Đọc hiểu văn bản: Nữ phóng viên đầu tiên - Trần Nhật Vy, Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngân Ngân08, 25 Tháng mười một 2023.

  1. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    I. Tri thức ngữ văn

    1. Các yếu tố hình thức của văn bản thông tin.

    Văn bản thông tin thường có những dấu hiệu nổi bật về hình thức thể hiện qua nhan đề, đề mục, sơ đồ, bảng biểu, chữ in nghiêng, chữ in đậm..

    2. Bố cục, mạch lạc của văn bản thông tin.

    Nội dung của văn bản thông tin được tạo thành bởi các yếu tố chính: Chủ đề, các ý chính và ý phụ.

    3. Cách trình bày dữ liệu trong văn bản thông tin.

    Văn bản thông tin thường được trình bày theo những cách phù hợp với tiến trình nhận thức tự nhiên của người đọc. Có một số hình thức thông tin chính: Theo trật tự thời gian, theo trật tự nhân quả, theo tầm quan trọng của vấn đề, theo quan hệ so sánh hoặc tương phản.

    - Tổ chức thông tin theo trật tự thời gian là trình bày các sự kiện theo tiến trình trước sau mà chúng diễn ra.

    - Tổ chức thông tin theo trật tự nhân quả là dựa vào mối liên hệ giữa một sự kiện với nguyên nhân và kết quả của sự kiện đó.

    - Tổ chức theo tầm quan trọng của vấn đề là sắp xếp các thông tin theo cách từ những thông tin qua trọng nhất đến những thông tin ít quan trọng hơn hoặc ngược lại.

    - Tổ chức thông tin theo quan hệ so sánh hoặc tương phản là trình bày thông tin theo những đặc điểm tương đồng, khác biệt hoặc đối lập của của hai hay nhiều đối tượng.

    4. Mục đích, quan điểm của người viết trong văn bản thông tin

    - Mục đích giao tiếp chủ yếu của văn bản thông tin là cung cấp thông tin, nhưng bên cạnh đó, nó còn có thể nhắm đến mục đích khác như: Thuyết phục, giải trí..

    - Kinh nghiệm, niềm tin của người viết cũng chi phối việc bày tỏ quan điểm, thái độ đối với vấn đề được đề cập, mặc dù điều này thường không được thể hiện trực tiếp trong văn bản.

    II. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả.

    - Trần Nhật Vy (Nguyễn Hữu Vang), sinh năm 1956 tại Đồng Tháp.

    - Tác phẩm chính: .

    - Ông là nhà báo, tác giả của nhiều tác phẩm biên khảo về lịch sử báo chí và văn hóa Sài Gòn.

    2. Văn bản.

    - Xuất xứ: In trên báo Tuổi trẻ, ngày 18/6/2015.

    - Bố cục: 4 phần

    + Phần sa-pô được in đậm ở đầu văn bản.

    + Phần mở đầu từ "Nói" nữ phóng viên chính hiệu "là bởi" đến "Đó là Manh Manh nữ sĩ".

    + Phần giới thiệu chân dung nhân vật từ "Manh Manh nữ sĩ tên thật là Nguyễn Thị Kiêm" đến "bà lấy chồng người Pháp và qua Pháp ở cho đến ngày mất".

    + Phần kết luận từ "Đối với văn học Việt Nam" đến hết.

    II. Khám phá văn bản

    1. Trình tự triển khai của văn bản.

    - Tiểu sử của nhân vật:

    + Tên khai sinh: Nguyễn Thị Kiêm.

    + Năm sinh, năm mất: 1914 – 2005.

    + Quê quán: Gò Công.

    + Gia đình: Con ông tri huyện Nguyễn Đình Trị.

    - Các hoạt động xã hội của nhân vật:

    + Học trường Trung học Nữ sinh bản xứ.

    + Làm nghề báo khi mới mười bảy tuổi (năm 1931).

    + Sáng tác và diễn thuyết để ủng hộ phong trào Thơ mới.

    - Ủng hộ nữ quyền, tạo ra một phong trào phụ nữ rất sôi nổi trong xã hội (từ năm 1932 đến năm 1934).

    - Đời sống cá nhân của nhân vật:

    + Kết hôn với nhà báo Lư Khê Trương Văn Em (năm 1937).

    - Lấy chồng người Pháp (năm 1950) và sinh sống ở Pháp cho đến khi mất (năm 2005).

    => Nhận xét: Văn bản được trỉển khai theo trình tự thời gian. Cách triển khai này làm nổi bật diễn biến cuộc đời nhân vật song song với những chuyển biến mạnh mẽ của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. Nói cách khác, qua cuộc đời của nhân vật, ta có thể hình dung ra không khí của thời đại.

    2. Cách tiếp cận vấn đề của tác giả.

    - Vấn đề được đề cập: Viết về phong trào nữ quyền qua chân dung của một cá nhân, một người phụ nữ.

    - Những bài viết về phong trào xã hội thường ghi chép các mốc thời gian, tường thuật các sự kiện chính, mô tả bối cảnh ra đời, quá trình phát triển, kết quả và ý nghĩa của phong trào.. Trong bài vỉết, tác giả viết về phong trào nữ quyền qua chân dung của một cá nhân, cụ thể là chân dung của một người phụ nữ. Bởi vậy, lịch sử thời đại hiện lên một cách rất cụ thể, sống động, giàu cảm xúc. Qua cách tiếp cận đó, tác giả cho thấy sự gắn bó mật thiết giữa cá nhân và lịch sử. Cá nhân làm nên lịch sử, mặt khác, chân dung và số phận của mỗi cá nhân lại cho thấy hơi thở, bầu không khí của thời đại.

