Đọc hiểu văn bản: Nắng Mới - Lưu Trọng Lư I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Lưu Trọng Lư (19/6/1911–10/8/1991), là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam. - Quê quán: Làng Cao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Phong cách nghệ thuật: Giọng thơ trong trẻo, ý thơ tinh tế - Tác phẩm chính: Khói lam chiều, Tiếng thu (1939) ; Tỏa sáng đôi bờ (1959) ; Người con gái sông Gianh (1966) 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích từ tập thơ "Tiếng thu" - Thể thơ: Thơ bảy chữ Đặc điểm: Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có 7 chữ. Các dòng trong bài thơ thường ngắt nhịp 4/3, cũng có khi bắt nhịp ¾. Cách ngắt nhịp còn phụ thuộc vào nghĩa của câu thơ, dòng thơ. Bài thơ sáu chữ hoặc 7 chữ thường có nhiều vần. Vần thường là vần chân (được gieo ở cuối dòng thơ thứ nhất, thứ hai, thứ tư ở mỗi khổ), có thể gieo vần liền (vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ) hoặc cách (vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra 1 dòng thơ ). - PTBĐ: Biểu cảm (Tự sự, miêu tả) - Bố cục: 2 phần + Phần 1 (khổ thơ đầu) : Bức tranh thiên nhiên "nắng mới". + Phần 2 (khổ 2, 3) : Nỗi nhớ của nhà thơ - Mạch cảm xúc: Đan xen hiện tại và quá khứ. - Bài thơ là lời của chủ thể trữ tình "tôi", bộc lộ cảm xúc, tâm tư tình cảm về người mẹ của mình. - Nhan đề được đặt theo một hình ảnh khơi nguồn cảm hứng cho tác giả. II. Tìm hiểu chi tiết 1. Bức tranh thiên nhiên nắng mới - Thời gian: Hiện tại, buổi trưa buồn bên song cửa => Bình dị nhưng đủ sức lay động lòng người - Không gian: Nắng hắt bên song, Âm thanh tiếng gà xao xác, não nùng => Không gian hiu hắt - Tâm trạng: Xao xác, não nùng, lòng rượi buồn, chập chờn sống lại => Không gian tĩnh lặng, hiu hắt, đầy 1 màu hoài niệm. => Tâm trạng buồn quạnh hiu xa vắng, nhớ thương những kỉ niệm thuở ấu thơ. 2. Nỗi nhớ của nhà thơ (Khổ 2, 3) - Hình ảnh người mẹ: hình ảnh người mẹ hiện lên trong tâm tưởng nhà thơ với đầy đủ nét duyên dáng, hiền từ của người phụ nữ Việt Nam thuở xưa. - Tình cảm của nhà thơ: Thổn thức, bồi hồi nhớ thương mẹ. => Hình ảnh người mẹ quá cố của nhà thơ từ đầu đến cuối chỉ được phác họa qua ba chi tiết: "nắng mới", "áo đỏ" và "nét cười", trong những giây phút xuất thân của họa sĩ – thi sĩ Lưu Trọng Lư, nó đã để lại một ấn tượng đẹp và sâu sắc. Phải chăng là vì ta chợt bắt gặp trong hình ảnh đó một cái gì rất đỗi thân quen như của mẹ ta mà cũng là của tất cả những người phụ nữ Việt Nam thầm lặng hy sinh, thương yêu, chăm sóc chồng con suốt cả cuộc đời. Không gian nghệ thuật ám ảnh không tách rời hình ảnh người mẹ.. Có thể hình ảnh ấy của bà mẹ đã đọng lại và lưu mãi trong tâm trí người đọc khi bài thơ đã hết, tạo một nỗi bùi ngùi, thương cảm.