Đọc hiểu Tự thán 4 - Nguyễn Trãi: Non nước cùng ta đã có duyên

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi ThuyTrang, 1 Tháng ba 2023.

  1. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    Đọc hiểu: Tự thán 4 - Nguyễn Trãi

    Đọc văn bản sau:

    Non nước cùng ta đã có duyên

    Được nhàn xá dưỡng tính tự nhiên

    Trường Canh hỏi nguyệt tay dừng chén

    Pha Lão chơi thu khách nổi thuyền

    Lòng chẳng mắc tham là của báu

    Người mà hết lụy ấy thân tiên

    Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn

    Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền.

    (Tự thán 4, Nguyễn Trãi, nguồn thivien.vn)

    Chú thích:

    1. : Hãy;

    2. Trường Canh: Một tên khác của sao Thái Bạch và cũng là tên riêng của Lý Bạch, nhà thơ đời Đường;

    3. Pha Lão: Ông già Pha tức Tô Đông Pha, tự Tử Chiêm, hiệu là Tô Thức, nhà thơ đời Tống. Mùa thu năm Nhâm Tuất 1082, ông đi chơi thuyền trên sông Xích Bích, có để lại hai bài phú "Tiền Xích Bích" và "Hậu Xích Bích" nổi tiếng.

    4. Lụy: buồn phiền

    5. Vua Nghiêu Thuấn: Vua Nghiêu và vua Thuấn là 2 trong 5 vị Ngũ Đế cai trị vùng đất Trung Hoa thời cổ đại, được hậu thế ca ngợi là những vị vua tài giỏi và đức độ. Sự cần mẫn và lòng nhân từ của 2 vị vua này được xem là kiểu mẫu cho những bậc vua chúa đời sau noi theo.

    6. Sở nguyền: Sở nguyện, ước mong

    [​IMG]

    Lựa chọn đáp án đúng:

    Câu 1: Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

    A. Thất ngôn xen lục ngôn

    C. Thất ngôn trường thiên

    B. Thất ngôn tứ tuyệt

    D. Thất ngôn bát cú Đường luật

    Câu 2. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào?

    A. Hai câu đề

    B. Hai câu thực

    C. Hai câu đề và hai câu thực

    D. Hai câu thực và hai câu luận

    Câu 3. Điển tích trong bài thơ trên là:

    A. Trường Canh

    B. Pha Lão

    C. Vua Nghiêu Thuấn

    D. Cả A, B, C

    Câu 4. Tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi được thể hiện rõ nhất trong những câu thơ nào?

    A. Hai câu đề

    B. Hai câu thực

    C. Bốn câu đầu

    D. Bốn câu cuối

    Câu 5. Thú vui của Trường Canh, Pha Lão được nhắc đến trong hai câu thực là:

    A. Câu cá

    B. Trồng hoa

    C. Ngắm trăng, dạo thuyền

    C. Cả A, B, C

    Câu 6. Chữ "nhàn" trong câu 2 được hiểu như thế nào?

    A. Nhàn nhã về thể xác

    B. Thảnh thơi về tinh thần

    C. Nhàn nhạt, không đậm đà

    D. Nhàm chán, không có gì thú vị.

    Câu 7. Tâm sự của Nguyễn Trãi trong hai câu kết có nét tương đồng với tâm sự của Nguyễn Trãi trong những câu thơ nào sau đây?

    A. Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng - Dân giàu đủ khắp đòi phương

    B. Bui có một lòng trung liễn hiếu - Mài chăng khuyết nhuộm chăng đen

    C. Bui có một niềm chăng nỡ trễ - Ðạo làm con liễn đạo làm tôi.

    D. Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy - Có thân chớ phải lợi danh vây.

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 8. Khái quát nội dung của bài thơ.

    Câu 9. Em hiểu hai câu thơ luận như thế nào: Lòng chẳng mắc tham là của báu - Người mà hết lụy ấy thân tiên.

    Câu 10. Tâm sự, nỗi lòng của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ kết là gì?

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. A. Thất ngôn xen lục ngôn

    Câu 2. D. Hai câu thực và hai câu luận

    Câu 3. D. Cả A, B, C

    Câu 4. C. Bốn câu đầu

    Câu 5. C. Ngắm trăng, dạo thuyền

    Câu 6. B. Thảnh thơi về tinh thần

    Câu 7. A. Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng - Dân giàu đủ khắp đòi phương

    Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại đây LINK để like bài, đọc tiếp nội dung ẩn nhé!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Last edited by a moderator: 4 Tháng năm 2023
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...