Đọc hiểu văn bản: Dương phụ hành - Cao bá quát - Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngân Ngân08, 5 Tháng mười một 2023.

  1. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    I. TRI THỨC NGỮ VĂN

    1. Truyện thơ và truyện thơ dân gian

    A. Truyện thơ

    – Loại hình tự sự, có cốt truyện, câu chuyện, nhân vật, lời kể.. được thể hiện dưới hình thức thơ.

    – Dung lượng lớn.

    – Bao quát được nhiều sự kiện, con người, chi tiết cụ thể, sinh động của đời sống thường nhật.

    B. Truyện thơ dân gian

    Mang các đặc điểm của văn học dân gian:

    – Do tầng lớp bình dân hoặc các trí thức sống gần gũi với tầng lớp bình dân sáng tác.

    – Lưu hành chủ yếu bằng con đường truyền miệng nhưng cũng có khi thông qua các văn bản viết.

    – Khai thác đề tài từ nhiều nguồn khác nhau như truyền thuyết, cổ tích, sự tích tôn giáo hay những câu chuyện đời thường.

    – Kết hợp hài hòa yếu tố tự sự và trữ tình.

    – Thể hiện đời sống hiện thực, những tình cảm, ước mơ, khát vọng của nhiều lớp người trong xã hội, nhất là những người lao động nghèo.

    – Ngôn ngữ giản dị, chất phác, giàu hình ảnh, gắn bó với đất đai, muông thú, cỏ cây..

    – Truyện thơ dân gian đặc biệt phát triển trong sinh hoạt văn hóa, văn học của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

    2. Yếu tố tự sự trong thơ trữ tình

    – Thơ trữ tình ưu tiên thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

    – Trong thơ trữ tình có các yếu tố tự sự, độc giả dễ nhận ra bóng dáng của một câu chuyện, một sự kiện.

    – Các câu chuyện thường chỉ được "kể" ở mức độ vừa đủ để cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ trọn vẹn.

    II. TÌM HIỂU CHUNG

    1. Tác giả: Cao Bá Quát (1808 – 1855)

    - Cao Bá Quát (1808 – 1855) nổi tiếng học rộng, tài cao, đỗ cử nhân sớm (1831) những lận đận trên con đường làm quan.

    - Thơ văn phong phú về đề tài

    - Có cái nhìn nhân văn, tinh thần dân chủ

    - Là 1 nghệ sĩ có tâm hồn rộng mở, phóng khoáng, sẵn sàng đón nhận và trân trọng những nét đẹp mới mẻ, xa lạ với truyền thống.

    2. Văn bản "Dương phụ hành"

    A. Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác trong chuyến "xuất dương hiệu lực" năm 1844 (nhà thơ theo phái bộ của triều đình đi công tác ở Inđônêxia, xa quê hương, xa gia đình và tiếp xúc với nền văn hóa khác).

    B. Thể thơ: Thể hành

    + Một thể của thơ cổ phong

    + Không hạn định về số câu, chỉ cần có vần, không cần đối, niêm, luật bằng trắc như thơ Đường.

    + Thường được sử dụng khi tác giả có nhu cầu kể, bày tỏ cảm xúc suy ngẫm về 1 sự việc gây ấn tượng thường có yếu tố tự sự

    + Một số TP viết theo thể hành: Tì bà hành (Bạch Cư Dị), Sở kiến hành (Những điều trông thấy) - Nguyễn Du.

    III. KHÁM PHÁ VĂN BẢN

    1. So sánh bản dịch thơ và bản phiên âm

    * Bản phiên âm

    Câu 1: "Y như tuyết"

    - Áo trắng như tuyết

    → hình ảnh so sánh

    (trong thơ cổ phương Đông, "băng, tuyết" là biểu tượng cho vẻ đẹp trong trắng, thanh khiết: "Mai cốt cách, tuyết tinh thần; Thói nhà băng tuyết, chất hằng phi phong" – Truyện Kiều).

