Đọc hiểu Tự thuật, bài 9 - Nguyễn Trãi: Ở thế nhiều phen thấy khóc cười

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi ThuyTrang, 23 Tháng hai 2023.

  1. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    Đọc hiểu Tự thuật, bài 9 - Nguyễn Trãi

    Đọc văn bản sau:

    Ở thế (1) nhiều phen thấy khóc cười,

    Năm nay tuổi đã ngoại tư mươi.

    Lòng người một sự yêm (2) chưng một,

    Đèn khách mười thu (3) lạnh hết mười.

    Phượng (4) những tiếc cao, diều (5) hãy liệng,

    Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi.

    Ai ai đều có hai con mắt,

    Xanh bạc (6) dầu chưng mặt chúng ngươi.


    (Tự thuật 9, Nguyễn Trãi)

    Chú thích:

    (1) Ở thế: Ở trên đời

    (2) Yêm: Đáng ghét

    (3) Mười thu: Mười năm

    (4) Phượng: Chim phượng hoàng

    (5) Diều: Chim diều hâu

    (6) Xanh, bạc: Mắt xanh, mắt trắng; mắt xanh - nhìn với thái độ quý mến, trân trọng; mắt trắng: Cái nhìn khinh ghét, coi thường.

    (7) dầu: Tùy ở

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

    Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

    Câu 3. Phân tích tác dụng của phép đối trong hai câu luận:

    Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng,

    Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi.


    Câu 4. Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào?

    Ai ai đều có hai con mắt,

    Xanh bạc (6) dầu chưng mặt chúng ngươi.


    Câu 5. Khái quát tâm trạng, nỗi lòng của Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ trên.

    Câu 6. Chất thế sự của bài thơ thể hiện như thế nào?

    Câu 7. Nhận xét về vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi trong bài thơ trên.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

    Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm

    Câu 3.

    Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng,

    Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi.


    - Phép đối:

    Câu trên, câu dưới: Phượng>< Hoa; những tiếc cao >< thì hay héo; diều hãy liệng >< cỏ thường tươi.

    Trong cùng một câu: phượng >< diều; hoa >< cỏ; tiếc cao >< liệng; héo >< tươi

    - Tác dụng của phép đối:

    + Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo sự cân xứng, hài hòa cho lời thơ.

    + Nhấn mạnh nghịch cảnh éo le của xã hội: Những thứ xấu xa thì ngang nhiên lộng hành còn những điều đẹp đẽ thì bị chèn ép, vùi dập;

    + Thể hiện tâm trạng đau xót, thái độ bất bình của Nguyễn Trãi trước hiện thực

    Câu 4.

    Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK và like bài để đọc nội dung ẩn nhé!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Câu 6. Chất thế sự của bài thơ thể hiện:

    - Chất thế sự là những suy tư, chiêm nghiệm về cuộc sống, về con người.

    - Bài thơ phần nào nói lên hiện thực xã hội lúc bấy giờ: Chính sự rối ren, lòng người thay đổi, cái xấu lộng hành lấn át cái đẹp, những người hiền tài như Nguyễn Trãi không còn được trọng dụng.

    Câu 7. Qua bài thơ, ta cảm nhận được sự sâu sắc trong vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi – một nhân cách lớn, một tấm lòng trọn đời lo cho dân cho nước. Dù trong hoàn cảnh nào, Nguyễn Trãi cũng hướng sự quan sát của mình đến xã hội, nhân tình thế thái; luôn ưu tư, suy ngẫm về chuyện đời, chuyện đất nước; đau trước thói đời đen bạc.. Đó là vẻ đẹp của con người luôn nặng tình đời, tình người.
     
    Chỉnh sửa cuối: 1 Tháng năm 2023
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...