó nhỏ người. Đã mười ba nhưng nó còi cọc chỉ nhỉnh hơn đứa bé lên mười chút ít.". Nghĩa choắt là một trong những thành viên chủ lực ở "Xa Quê" - tổ chức bán báo từ thiện do bác Hoát xây dựng - cứ nhìn cái cách nó hoạt động ở Mặt Trời là biết. Cuộc đời Nghĩa choắt lắm gian nan, nó chưa từng biết đến quê hương nơi bà ngoại và mẹ nó đã rời bỏ, chưa một lần nhìn thấy người bố thân sinh, lớn chút nữa, mẹ bỏ đi, rồi bà ngoại mất năm nó lên chín. Bơ vơ nơi xóm chợ, Nghĩa choắt bắt đầu cuộc đời lang bạt, ở đó nó gặp chị Lan - mặt trời của nó - giữa lúc khó khăn tủi nhục. Thế nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, chị Lan bị bắt, Nghĩa choắt quay lại con đường xưa, trở về nhóm "Băng Phiến". Chẳng bao lâu, "Băng Phiến" cũng bị "hốt" sạch, nó vào "trường giáo dục trẻ em hư", được học chữ, và hiện tại, sau khi ra khỏi trường, bác Hoát cưu mang, đem về "Xa Quê". Chính hoàn cảnh ấy đã tạo nên Nghĩa choắt ngày hôm nay, thông minh, gan lì và mưu mẹo. Nó ao ước có một gia đình như Hiền sầu, thậm chí là Ngọc phệ, cái mà nó nhận được từ chị Lan của nó. Hoàn cảnh gia đình Ngọc phệ thì khác. Hồi trước nó cũng có một gia đình, có cuộc sống êm đềm, hạnh phúc. Thế nhưng mẹ mất, người bố sa vào thuốc phiện - thứ thuốc độc giết người, gia đình tan nát, nó vào "Xa Quê" cũng vì vậy. Vì thế Ngọc phệ hận, nó hận thứ thuốc độc ấy, hận người buôn bán thuốc phiện, hận cả bố nó. Tuy nhiên chưa va chạm nhiều nên Ngọc phệ vẫn còn giữ được sự ngây ngô, hiếm có ở những đứa trẻ bán báo rong khác. Hiền sầu, nhà nó ở vùng cao, mẹ bị bệnh lao phổi nên những khi không phải làm nương nó liền đi bán báo, cùng bằng tuổi, nó còn gầy hơn cả Nghĩa choắt, thế mới biết nó phải lao động vất vả nhường nào. Hùng sứt, nhà nó trước kia khá giả, nhưng cha mẹ nó dính vào án tham nhũng, ngồi tù. Không chịu nổi vất vả, cu cậu đem đồ đạc trong nhà họ hàng đi bán, lần này lần khác, đến lúc họ không chịu được, nhờ đến công an giúp đỡ, cu cậu liền bị tống vào "trường giáo dục trẻ em hư", sau cũng được bác Hoát nhận về. Với những hành động và cử chỉ nghĩa hiệp của mình, Nguyễn Hoát nhận được vô số sự ca ngợi, biết ơn từ hai mươi đứa trẻ "Xa Quê", từ gia đình Hiền sầu, từ những người xung quanh. Không ai ngờ đến đó lại là tên giết người máu lạnh, hắn ta đã giết hàng trăm ngàn người, rồi tới đây, hắn lại lợi dụng hai mươi đứa trẻ vô tội ấy tiếp tay cho hành vi giết người của hắn - vận chuyển thuốc phiện. Nếu như những đứa trẻ như bọn Nghĩa choắt đáng được thương cảm, những chiến sĩ công an như thầy Tưởng, cô Kim Anh đáng được ca ngợi, những phụ nữ lầm lỡ như chị Lan, mẹ Nghĩa choắt đáng được tha thứ, thì đám người lão Hoát, Toàn sẹo, Hải thần sét, lang Trình, lão béo .. lại đáng bị cả thế giới lên án. Những đứa trẻ thiếu thốn vật chất, tinh thần phải đi bán báo mưu sinh nào có làm sai đâu, nhưng lại bị lợi dụng như những con dao giết người, còn bọn chúng, núp dưới danh nghĩa từ thiện. Thuốc phiện từ tay chúng "đã reo rắt tai họa cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình", trong đó có nhà Ngọc phệ _Trích "Đợi mặt trời" chương 12 (trang 109 - 110) _ Đâu chỉ có Ngọc phệ hối hận, Nghĩa choắt, Hùng sứt, tất cả những đứa từng cầm trên tay bộ "từ điển" cũng hối hận chứ, chúng nó tiếp tay cho kẻ xấu mà có biết gì đâu, đáng thương cho những đứa trẻ chỉ muốn một bát cơm một mái nhà ấm cúng.. Với lối viết giản dị, chân thực, ngôn từ gần gũi của tác giả, độc giả như hòa mình vào cùng số phận những đứa trẻ, cùng khóc, cùng vui, cùng buồn, cả câu chuyện mang theo màu sắc u ám, chỉ có những chương cuối khiến ta thỏa mãn vì cái kết cho những kẻ giết người không dao. Khép lại cuốn sách, dư vị vẫn còn đó, thương cảm, oán hận, đau buồn.. Nghĩa choắt tìm được mặt trời rồi, nhưng chị Lan thì sao? Ngọc phệ về nhà, nhưng nhà có còn là nhà nữa đâu Hiền sầu về quê, nhưng giờ đây cuộc sống của nó còn vất vả biết bao! Những đứa trẻ không còn nhà thì về các tổ bán báo tử tế khác, "loại như lão Hoát mới hiếm chứ người tử tế thật giờ thiếu gì". Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện này vô cùng đơn giản, nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng làm được, đó là. _Trích "Đợi mặt trời" trích lời tác giả cuối sách_ Tác phẩm đoạt giải A - cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi năm 1993 - 1995 của NXB Kim Đồng. Truyện bìa mềm, 120 trang, giá trên 20k, có thể đặt mua sách online tại tiki. [Bài viết mang tính chủ quan, là ý kiến của cá nhân người viết, nếu muốn tham khảo thêm trước khi mua sách miễn cho mua về không đọc được mời share Google] _Giả Tiên_