Đọc hiểu: Tự tình 1 - Hồ Xuân Hương: Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 12 Tháng năm 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023

    Nữ sĩ Hồ Xuân Hương


    Hồ Xuân Hương (? - ?), người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; tuy nhiên bà sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Tương truyền, nữ sĩ là người nổi tiếng xinh đẹp, thông minh, sắc sảo.

    Tuy nhiên, "hồng nhan bạc mệnh", con đường tình duyên của bà khá lận đận. Hai lần lấy chồng thì cả hai lần đều làm lẽ, éo le hơn, hai lần đều góa bụa. Cả cuộc đời bà khao khát xuân tình nhưng không có lấy một mùa xuân hạnh phúc. Hạnh phúc mà bà khao khát ước mơ như bao người phụ nữ bình thường khác nhưng khao khát ước mơ chỉ là một cái đích xa vời.

    Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ tài ba bậc nhất của văn học trung đại Việt Nam. Bà sáng tác cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm, để lại tập thơ "Lưu Hương kí" được phát hiện năm 1964.

    Trong nền văn học Việt Nam trung đại, đa số các tác giả là nam giới. Bà là hiện tượng rất độc đáo, độc đáo hơn khi thơ bà viết về phụ nữ, lên tiếng thay cho người phụ nữ trong xã hội "trọng nam khinh nữ" thời xưa. Thơ bà trào phúng mà trữ tình, đậm chất văn học dân gian.

    Nội dung chủ yếu trong các sáng tác của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm cho thân phận người phụ nữ, khẳng định đề cao cái đẹp và khát vọng hạnh phúc của họ.

    Chùm ba bài thơ Tự tình tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Xuân Hương.

    Nhận định về thơ Hồ Xuân Hương


    "Với Hồ Xuân Hương có cây bút như chiếc đũa của bà tiên, những vật tầm thường hèn mọn nhất đều như có một hồn gắn bó với hồn người; và cuộc sống hàng ngày biểu hiện trong những màu sắc, âm thanh rực rỡ." - Nguyễn Đức Bính

    "Xuân Hương không chấp nhận cái im lìm, cái tĩnh tại, cái bẹp dí, cái thiếu máu, cái xương xẩu cứng khô... Xuân Hương ưa chuộng, Xuân Hương chỉ muốn thấy, chỉ chấp nhận cái đầy ắp bên trong..." - Lê Trí Viễn

    "Thơ Hồ Xuân Hương không bao giờ tĩnh lặng, bằng phẳng, đăng đối mà ngược lại, chúng luôn sống động, gai góc, gồ ghề... xa lạ với chừng mực hài hòa của phong khí văn chương đương thời." - Đào Thái Tôn

    [​IMG]

    Đề đọc hiểu: Tự tình 1 – Hồ Xuân Hương

    Đề 1

    Đọc bài thơ sau:

    Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

    Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

    Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

    Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.

    Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,

    Sau giận vì duyên để mõm mòm.

    Tài tử văn nhân ai đó tá?

    Thân này đâu đã chịu già tom!

    (Tự tình – bài 1, Hồ Xuân Hương)

    Trả lời các câu hỏi:

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

    Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

    Câu 3. Liệt kê những từ ngữ, hình ảnh miêu tả ngoại cảnh trong bài thơ. Nêu nhận xét về ngoại cảnh được miêu tả.

    Câu 4.

    Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

    "Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,

    Sau giận vì duyên để mõm mòm."


    Câu 5. Nhận xét về ngôn ngữ Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ.

    Câu 6. Cảm nhận về thái độ của nhân vật trữ tình thể hiện trong hai câu thơ cuối:

    Tài tử văn nhân ai đó tá?

    Thân này đâu đã chịu già tom!

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: Biểu cảm

    Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: người phụ nữ trong xã hội phong kiến (tác giả Hồ Xuân Hương).

    Câu 3. Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả ngoại cảnh trong bài thơ: Tiếng gà văng vẳng gáy; mõ thảm, chuông sầu, tiếng rền rĩ.

    Nhận xét về ngoại cảnh được miêu tả:

    Ngoại cảnh được miêu tả trong bài thơ gợi lên thời gian đêm khuya về sáng – đó là thời gian tâm lí, thời gian con người thấm thía tận cùng nỗi cô đơn, buồn tủi.

    Ngoại cảnh còn gợi lên không gian vắng lặng, tĩnh mịch, với những âm thanh gợi thê thiết, gợi buồn.

    Như vậy cảnh buồn, góp phần biểu đạt nỗi buồn trong lòng người.

    Câu 4.

    "Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,

    Sau giận vì duyên để mõm mòm."


    - Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong các câu thơ trên: phép đối

    trước nghe >< sau giận

    những tiếng >< vì duyên

    thêm rền rĩ >< để mõm mòm

    - Tác dụng:

    + Nhấn mạnh mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh: nghe những âm thanh sầu thảm vang vọng giữa không gian tĩnh mịch, vắng vẻ khiến người phụ nữ thêm buồn giận, đau khổ vì duyên tình không trọn vẹn; gợi lên một cách xót xa tâm trạng bi kịch của chủ thể trữ tình.

    + Tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa cho lời thơ.

    Câu 5. Nhận xét về ngôn ngữ Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ:

    Trong bài thơ, Hồ Xuân Hương sử dụng rất nhiều những từ ngữ thuần Việt: văng vẳng, gáy, bom, oán hận, trông ra, khắp, chòm, mõ thảm, cốc, chuông sầu, chẳng, cớ sao, om, rền rĩ, giận, mõm mòm, già tom.

    Các từ láy: văng vẳng, rền rĩ, mõm mòm vừa giàu giá trị biểu đạt, vừa nôm na, đậm chất dân dã.

    Như vậy, ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương mộc mạc, gần gũi, bình dị (khác với ngôn ngữ trang trọng, nhiều từ Hán Việt trong thơ bà Huyện Thanh Quan).

    Câu 6. Cảm nhận về thái độ của nhân vật trữ tình thể hiện trong hai câu thơ cuối:

    Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng kí miễn phí tại đây để đọc tiếp nha: LINK

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Đề bài đăng duy nhất trên dembuon.vn, xuất hiện trên Web khác là do sao chép trái phép (VD: Toploigiai)

    Xem tiếp bên dưới...
     
    Last edited by a moderator: 1 Tháng mười một 2023
  2. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Đề đọc hiểu: Tự tình 1 – Hồ Xuân Hương


    Đề 2 (Trích Phần Đọc hiểu của đề thi cuối năm 2021 - 2022, tỉnh Thái Bình)

    Đọc bài thơ sau:

    Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

    Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

    Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

    Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.

    Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,

    Sau giận vì duyên để mõm mòm.

    Tài tử văn nhân ai đó tá?

    Thân này đâu đã chịu già tom!

    (Tự tình – bài 1, Hồ Xuân Hương)

    Trả lời các câu hỏi:

    Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

    Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

    Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ "Tự tình"?

    Câu 4. Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong bài thơ, nêu tác dụng.

    Câu 5. Nêu tác dụng của phép đối trong hai câu thơ sau:

    Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

    Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om

    Câu 6. Nhận xét về tâm trạng nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ trên.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. Thể thơ của văn bản: Thất ngôn bát cú Đường luật.

    Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: người phụ nữ trong xã hội phong kiến (tác giả Hồ Xuân Hương).

    Câu 3. Nhan đề bài thơ "Tự tình": có nghĩa là bộc lộ tâm tình; tác giả tự đối diện với chính mình để tự vấn, tự thương xót cho mình.

    Câu 4. Các từ láy được tác giả sử dụng trong bài thơ: văng vẳng, rền rĩ, mõm mòm.

    Tác dụng: góp phần tạo ấn tượng về một không gian tĩnh mịch, vắng vẻ; góp phần biểu đạt tâm trạng cô đơn, buồn đau của nhân vật trữ tình; tạo tính nhạc, sự sinh động, hấp dẫn cho lời thơ.

    Câu 5. Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

    Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.

    - Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong các câu thơ trên: phép đối

    Mõ thảm không khua >< Chuông sầu chẳng đánh

    mà cũng cốc >< cớ sao om

    không khua >< cũng cốc

    chẳng đánh >< sao om

    - Tác dụng:

    + Nhấn mạnh những âm thanh sầu thảm vang vọng giữa không gian tĩnh mịch, vắng vẻ;

    + Góp phần biểu đạt tâm trạng cô đơn, buồn tủi của nhân vật trữ tình;

    + Tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa cho lời thơ.

    Câu 6. Tâm trạng nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ trên:

    - Cô đơn, lẻ loi, buồn sầu trước không gian tĩnh mịch, vắng vẻ;

    - Oán hận, u uất vì chuyện tình duyên lỡ làng, không trọn vẹn;

    - Thách thức trước bi kịch cuộc đời, niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi...

     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng năm 2022
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Đề 3:

    Đọc bài thơ sau
    :

    "Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

    Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

    Mõ thẳm không khua mà cũng cốc,

    Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?

    Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,

    Sau giận vì duyên để mõm mòm.

    Tài tử văn nhân ai đó tá?

    Thân này đâu đã chịu già tom."

