Đọc hiểu văn bản: Đổi tên cho xã - Lưu Quang Vũ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hậu Minh, 14 Tháng tám 2023.

  1. Hậu Minh

    Bài viết:
    87
    Đọc hiểu văn bản: Đổi tên cho xã - Lưu Quang Vũ

    Ngữ văn 8 - Cánh Diều

    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả: Lưu Quang Vũ

    - Lưu Quang Vũ (17 tháng 4 năm 1948 – 29 tháng 8 năm 1988) là nhà soạn kịch, nhà thơ và nhà văn hiện đại của Việt Nam.

    2. Tác phẩm

    - Xuất xứ: trích trong vở kịch: Bệnh sĩ (Tuyển tập kịch, NXB sân khấu, Hà Nội 1994)

    - Thể loại: hài kịch

    - Bối cảnh: trụ sở xã

    - Sự việc: cuộc họp bàn về việc đổi tên cho xã

    - Cốt truyện: xoay quanh sự việc chính đó là đổi tên cho xã

    - Ý nghĩa nhan đề tác phẩm và văn bản:

    + Nhan đề "Bệnh sĩ" -> khái quát nội dung tác phẩm => viết về một căn bệnh phổ biến trong xã hội, đáng lên án, phê phán.

    + Nhan đề "đổi tên cho xã" -> do nhà xuất bản đặt => nhan đề khái quát nội dung văn bản


    II. Đọc hiểu chi tiết

    1. Đặc điểm tiêu biểu của thể loại kịch trong văn bản


    - Nhân vật: Ông Nha, ông Thình, Văn sửu, ông Độp, bà Độp

    - Tên nhân vật giản dị, gần gũi với người dân nông thôn và có tính chất gây cười.

    - Lời thoại: Xuất hiện liên tục và có tính chất hài hước

    - Chỉ dẫn sân khấu: Dòng chữ in nghiêng và để trong dấu ngoặc đơn dùng để chỉ dẫn hành động cho diễn viên

    - Đề tài: Viết về bệnh sĩ trong cuộc sống hàng ngày à đề tài nhấn mạnh một căn bệnh mà nhiều người mắc phải

    - Nội dung: Cuộc họp thông báo những đổi mới của xã Hùng Tâm từ tên xã đến chức vụ của một số người. Trong đoạn trích cũng nói lên vấn đề "bệnh sĩ" trong cuộc sống hằng ngày.

    - Mục đích của cuộc họp là thông báo việc xã đổi tên thành xã Hùng Tâm, phố Cà, thủ phủ của sẽ thành thị trấn Hùng Tâm.


    2. Cách xây dựng nhân vật trong hài kịch

    - Ông Nha: Nhân vật chính

    Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người thích sống giả dối và tham vọng một cách mù quáng trong xã hội.

    => Thủ pháp trào phúng qua nghệ thuật phóng đại

    => Nhấn mạnh, khắc sâu trong lòng người đọc về căn bệnh khoa trương, hình thức đến mức giả dối và lố bịch.

    - Các nhân vật khác:

    Ông bà Độp, ông Thình -> là những người thật thà, giản dị, chất phác

    Văn Sửu: Giả dối, ra oai, quan cách

    => Xung đột kịch xảy ra trong văn bản là sự đối lập giữa sự chân thực, thật thà>< sự giả dối, ảo tưởng, hão huyền, sĩ diện


    3. Ý nghĩa của văn bản

    Phê phán một hiện tượng nhức nhối trong xã hội Việt Nam, đó là thích sĩ diện.
     
    Ngân Ngân08LieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...