ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: TÚ UYÊN GẶP GIÁNG KIỀU Ngữ văn 11 kỳ I sách Chân trời sáng tạo I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Vũ Quốc Trân (? -) - Quê: Người làng Đan Loan, huyện Bình Giang, tỉnh (Hải Dương) ; nhưng sống ở phường Đại Lợi (một phần phố Hàng Đào thuộc Hà Nội ngày nay) vào khoảng giữa thế kỷ 19. 2. Tác phẩm - Bích Câu kỳ ngộ nguyên là một tiểu thuyết bằng chữ Hán, trích Tiễn dặn người yêu – Xống chụ xon xao, NXB Văn học, Hà Nội, năm 1973. II. Khám phá văn bản 1. Cốt truyện và chi tiết của văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều 1. Mô hình cốt truyện và vai trò của chi tiết trong việc thể hiện nội dung. - Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình Gặp gỡ - Tai biến (Lưu lạc) – Đoàn tụ (Đoàn viên). - Mô hình: GV có thể gợi mở theo PHỤ LỤC 14 trang 173. * Vai trò của chi tiết trong việc thể hiện nội dung - Chi tiết có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện nội dung. Ví dụ: + Chi tiết thể hiện nỗi nhớ nhung, si tình của Tú Uyên: Sớm khuya của bức họa đồ làm đôi; Từ phen giáp mặt đến giờ/ Những là ngày tưởng đêm mơ đã chồn; Để ai ruột héo, gan mòn vì ai? ;.. + Chi tiết gặp gỡ của Tú Uyên và người trong tranh, đồng thời cũng là người trong mộng: Khách tiên chưa dễ qua vòng ái ân; Sáng mai cứ buổi ra đi / Liệu chừng thoắt trở lại về thử coi / Bỗng đâu thấy sự lạ đời / Trong tranh sao có bóng người vào ra? + Chi tiết về phép thần tiên: Nói thôi rút chiếc trâm đầu / Biến hình liền thấy đôi hầu theo ra; Bóng mây bỗng kéo quanh nhà / Thảo am thoắt đã đổi ra lâu đài;.. + Chi tiết về mối duyên giữa Giáng Kiều và Tú Uyên: Nhân duyên đã định từ xưa/ Tơ trăng xe đến bây giờ mới thân; Nàng rằng: "Xin quyết gieo cầu/ Tấm son thề với trên đầu xanh xanh.. 2. Nhân vật trong văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều a. Đặc điểm của nhân vật Tú Uyên và Giáng Kiều được thể hiện trong đoạn trích. * Đặc điểm của nhân vật Tú Uyên - Nhân vật Tú Uyên là một trong những thành công của Bích Câu kì ngộ với hình tượng là đại diện cho tầng lớp Nho sĩ nghèo ở thành Thăng Long, chưa thành đạt trên con đường sự nghiệp. - Ngoại hình của Tú Uyên không được nhắc đến trong đoạn trích, nhưng tính cách chàng lại vô cùng rõ nét. + Sự bồng bột, hấp tấp, cuồng nhiệt, cả nể thể hiện qua cách chàng si tình quên ăn, quên ngủ: Vội vàng đánh tiếng ra chào và lập tức thổ lộ tình cảm: Sinh rằng:" Trong bấy lâu nay / Nhắp sây gối muộn có ngày nào nguôi ", qua cách chàng mượn rượu lần khân với người con gái vừa gặp mặt: Giọng tình sánh với quỳnh tương / Giả say sinh mới toan đường lần khân. + Những về sau, khi nàng khuyên can thì cũng thuận theo. Tính cách này của chàng Tú Uyên khá nhất quán, không chỉ trong trích đoạn mà còn xuyên suốt chiều dài của tác phẩm. * Đặc điểm của nhân vật Giáng Kiều: + Giáng Kiều là một tiên nữ xinh đẹp, có tấm lòng bao dung, chịu tha thứ cho người đã tổn thương mình. + Dù đã quay trở lại trời khi không khuyên nhủ được Tú Uyên cai rượu nhưng vẫn quay trở lại khi anh có ý định tự tử và quyết định tha thứ cho mọi sai lầm ở quá khứ. b. Dấu hiệu trong đoạn trích" Tú Uyên gặp Giáng Kiều"cho thấy đây là truyện thơ Nôm bác học. Dấu hiệu chi thấy văn bản thuộc truyện thơ Nôm bác học là: - Được sáng tác dưới hình thức văn vần, xoay quanh đề tài tình yêu. - Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình. - Cốt truyện xoay quanh số phận của 2 nhân vật chính với nội dung phản ánh số phận. - Có chất lượng nghệ thuật cao khi nói đến hình ảnh Giáng Kiều. c. Thông điệp Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là cần biết trân trọng những thứ có hiện tại. Dù để đạt được điều gì đó rất khó, khi đạt được có thể thỏa mãn với thành tựu của mình nhưng không nên buông thả bản thân để mất đi những gì đáng quý để rồi đến khi mất đi mới biết trân trọn.