TÙNG (Nguyễn Trãi) Thu đến cây nào chẳng lạ lùng, Một mình lạt thuở ba đông Lâm tuyền ai rặng già làm khách Tài đống lương cao ắt cả dùng. " Đông lương tài có mấy bằng mày Nhà cả đòi phen chống khỏe thay Cội rễ bền day chẳng động Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày." Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày, Có thuốc trường sinh càng khỏe thay. Hổ phách, phục linh nhìn mấy biết, Dành còn để trợ dân này. (Nguyễn Trãi) I. Khoanh tròn đáp án đúng nhất: Câu 1: Bài thơ sử dụng lối gieo vần nào? A. Vần lưng B. Vần chân C. Vần cách D. Vần liền Câu 2: Bài thơ viết về đề tài gì? A. Tùng B. Mai C. Trúc D. Cúc Câu 3: Chủ đề của bài thơ là gì? A. Cuộc sống thanh cao, đạm bạc B. Phẩm chất của người quân tử C. Lí tưởng sống thanh nhàn D. Sự chán ghét chốn quan trường Câu 4: Trong bài thơ cây tùng có những đặc điểm gì? A. Tài đống lương cao, tuyết sương, hổ phách, phục linh B. Lạt thuở ba đông, tuyết sương, cội rễ bền, phục linh C. Tài đống lương cao, cội rễ bền, hổ phách, phục linh D. Lạt thuở ba đông, cội rễ bền, hổ phách, phục linh Câu 5: Dòng nào diễn đạt đúng hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ so sánh trong câu thơ: "Thu đến cây nào chẳng lạ lùng, Một mình lạt thuở ba đông?" A. Làm nổi bật nên sức sống mạnh mẽ của cây tùng B. Làm nổi bật nên sức sống mạnh mẽ của người quân tử C. Làm nổi bật nên sức sống mạnh mẽ của nhà thơ Nguyễn Trãi D. Làm nổi bật nên sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên Câu 6: Bài thơ nói đến những phẩm chất nào của người quân tử? A. Nhân, trí, tín B. Nhân, lễ, nghĩa C. Công, dung, hạnh D. Nhân, trí, dũng Câu 7: Câu thơ"Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày" giúp ta hiểu gì về tình cảnh của chủ thể trữ tình? A. Đau đớn trước cảnh nước mất nhà tan B. Thanh thản, hòa mình vào thiên nhiên C. Chua xót khi bị triều đình ruồng bỏ D. Bất bình trước triều đình phong kiến Câu 8: Ý nghĩa biểu tượng của cây tùng trong bài thơ trên là gì? Câu 9: Bài thơ giúp em hiểu gì về con người Nguyễn Trãi Câu 10: Qua bài thơ em rút ra bài học gì? GỢI Ý TRẢ LỜI Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: B Câu 4: D Câu 5: A Câu 6: D Câu 7: C Câu 8: Cây tùng trong bài thơ biểu trưng cho người quân tử. Nó cũng đại diện cho tính cách cương trực, dũng cảm, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ý chí bản lĩnh của 1 bậc nam nhân Câu 9: Bài thơ cho ta thấy Nguyễn Trãi là một nhà chính trị có ý chí, tư tưởng luôn hướng về nước, về dân, thể hiện ông là một người yêu nước, yêu dân. Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi còn có phẩm chất cao quí của 1 bậc nam nhân chính là"Văn võ song toàn: Câu 10: Bài thơ đã thức tỉnh tư tưởng của thế hệ trẻ ngày nay rằng phải luôn giữ phẩm chất tốt đẹp của bản thân, luôn kiên cường, có ý chí bất khuất trước mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống để từ đó cùng nhau chung tay bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc, góp phần xây dựng đất nước trở nên tốt đẹp hơn.