    (Tự tình I - Hồ Xuân Hương)

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1: Xác định thể thơ và bố cục bài thơ trên

    Câu 2: Chỉ ra một số yếu tố trong thơ Đường luật có trong văn bản trên.

    Câu 3: Yếu tố âm thanh, hình ảnh trong bài Tự tình 1 ? Nêu tác dụng của các yếu tố đó.

    Câu 4: Theo em bài thơ là lời tâm sự của ai, về điều gì? Điều đó có liên quan như thế nào đến nhan đề Tự tình ?

    Câu 5: Nêu tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong hai dòng thơ sau:

    "Mõ thẳm không khua mà cũng cốc

    Chuông sâu chẳng đánh cờ sao om?"

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1:

    - Thể thơ: Thất ngôn bát cú

    - Bố cục: 4 phần (đề thực luận kết) hoặc: 6 câu đầu: Tâm trạng bi kịch; 2 câu cuối; thái độ không cam chịu.

    Câu 2: Một số yếu tố trong thơ Đường luật có trong văn bản trên:

    - Bài thơ 8 câu, mối câu 7 tiếng

    - Gieo vần: Vần "om" - Vần bằng, độc vận ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.

    - Nghệ thuật đối ở hai câu thực và hai câu luận

    Câu 3:

    - Âm thanh: Tiếng gà, tiếng mõ, tiếng chuông

    - Hình ảnh: "Bom", "chòm" - hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống.

    - Tác dụng: Những âm thanh, hình ảnh được miêu tả gợi lên không gian tĩnh mịch, cô quạnh, mênh mông của đêm tối, gieo vào lòng người nỗi buồn, sự trống vắng, cô đơn. Như vậy, âm thanh, hình ảnh trong bài thơ góp phần biểu đạt tâm trạng của con người (bút pháp tả cảnh ngụ tình).

    Câu 4:

    - Bài thơ là lời tâm sự của của Hồ Xuân Hương về tình duyên ngang trái, éo le và thân phận hẩm hiu của mình;

    - Qua nhan đề người đọc thấy được nội dung của tác phẩm. Bài thơ là lời tự tình của Hồ Xuân Hương về bản thân mình.

    Câu 5: Tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong hai dòng thơ sau:

    "Mõ thẳm không khua mà cũng cốc

    Chuông sâu chẳng đánh cờ sao om?"

    - Tạo ấn tượng về âm thanh buồn sầu thảm thiết đang vang vọng trong không gian đêm tối; cực tả nỗi đau khổ, sầu tủi của nhân vật trữ tình khi sống trong cảnh ngộ quá lứa, lỡ thì, trắc trở trong tình duyên.

    - Tạo âm hưởng da diết, xoáy sâu vào tâm tưởng người đọc.
     
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng mười hai 2022
  4. thaibao2310

    Bài viết:
    0
    Cho em hỏi, vì sao Hồ Xuân Hương được gọi là "bà chúa thơ Nôm" ạ?
     
    Dana Lê, LieuDuong, Tiên Nhi2 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 13 Tháng mười 2022
  5. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Hồ Xuân Hương được mệnh danh là "bà chúa thơ Nôm" vì:

    Thứ nhất, so với các nhà thơ nữ cùng thời, bà là nữ sĩ để lại nhiều sáng tác thơ Nôm;

    Thứ hai, lí do chính là thơ Nôm Hồ Xuân Hương vừa độc đáo, vừa mang những nét rất riêng hiếm thấy xưa nay: Từ đề tài, chủ đề, ngôn ngữ, hình ảnh thơ đến giọng điệu.. Nhìn chung, thơ Nôm Hồ Xuân Hương độc đáo cả về nội dung và nghệ thuật.

    Về nội dung, thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu viết về đề tài người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Và trong bản hòa ca của yêu cầu quyền sống con người, thơ Hồ Xuân Hương tấu lên một chủ đề riêng: Vấn đề giải phóng người phụ nữ. Ý nghĩa xã hội rộng lớn của chủ đề này là một nốt nhấn đặc biệt của văn học Việt Nam thời đó.

    Không chỉ đồng cảm với số phận bất hạnh của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương còn hướng ngòi bút sắc bén của mình vào trật tự phong kiến, vào những thứ chướng tai gai mắt của xã hội đương thời, lên án hủ tục xã hội bằng ngôn từ trào lộng, khiến tiếng cười cất lên vừa cay độc, vừa chua xót.

    Về nghệ thuật, thơ Hồ Xuân Hương đạt đến trình độ điển hình:

    Hồ Xuân Hương sáng tác theo thể Đường luật, nhưng tác phẩm của bà được dân tộc hóa cao độ. Bà đã thành công trong việc đưa cuộc sống trần tục hàng ngày vào một thể thơ vốn đài các, quý phái.

