Đọc hiểu văn bản: Mây trắng còn bay - Bảo Ninh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 17 Tháng tư 2023.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu văn bản: Mây trắng còn bay - Bảo Ninh

    Trắc nghiệm kết hợp tự luận

    ĐỀ 1


    Đọc văn bản sau:

    Mây trắng còn bay, Bảo Ninh, NXB Trẻ TP. HCM, 2008​

    [​IMG]

    Chọn đáp án đúng:

    Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên:

    A. Truyện ngắn

    B. Tiểu thuyết

    C. Hồi kí

    D. Tự truyện

    Câu 2. Xác định ngôi kể, điểm nhìn trần thuật trong văn bản:

    A. Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn hạn tri

    B. Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn toàn tri

    C. Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn hạn tri

    B. Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn toàn tri

    Câu 3. Xác định đề tài của truyện

    A. Đề tài chiến tranh

    B. Đề tài người lính

    C. Đề tài người mẹ anh hùng

    D. Đề tài đất nước

    Câu 4. Nhân vật chính trong truyện là nhân vật nào?

    A. Tôi

    B. Bà cụ

    C. Tay vận (mặc) complet

    D. Người con đã hi sinh của bà cụ

    Câu 5. Những câu thoại của bà cụ: - Mây ngay ngoài, các bác kìa! / - Mây cận quá, bác nhỉ, với tay ra là với được - Y thể cây lá ngoài vườn. / - Vậy mà sao nhiều người họ kháo là tàu bay trỗi cao được hơn mây bác nhỉ? / - Chả biết đâu trời đâu đất thế này biết lối nào mà về bến, thưa các bác? có tác dụng như thế nào?

    A. Tạo ấn tượng về sự già cả, có phần lẩm cẩm của bà cụ; đồng thời "đánh lạc hướng" độc giả để chuẩn bị cho sự xuất hiện của bà cụ - bà mẹ đau thương mà kiên cường ở phần cuối truyện.

    B. Tạo sự đối lập trong cách xây dựng nhân vật: Bà cụ già cả, lẩm cẩm phần đầu truyện lại là người mẹ anh hùng phần cuối truyện.

    C. Tạo sự đối lập trong cách xây dựng nhân vật: Nhân vật bà cụ chân chất, mộc mạc và nhân vật mặc com-lê sang trọng mà khiếm nhã ngồi cạnh.

    D. Cả A, B, C

    Câu 6. Câu nói nào sau đây góp phần chuyển câu chuyện sang một bước ngoặt khác:

    A. - Mây ngay ngoài, các bác kìa!

    B. - Chả biết đâu trời đâu đất thế này biết lối nào mà về bến, thưa các bác?

    C. - Đã sắp đến sông Bến Hải chưa con?

    D. - Làm cái gì vậy? Hả! Cái bà già này!

    Câu 7. Chủ đề của truyện là:

    A. Nỗi đau của những người lính hi sinh vì chiến tranh

    B. Nỗi đau của những người mẹ có con hi sinh trong chiến tranh

    C. Phê phán sự thờ ơ vô tâm của những con người vô ơn, quên nguồn cội

    D. Ca ngợi tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 8.
    Nhan đề "Mây trắng còn bay" gợi cho em suy nghĩ gì?

    Câu 9. Nhận xét về thái độ của các nhân vật đối với bà cụ khi bà cụ mang lễ ra thắp hương.

    Câu 10. Em hãy nêu các phương diện thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân văn của truyện.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. A. Truyện ngắn

    Câu 2. A. Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn hạn tri

    Câu 3. C. Đề tài người mẹ anh hùng

    Câu 4. B. Bà cụ

    Câu 5. D. Cả A, B, C

    Câu 6. D. - Làm cái gì vậy? Hả! Cái bà già này!

    Câu 7. B. Nỗi đau của những người mẹ có con hi sinh trong chiến tranh

    Câu 8. Nhan đề "Mây trắng còn bay" :

    - Gợi lên hình ảnh thực của thiên nhiên trong truyện: Mây vẫn bay trên bầu trời, nơi chiếc máy bay đã bay qua;

    - Gợi lên nhiều liên tưởng:

    Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng kí miễn phí tại LINK để đọc tiếp nội dung ẩn nha!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Như vậy nhan đề "Mây trắng còn bay" là một nhan đề đa nghĩa, gợi nhiều liên tưởng.

    Câu 9. Nhận xét về thái độ của các nhân vật đối với bà cụ khi bà cụ mang lễ ra thắp hương.

    - Khi bà cụ thắp hương làm lễ giỗ cho người con hi sinh, các nhân vật:

    + Người mặc com-lê nói: - Làm cái gì vậy? Hả! Cái bà già này! và nói với nhân viên máy bay: - Tới mà nhìn! Đây là hàng không hay là cái xô bếp? Là phi cơ hay là cái miếu thờ thế này, hả?