    * Bản dịch thơ

    - "Áo trắng phau" :

    → chỉ gợi màu sắc, không làm toát lên được ngầm ý nói về vẻ đẹp thanh khiết

    → chưa thể hiện được cái nhìn đầy thiện cảm của nhân vật trữ tình với đối tượng quan sát

    * Bản phiên âm

    Câu 7: Từ "phiên thân"

    - Nghĩa là: Nghiêng mình

    + chỉ vẻ nũng nịu, duyên dáng của người thiếu phụ

    * Bản dịch thơ:

    - Dịch là "uốn éo"

    + Chuyển tải được nét nghĩa miêu tả hình dáng, tư thế

    + Chưa thật phù hợp với sắc thái biểu cảm của từ trong nguyên tác vốn

    2. Thời gian, không gian, yếu tố tự sự trong bài thơ

    - Thời gian: Ban đêm

    - Không gian: Rộng lớn. Mặt biển mênh mông, trăng đêm bát ngát, gió biển đêm, sương lạnh lẽo >< bé nhỏ đơn chiếc của con người

    - Các yếu tố tự sự:

    + Người thiếu phụ tựa vai chồng trong đêm trăng

    + Thấy thuyền người Nam có ánh đèn

    + Kéo áo chồng, cầm cốc sữa hờ hững

    + Đòi chồng đỡ dậy

    - > Gợi những liên tưởng, những cảm xúc thầm kín của một con người cô đơn xa nhà trong đêm trường lạnh lẽo giữa biển cả mênh mông

    3. Hình ảnh người thiếu phụ Phương Tây qua đôi mắt nhà thơ

    - Vẻ ngoài sang trọng, trẻ trung, duyên dáng

    + Trang phục: Y như tuyết (trắng phau)

    → Tác giả tán thưởng kín đáo một vẻ đẹp xa lạ: Vẻ đẹp trong sáng, rực rỡ

    + Ngôn ngữ, cử chỉ, tư thế: Tự nhiên, chủ động và yêu kiều (Tựa vai chồng; Kéo áo chồng; đòi chồng nâng đỡ dậy)

    - Cuộc sống sung túc, đầm ấm, hạnh phúc: Cầm cốc sữa hờ hững trên tay; thể hiện tình yêu và hạnh phúc bằng những cử chỉ, điệu bộ thân mật, nũng nịu

    - > Tác giả miêu tả vẻ đẹp của người thiếu phụ phương Tây một cách khách quan, không biểu hiện thái độ phê phán mà tỏ vẻ tán thưởng, đồng cảm, kín đáo

    4. Cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình

    - Ngạc nhiên, ngỡ ngàng khi chứng kiến những điều mới mẻ, xa lạ.

    - Đồng cảm, trân trọng với hạnh phúc của vợ chồng người thiếu phụ phương Tây và những vẻ đẹp khác biệt, thậm chí xa lạ với nền văn hóa của dân tộc mình

    - Ẩn sâu sau nỗi sầu ly biệt là nỗi nhớ thương, niềm khát khao hạnh phúc gia đình và khát vọng đoàn tụ của nhân vật trữ tình.

    → Cái nhìn khách quan, cởi mở, táo bạo, thể hiện một quan niệm mới mẻ, hiện đại.

    → Chất nhân văn sâu sắc trong tâm hồn tác giả

    IV. TỔNG KẾT

    Đọc tác phẩm "Dương phụ hành" ta thấy được mạch cảm xúc trữ tình và cái nhìn tiến bộ của tác giả Cao Bá Quát. Bài thơ là bức tranh đầy gợi cảm về hình ảnh người thiếu phụ Tây dương và ẩn đằng sau bức tranh đó là tâm trạng và tâm sự của nhân vật trữ tình. Đó là sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng khi chứng kiến những điều mới mẻ, xa lạ. Đó còn là sự đồng cảm, trân trọng với HP của vợ chồng người thiếu phụ phương Tây. Ẩn sâu sau nỗi sầu ly biệt "Biết đâu nỗi khách biệt li này!" là nỗi nhớ thương, niềm khát khao hạnh phúc gia đình và khát vọng đoàn tụ của nhân vật trữ tình. Bài thơ thể hiện cảm hứng của người nghệ sĩ trước cái đẹp, đồng thời cho thấy một tâm hồn giàu cảm xúc nhân văn, nhạy cảm tiếp nhận cái mới và một cái nhìn phóng khoáng, tiến bộ của người trí thức Việt Nam những năm đầu thế kỉ XIX.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...