    Bà lợi dụng triệt để kết cấu chặt chẽ của thơ Đường luật, với những câu đối nhau để tạo những mâu thuẫn có tính chất trào phúng trong bài thơ châm biếm, đả kích.

    Đặc biệt về phương diện ngôn ngữ, Hồ Xuân Hương có những sáng tạo và thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày để sáng tác thơ; trong việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Không chỉ có vậy, ngôn ngữ trong thơ Nôm của bà không hề bằng phẳng, đăng đối mà gai góc, gồ ghề.

    Hồ Xuân Hương khai thác triệt để khả năng tu từ phong phú của ngôn ngữ dân tộc, tạo nên một phong cách riêng hết sức độc đáo.

    Tư duy nghệ thuật của thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã đạt đến mức hiện đại.

    Qua những câu thơ như:

    "Giơ tay với thử trời cao thấp,

    Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài."

    "Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

    Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
    "

    Ta thấy thật ghê gớm cho bút lực của bà chúa thơ Nôm trong những chữ "xoạc cẳng", "xiên ngang", "đâm toạc" – một loạt từ thuần Việt, rất Việt. Và biết bao từ ngữ đậm chất Xuân Hương trong thơ bà: "Già tom", "duyên mõm mòm", "chín mõm mòm", "đỏ lòm lom", "trọc lốc", "chũm chọe", "ngất nghểu", "lỗ hổng hòm hom", "khom khom cật", "ngửa ngửa lòng".. Có thể nói, cái gai góc, gồ ghề trong thơ Hồ Xuân Hương đã góp phần làm bật lên bản lĩnh, cá tính và sự phản kháng mạnh mẽ của con người luôn luôn thách thức với cuộc đời, với nghịch cảnh trớ trêu của số phận.
     
  6. linejen

    Bài viết:
    5
    Cho em hỏi là ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương khác ngôn ngữ thơ bà huyện thanh quan (bài chiều hôm nhớ nhà) như thế nào ạ?
     
    Dana Lê, Annie Dinh, LieuDuong1 người nữa thích bài này.
    Last edited by a moderator: 13 Tháng mười một 2022
  7. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Ngôn ngữ thơ của Hồ Xuân Hương giản dị, tự nhiên, mộc mạc, bà dùng nhiều từ thuần Việt trong lời ăn tiếng nói hàng ngày như: Tí con con, đỏ lòm lom, chen chân xọc, khom khom cật, ngửa ngửa lòng..

    Còn ngôn ngữ thơ bà Huyện Thanh Quan thì trang trọng, cổ kính, bà dùng nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng, và các từ ngữ Hán Việt. Trong bài Chiều hôm nhớ nhà, có hàng loạt các hình ảnh tượng trưng như: Ngàn mai, gió cuốn, chim, liễu, sương sa, hoàng hôn, khách tha phương; điển cốChương Đài.. và hàng loạt các từ Hán Việt: Hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, mục tử, cô thôn, lữ thứ, hàn ôn..
     
    Hổ Béo, Dana Lê, Annie Dinh5 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng mười một 2022
  8. linejen

    Bài viết:
    5
    Em hiểu rồi ạ, em cảm ơn ạ!
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng mười một 2022
  9. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,023
    Hồ Xuân Hương là một trong những đại biểu ưu tú nhất của văn học mang tư tưởng đấu tranh cho quyền sống quyền hưởng hạnh phúc của con người trong thời kì này. Cũng như Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm, Phạm Thái, Nguyễn Du.. bà là một tên tuổi lớn. Nhưng cuộc đời của bà đã phải trải qua nhiều bất hạnh. Theo một số tài liệu, bà hai lần góa chồng nên thấm thía nỗi khổ của người phụ nữ không có hạnh phúc trọn vẹn. Vì thế việc đấu tranh hay mưu cầu hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình dường như là nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào nhất của thơ bà. Dù Hồ Xuân Hương có viết về số phận mình hay của người khác thì cũng đều bộc lộ thái độ hết sức chân thành, tình cảm vô cùng tha thiết và một đòi hỏi quyết liệt. Thái độ, tình cảm và những đòi hỏi ấy được thể hiện bằng những vần thơ Nôm rất đỗi tài hoa và độc đáo. Hồ Xuân Hương xứng đáng được tôn vinh là "Bà chúa thơ Nôm" của văn học Việt Nam (Xuân Diệu).

    Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết ở cuối thời trung đại.

    Tình yêu và hạnh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thể hiện rõ nhất tinh thần nhân đạo, nhân bản trong văn học. Bài thơ Tự tình 1 là một trong những tác phẩm tiêu biểu.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...