    => thái độ gắt gỏng, phản đối, không có sự đồng cảm, thấu hiểu với bà cụ;

    + Cô nhân viên: Đứng sững, không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn.

    => sau phút ngạc nhiên ban đầu, cô đã thấu hiểu được nỗi đau của người mẹ, đồng cảm với bà cụ;

    + Nhân vật tôi có hành động: Xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh

    => nhân vật tôi thấu hiểu được sự việc, cảm thông cho bà cụ, giúp bà cụ hoàn thành tâm nguyện.

    Câu 10.

    - Các phương diện thể hiện giá trị hiện thực:

    + Truyện khai thác đề tài hậu chiến, viết về nỗi đau của người mẹ khi con hi sinh. Hòa bình lập lại, nhưng nỗi đau, nỗi nhớ thương con vẫn còn hiện hữu;

    + Truyện phản ánh thái độ, cách cư xử của một số kiểu người trong xã hội hiện đại đối với quá khứ.

    - Các phương diện thể hiện giá trị nhân văn của truyện:

    + Truyện thể hiện lòng cảm thông sâu sắc của tác giả đối với nỗi đau của những người mẹ có con hi sinh trong chiến tranh;

    + Ca ngợi tấm lòng người mẹ: Dù con mất đã ba mươi năm nhưng lòng mẹ vẫn không nguôi thương yêu, mong nhớ con.

    Xem tiếp bên dưới: Đề 2
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng bảy 2023
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu văn bản: Mây trắng còn bay - Bảo Ninh (tt)

    Đọc văn bản (trên), thực hiện các yêu cầu:

    Chọn đáp án đúng:

    Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản:

    A. Miêu tả

    B. Tự sự

    C. Biểu cảm

    D. Nghị luận

    Câu 2: Không gian xảy ra câu chuyện là:

    A. Trên máy bay

    B. Trên ô tô

    C. Tại nghĩa trang liệt sĩ

    D. Trên dòng sông Bến Hải

    Câu 3: Các nhân vật tham gia vào câu chuyện là:

    A. Bà cụ, người mặc áo com-lê

    B. Bà cụ, con trai của bà cụ

    C. Bà cụ, người mặc áo com-lê, nhân vật tôi

    D. Bà cụ, người mặc áo com-lê, nhân vật tôi, cô tiếp viên

    Câu 4: Tác giả khắc họa nhân vật bà cụ ở phần đầu câu chuyện là người như thế nào?

    A. Người già cả

    B. Người già cả, không có hiểu biết, cái gì cũng lạ lẫm

    C. Là bà lão "quê mùa" chân chất, mộc mạc, có phần lạc hậu và lạc lõng trong thế giới hiện đại

    D. Là bà lão tính tình vui vẻ, hoạt bát, thích đùa, thân thiện với mọi người, dễ làm quen, dễ bắt chuyện

    Câu 5: Địa danh Sông Bến Hải và vĩ tuyến 17 được nhắc đến trong truyện có ý nghĩa như thế nào?

    A. Giúp câu chuyện tiếp diễn bình thường

    B. Tạo không gian chân thực cho câu chuyện

    C. Tạo bước ngoặt để câu chuyện chuyển sang hướng khác

    D. Gợi nhắc nỗi đau chia cắt đất nước, và sự hi sinh của biết bao thế hệ người Việt Nam để xóa đi ranh giới, nối liền hai miền Nam Bắc

    Câu 6: Việc bà cụ hỏi cô tiếp viên Đã sắp đến sông Bến Hải chưa con? hé lộ điều gì?

    A. Hé lộ mục đích đi máy bay của cụ: Đến thăm con

    B. Hé lộ tính cách ôn hòa, hay bắt chuyện của bà cụ

    C. Hé lộ địa danh mà bà cụ sẽ đáp xuống

    D. Hé lộ tâm lí tò mò của bà cụ.

    Câu 7: Dòng nào không thể hiện tâm trạng, nỗi lòng của bà cụ trong câu nói: Van bác.. - Bác ơi, van bác.. Chẳng là, bác ạ, bữa nay giỗ thằng cả nhà tôi. Non ba chục năm rồi, bác ơi, tôi mới lên được đến miền cháu khuất.

    A. Nỗi đau đớn của bà mẹ mất con

    B. Nỗi dằn vặt của bà cụ vì đã ba mươi năm mới đến được nơi con hi sinh

    C. Tình yêu thương, nỗi nhớ con chưa bao giờ nguôi trong lòng bà cụ

    D. Bà cụ đau khổ vì vô tình của những người ngồi trên máy bay

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 8:
    Khái quát đề tài, chủ đề của truyện "Mây trắng còn bay".

