Đọc hiểu: Vàm cỏ đông – Hoài Vũ: Ở tận sông Hồng, em có biết - Quê hương anh cũng có dòng sông

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 8 Tháng ba 2023.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đề kiểm tra đọc hiểu bài thơ Vàm cỏ đông Hoài Vũ bao gồm hệ thống các câu hỏi phân bố theo 4 cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng làm bài đọc hiểu:

    Nhận biết: Nhận biết được các biểu hiện của thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp nghệ thuật; bố cục, những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu; nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình; bối cảnh lịch sử - văn hóa; những biểu hiện trực tiếp của tình cảm, cảm xúc; đề tài của bài thơ..

    Thông hiểu: Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, vần, nhịp và các biện pháp tu từ; ý nghĩa, giá trị của hình ảnh, chi tiết tiêu biểu; hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình; nêu được cảm hứng chủ đạo, chủ đề, thông điệp; phát hiện và lí giải các giá trị đạo đức, văn hóa từ bài thơ.

    Vận dụng: Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do bài thơ gợi ra; nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học; Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ bài thơ.

    Vận dụng cao: Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ; Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn, cách cảm nhận riêng của tác giả về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu; so sánh được hai văn bản thơ cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; viết liên hệ với các vấn đề trong thực tiễn.

    Đọc hiểu: Vàm cỏ đông – Hoài Vũ

    Đọc đoạn trích sau:

    Ở tận sông Hồng, em có biết
    Quê hương anh cũng có dòng sông
    Anh mãi gọi với lòng tha thiết
    Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!

    Đây con sông xuôi dòng nước chảy
    Bốn mùa soi từng mảnh mây trời
    Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy
    Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi

    Đây con sông như dòng sữa mẹ
    Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
    Và ăm ắp như lòng người mẹ
    Chở tình thương trang trải đêm ngày

    Đây con sông như dòng lịch sử
    Sáng ngời tên từ thuở Cha Ông
    Đã bao phen đoàn quân cảm tử
    Vùi đáy sông xác giặc tanh nồng


    (Trích "Vàm cỏ đông" – Hoài Vũ, Thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục 1984, trang 108)

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

    Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai? Hình tượng được khắc họa trong đoạn thơ là hình tượng gì?

    Câu 3. Đoạn trích trên viết về đề tài gì? Hãy kể tên 2 bài thơ cùng đề tài.

    Câu 4. Tìm những từ ngữ, hình ảnh trong đoạn trích miêu tả dòng sông Vàm Cỏ Đông.

    Câu 5. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong khổ thơ sau:

    Đây con sông như dòng sữa mẹ

    Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây

    Và ăm ắp như lòng người mẹ

    Chở tình thương trang trải đêm ngày

    Câu 6. Nhận xét về tình cảm của tác giả thể hiện qua đoạn trích trên.

    Câu 7. Theo em, vì sao tác giả ví con sông quê mình như dòng sữa mẹ?

    Câu 8. Theo em, quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống con người?

    Gợi ý trả lời câu hỏi:

    Câu 1.

    - Thể thơ: Thất ngôn (bảy chữ) : Số tiếng trong mỗi câu là 7 tiếng.

    - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Phương thức biểu cảm.

    Câu 2.

    - Nhân vật trữ tình: Là "anh" - đại diện cho cái "tôi" tác giả;

    - Hình tượng được khắc họa trong đoạn trích: Hình tượng dòng sông Vàm Cỏ Đông

    Câu 3. Đoạn trích trên viết về đề tài: Tình yêu quê hương.

    Hai bài thơ cùng đề tài: Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh), Quê hương (Giang Nam).

    Câu 4. Những từ ngữ, hình ảnh trong đoạn trích miêu tả dòng sông Vàm Cỏ Đông: xuôi dòng nước chảy, soi từng mảnh mây trời, ngọn dừa gió đưa, sóng nước chơi vơi, nước về xanh ruộng lúa, vườn cây..

    Câu 5.

    - Biện pháp tu từ so sánh: Con sông (A) được so sánh với: Dòng sữa mẹ; Lòng người mẹ (B).

    - Tác dụng:

    Bạn đăng kí tài khoản tại LINK và like bài để đọc tiếp nội dung ẩn nha! Thanks!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Câu 7. Tác giả ví con sông quê mình như dòng sữa mẹ vì giữa dòng sông và dòng sữa mẹ có những nét tương đồng: Dòng sữa mẹ nuôi con khôn lớn, trưởng thành; dòng sông bồi đắp phù sa, nuôi dưỡng cây cối, mùa màng. Với nhà thơ, nước dòng sông cũng ngọt ngào dịu êm như dòng sữa mẹ. Đây là hình ảnh so sánh chính xác, thể hiện được tình cảm yêu mến vô ngần của nhà thơ với con sông quê hương.

