Đọc hiểu: Từ ấy - Tố Hữu, Ngữ văn 11

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ột Éc, 17 Tháng mười hai 2022.

  1. Ột Éc

    Bài viết:
    2,951
    Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi dưới đây

    Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

    Mặt trời chân lí chói qua tim

    Hồn tôi là một vườn hoa lá

    Rất đậm hương và rộn tiếng chim..

    (Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập hai)

    Câu 1 . Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.

    Câu 2 . Từ ấy là từ khi nào? Sự kiện đó có ý nghĩa gì đối với cuộc đời của thi nhân?

    Câu 3 . Phân tích ý nghĩa biểu đạt của các từ bừng, chói.

    Câu 4 . Các biện pháp tu từ nào được sử dụng trong văn bản?

    [​IMG]

    Gợi Ý Câu Trả Lời

    Câu 1:

    Phương thức biểu đạt của văn bản: Biểu cảm.

    Câu 2:

    Từ ấy là từ khi tác giả giác ngộ cách mạng, bắt gặp được lý tưởng đảng cộng sản vào năm 1938.

    Sự kiện đó có ý nghĩa gì đối với cuộc đời của thi nhân: Từ khi giác ngộ được lý tưởng cách mạng, đánh dấu sự thay đổi trong nhận thức, tâm hồn, tình cảm của tác giả dành cho cách mạng, nhân dân, tình yêu đối với thơ ca.

    Câu 3:

    Ý nghĩa biểu đạt:

    Bừng: Thể hiện ánh sáng đột ngột phát ra

    "Bừng nắng hạ" niềm vui, hạnh phúc lớn lao khi tác giả thay đổi nhận thức, tình cảm sâu sắc dành cho cách mạng

    Chói: Thể hiện sự tác động, sức mạnh lan tỏa của ánh sáng khiến người khác có thể cảm nhận được dễ dàng

    "Chói qua tim" thể hiện ánh sáng chân lý, niềm vui của tác giả khi giác ngộ lý tưởng cách mạng

    Ánh sáng cách mạng soi sáng tâm hồn giúp tác giả nhận thức đúng dắn và hành động thiết thực hơn dành sự nhiệt huyết, tình yêu thương lớn lao cho con đường lý tưởng cách mạng.

    Câu 4:

    Các biện pháp tu từ:

    So sánh: Hồn tôi là một vườn hoa lá

    Tác dụng của việc sử dụng biện pháp so sánh: Thể hiện sức sống mãnh liệt, niềm vui, hạnh phúc của tác giả khi nhận ra lý tưởng cách mạng.

    Ẩn dụ: Nắng hạ, mặt trời chân lý

    Tác dụng của việc sử dụng biện pháp ẩn dụ: Giúp câu thơ trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm nhằm thể hiện ánh sáng chân lý bất diệt khi tác giả giác ngộ được lý tưởng cách mạng.


     
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng năm 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...