    3. Chân dung nhân vật trong văn bản.

    - Nhân vật được tái hiện trên nhiều bình diện (nội dung phiếu 01), với các tư cách khác nhau: Một người phụ nữ, một thi sĩ, một nhà báo, một nhà hoạt động xã hội.

    - Thông qua những chi tiết được cung cấp trong văn bản, tác giả tái hiện sống động chân dung của nữ sĩ đi ngược lại tất cả những chuẩn mực và định kiến của xã hội: Từ ngoại hình đến tính cách, hành động, đời sống riêng tư khác thường..

    => Cách giới thiệu chân dung nhân vật ấn tượng: Không chỉ trần thuật lại những sự kiện về hoạt động của nhân vật, mà còn trích dẫn trực tiếp lời nói của bà, lời nhận xét, đánh giá của người đương thời về nhân vật. Việc trích dẫn trực tiếp giúp làm nổi bật quan điểm và đặc biệt là cá tính của nhân vật, đồng thời giúp tái hiện lời ăn tiếng nói cũng như không khí tranh luận, đối thoại rất sôi nổi của đời sống xã hội Việt Nam thời kì này.

    4. Không khí thời đại và phong trào Thơ mới.

    - Những chi tiết miêu tả bối cảnh thời đại:

    "Lần thứ nhất một bạn gái lên diễn đàn và cũng lần thứ nhất có một cuộc diễn thuyết được đông người nghe như thế"; "cuộc tranh luận dài trên báo chí cả trong Nam lẫn ngoài Bắc"; "khi ấy vẫn còn quan niệm:" Đến thế kỉ thứ XX, đàn bà An Nam lại có nảy sanh một số người quái gở! Họ vượt ra khỏi buồng the, chẳng theo lễ giáo cũ: Họ cũng đi học đi làm như đàn ông. Họ tự do đi, đứng, nói cười, ra giữa công chúng vạt banh, đá cầu, lập hội hè, đến chỗ đông mà tranh cãi ";" công chúng đã ồ ạt kéo đến hội quán phố Hàng Trống như nước chảy, lũ lượt bọn năm bọn ba ";" Trên gác, dưới nhà, không một chỗ hở ";).

    - Không khí thời đại được tái hiện, đó là sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam buổi giao thời, trong đó có sự xung đột và giao tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa những định kiến về người phụ nữ và những nỗ lực của các cá nhân và tổ chức để đấu tranh khẳng định sự tự do, bình đẳng của người phụ nữ. Văn bản cũng mô tả cục diện" trăm hoa đua nở"của báo chí thời kì đầu, không khí đối thoại, tranh luận, diễn thuyết rất sôi nổi trong lĩnh vực báo chí, ở các không gian công cộng và những thay đổi mạnh mẽ trong ý thức hệ của công chúng.

    - Văn bản cho ta biết thêm về quá trình hình thành của phong trào Thơ mới, về một nữ thi sĩ vốn được nhắc tới không nhiều trong các nghiên cứu về Thơ mới, đồng thời giúp ta nhận ra những đóng góp của một nữ nhà báo đối với sự phát triển của phong trào này.

    5. Thân phận và vị thế của phụ nữ trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX

    - Văn bản tái hiện vị thế lưỡng nan của phụ nữ trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. Một mặt, họ rất nỗ lực để khẳng định cá tính, sự tự do, bình đẳng của mình, mặt khác, họ vẫn rất đơn độc và bị coi là dị biệt, thiểu số. Có thể nhận ra điều này ở sự đối lập giữa một bên là các thông tin miêu tả hoạt động tích cực của nhân vật trên mặt trận xã hội và một bên là những thông tin ít ỏi nhưng đắt giá vê đời sống riêng tư với rất nhiều trở ngại của nhân vật, những bình luận nhiều định kiến về nhan sắc của phụ nữ từ điểm nhìn của đàn ông.

    - Những phụ nữ đã có đóng góp đặc biệt trong các cuộc vận động xã hội ở thời đại chúng ta: Mẹ Tê-rê-sa, chủ nhân của giải Nô-ben Hòa bình năm 1979, là nữ tu, nhà truyền giáo với những hoạt động nhân đạo và cứu giúp người nghèo; Ma-la-na lu-xa-dai, chủ nhân giải Nô-ben Hòa bình năm 2014, là nhà hoạt động xã hội đã chống lại sự trấn áp và khủng bố của Taliban để đấu tranh cho nữ quyền)

    IV. Tổng kết

    1. Nội dung.

    - Nữ phóng viên đầu tiên là một văn bản khảo cứu lịch sử, tái hiện chân dung của một nữ nhà báo, nhà thơ, nhà hoạt động nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

    - Văn bản Nữ phóng viên đầu tiên điển hình cho cách trình bày thông tin theo trình tự thời gian, để làm nổi bật diễn biến một phong trào xã hội cũng như số phận của một nhân vật.

    2. Ý nghĩa.

    - Văn bản đặt ra vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội: Vấn đề bình đẳng giới.

    - Tác phẩm cho ta thấy vẻ đẹp sự tài hoa của người con gái hiện đại, cũng là sự tiếc nuối của tác giả về một người phụ nữ giỏi giang.
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...