    Câu 9: Hình ảnh trong câu văn: "Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ." gơi cho em suy nghĩ gì?

    Câu 10: Truyện được kể theo điểm nhìn của nhân vật nào? Cách chọn điểm nhìn đó có tác dụng như thế nào?

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1: B. Tự sự

    Câu 2: A. Trên máy bay

    Câu 3: D. Bà cụ, người mặc áo com-lê, nhân vật tôi, cô tiếp viên

    Câu 4: C. Là bà lão "quê mùa" chân chất, mộc mạc, có phần lạc hậu và lạc lõng trong thế giới hiện đại

    Câu 5: D. Gợi nhắc nỗi đau chia cắt đất nước, và sự hi sinh của biết bao thế hệ người Việt Nam để xóa đi ranh giới, nối liền hai miền Nam Bắc

    Câu 6: A. Hé lộ mục đích đi máy bay của cụ: Đến thăm con.

    Câu 7: D. Bà cụ đau khổ vì vô tình của những người ngồi trên máy bay

    Câu 8:

    - Đề tài: Viết về người mẹ có con hi sinh trong kháng chiến

    - Chủ đề: Nỗi đau của người mẹ có con hi sinh, những ảnh hưởng của chiến tranh đến số phận, cuộc sống con người thời hậu chiến.

    Câu 9:

    - Câu văn "Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ." xuất hiện ba hình ảnh: Tấm ảnh được cắt từ tờ báo; người phi công trẻ trong tấm ảnh và tờ báo đã cũ.

    - Ba hình ảnh trên gơi cho em suy nghĩ:

    + "Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo" : Con trai cụ - những phi công hy sinh vì Tổ quốc được mọi người ngợi ca, ghi tạc công lao.

    + "Người phi công còn rất trẻ" : Biểu tượng cho một thế hệ trẻ, họ hiến dâng tuổi thanh xuân- phần đời đẹp nhất của mình cho Tổ quốc. Họ là những người hùng, những con người vĩ đại của một thời chiến tranh.

    + Tờ báo "đã xưa cũ" : Gợi dòng chảy của thời gian, gợi suy ngẫm: Sự hy sinh ấy liệu bây giờ có ai còn nhớ?

    Như vậy đây đều là những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng cao.

    Câu 10:

    - Điểm nhìn trần thuật: Truyện được kể theo điểm nhìn của nhân vật "tôi";

    - Tác dụng:

    + Chọn kể theo ngôi thứ nhất - nhân vật xưng tôi có điều kiện trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy ngẫm của mình về những điều trông thấy làm cho câu chuyện thêm chân thực;

    + Ngôi kể thứ nhất vừa tạo nên sự khách quan cho câu chuyện (xây dựng một câu chuyện khách quan từ điểm nhìn xa lạ của người ngoài cuộc) vừa tạo có cơ hội bộc lộ cảm xúc chủ quan: Đồng cảm với nhân vật, thấy được suy tư, trăn trở của người kể chuyện. Nhà văn mong muốn xã hội thấu hiểu, đồng cảm đối với những người mang trong mình vết thương chiến tranh.
     
    Dana Lê, khuya, lacvuphongca16 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 20 Tháng tư 2023
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Phân tích, đánh giá đặc sắc nội dung, nghệ thuật truyện ngắn Mây trắng còn bay - Bảo Ninh

     
    Dana Lê, khuya, lacvuphongca14 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 1 Tháng năm 2023
  4. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Câu hỏi: Từ thái độ của tay vận comple, anh/ chị hãy liên hệ với cách hành xử của con người trong cuộc sống hiện nay?

    Hướng dẫn cách làm:

    - Bước 1 - dẫn dắt: Tay vận com-lê trong truyện trên có cách cư xử khiếm nhã với bà cụ: Làm thinh không thèm trò chuyện, trách mắng, giận dữ xô người bỏ đi khi bà cụ lập bàn thờ thắp hương.

    - Bước 2 - liên hệ: Từ thái độ của tay vận com - lê, ta có thể thấy trong xã hội ngày nay bên cạnh những người biết thấu hiểu, cảm thông như nhân vật tôi và cô tiếp viên thì vẫn còn nhiều người có cách hành xử thật đáng chê trách: Lỗ mãng, khiếm nhã với người già cả, vô tâm ngay cả khi chứng kiến sự việc đau lòng, vô ơn đối với các thế hệ đi trước, với những người có công với đất nước. Đó là thái độ cần bị lên án, loại bỏ. Con người cần hướng đến cách ứng xử nhân văn, cao đẹp.
     
    Dana Lê, Bay0508, khuya10 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...