    Câu 8. Theo em, quê hương có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc sống con người:

    - Là nơi ta sinh ra, nơi chứng kiến sự lớn lên của ta; nơi gắn với nhiều kỉ niệm tuổi thơ

    - Là nơi có người thân, nguồn cội để ta luôn hướng về

    - Là cái nôi nuôi dưỡng tình cảm của mỗi người.

    - Quê hương còn chắp cánh ước mơ, hoài bão cho con người, trở thành động lực thôi thúc chúng ta phấn đấu, trưởng thành, để xây dựng, đóng góp cho quê hương.

    - Là bến đỗ bình yên cho ta trở về khi buồn vui hay thành, bại.
     
    NgocDep, Hihihihahu, Moain41 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng tư 2024
  2. Đăng ký Binance
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu: Vàm cỏ đông – Hoài Vũ (tt)

    Câu 1: Bài thơ thể hiện tình cảm gì của nhân vật trữ tình đối với quê hương?

    Nhân vật trữ tình thể hiện tình cảm sâu sắc và tha thiết đối với quê hương, một tình yêu gắn bó chặt chẽ với dòng sông Vàm Cỏ Đông, nơi mang nhiều kỷ niệm và giá trị tinh thần.

    Câu 2: Những hình ảnh nào trong bài thơ cho thấy sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên?

    Các hình ảnh như "từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy", "bóng lồng trên sóng nước chơi vơi" cho thấy sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên, tạo nên một bức tranh sống động về cuộc sống ven sông.

    Câu 3: Bài thơ có nhắc đến lịch sử và những chiến công nào của cha ông?

    Bài thơ nhắc đến hình ảnh những đoàn quân cảm tử và việc "vùi đáy sông xác giặc tanh nồng", thể hiện lòng tự hào về những chiến công của cha ông trong quá trình đấu tranh bảo vệ đất nước.

    Câu 4: Ý nghĩa của dòng sông Vàm Cỏ Đông được mô tả qua các hình ảnh trong bài thơ là gì?

    Dòng sông Vàm Cỏ Đông được mô tả như một biểu tượng của quê hương, nơi nuôi dưỡng và chở che cuộc sống con người. Nó cũng gắn liền với lịch sử và những ký ức đau thương, thể hiện sự trường tồn và ý chí của dân tộc.

    Câu 5: Nhận xét về việc sử dụng phép so sánh trong bài thơ? Những so sánh nào được sử dụng và ý nghĩa của chúng ra sao?

    - Phép so sánh: So sánh dòng sông với "dòng sữa mẹ"

    Tác dụng:

    - Sử dụng phép so sánh để làm nổi bật vẻ đẹp và ý nghĩa của dòng sông, thể hiện tình yêu thương, sự nuôi dưỡng và chở che của quê hương;

    - Thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương của NVTT.

    - Tăng tính gợi hình, biểu cảm cho lời thơ.

    Câu 6: Âm điệu và nhịp điệu của bài thơ như thế nào? Chúng có ảnh hưởng gì đến cảm xúc của người đọc không?

    Âm điệu của bài thơ nhẹ nhàng, trữ tình với nhịp điệu êm đềm, giúp người đọc cảm nhận được sự bình yên và sâu lắng của tình yêu quê hương. Nó tạo nên cảm giác hoài niệm và trân trọng.

    Câu 7: Tìm hiểu về hình ảnh "dòng sữa mẹ" trong bài thơ. Nó thể hiện điều gì về tình cảm của người dân đối với quê hương?

    Hình ảnh "dòng sữa mẹ" thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa con người và quê hương, nơi mà dòng sông không chỉ là nguồn sống mà còn là biểu tượng của tình thương và sự nuôi dưỡng. Nó phản ánh tâm tư, tình cảm của người dân dành cho quê hương, nơi chôn rau cắt rốn.

    Câu 8: Thông điệp của bài thơ trên có ý nghĩa như thế nào với mỗi người?

    - Bài thơ gửi gắm thông điệp về tình yêu quê hương, sự gắn bó với thiên nhiên, tự hào về lịch sử..

    - Ý nghĩa:

    + Bài thơ khơi dậy ở mỗi người sự trân trọng quê hương, nơi mình sinh ra và lớn lên. Dòng sông, cảnh vật và kỷ niệm đều là phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người.

    + Bài thơ nhắc nhở chúng ta về vai trò quan trọng của thiên nhiên trong cuộc sống, và sự cần thiết phải bảo vệ và gìn giữ môi trường.

    + Bài thơ khơi dậy lòng tự hào về những đóng góp của cha ông trong quá trình đấu tranh cho độc lập và tự do. Điều này thúc đẩy mỗi người ý thức về trách nhiệm của mình đối với tương lai của đất nước.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...