Đọc hiểu: Triết lý cuộc đời – Jim Rohn: Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng một trong hai nỗi đau

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 19 Tháng ba 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đọc hiểu: Triết lý cuộc đời – Jim Rohn – Thủy Hương dịch

    ĐỀ 1

    Đọc đoạn trích sau:

    Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng một trong hai nỗi đau: Nỗi đau do kỷ luật hoặc nỗi đau do hối tiếc. Sự khác biệt là kỷ luật nhẹ tựa lông hồng còn hối tiếc nặng tựa núi cao. Kỷ luật là cây cầu kết nối giữa mục tiêu và thành quả.

    Một kỷ luật này luôn dẫn đến một kỷ luật khác. Khẳng định mà thiếu kỷ luật là sự khởi đầu của ảo tưởng. Bạn không cần phải thay đổi quá nhiều để tạo ra sự khác biệt lớn lao. Một vài kỷ luật đơn giản có thể tác động lớn đến cuộc sống của bạn chỉ trong 90 ngày thôi, chưa nói đến 12 tháng hay 3 năm.

    Một chút thiếu kỷ luật là đủ để bắt đầu bào mòn lòng tự trọng của bạn. Mọi kỷ luật đều tác động lẫn nhau. Người ta hay nhầm lẫn thế này: "Tôi chỉ buông thả ở mỗi chỗ này thôi." Không đúng. Mọi sự buông thả đều gây ảnh hưởng đến những điều khác. Đừng suy nghĩ ngây thơ như vậy.

    Kỷ luật là nền móng của mọi thành công. Thất bại là điều không thể tránh khỏi nếu thiếu kỷ luật. Kỷ luật mang trong mình tiềm năng tạo ra những phép màu trong tương lai.

    (Trích"Triết lý cuộc đời" – Jim Rohn – Thủy Hương dịch)​

    [​IMG]

    Thực hiện yêu cầu:

    Câu 1.
    Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

    Câu 2. Theo tác giả, kỷ luật có mối quan hệ như thế nào với mục tiêu và thành quả?

    Câu 3. Em hiểu"kỷ luật nhẹ tựa lông hồng còn hối tiếc nặng tựa núi cao" như thế nào?

    Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: "Kỷ luật là nền móng của mọi thành công" không? Lí giải vì sao?

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận

    Câu 2. Theo tác giả, kỷ luật là cây cầu kết nối giữa mục tiêu và thành quả. Nghĩa là, mục tiêu đề ra cần phải được thực hiện một cách có kỉ luật thì con người mới đạt được mục tiêu đó.

    Câu 3. Em hiểu"kỷ luật nhẹ tựa lông hồng còn hối tiếc nặng tựa núi cao" nghĩa là: Sống và làm việc có kỉ luật tưởng chừng gò bó, khổ sở, nhưng thực ra lại rất dễ dàng.. Vì chúng ta đã chuyển hóa được kỉ luật thành thói quen, thành nhịp sống thường nhật.

    Ngược lại, không có kỷ luật, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều sự tiếc nuối. Ân hận, tiếc nuối ấy mới thực sự khiến ta bị ám ảnh nặng nề; khiến ta khổ sở hơn cả việc thực hiện kỷ luật. Như vậy, câu trên khẳng định vai trò của sống kỷ luật: Giúp ta không bị sự hối tiếc đeo bám.

    Câu 4. Tôi đồng tình với quan điểm: "Kỷ luật là nền móng của mọi thành công" . Vì:

    - Khi sống có kỷ luật giúp ta hình thành những thói quen tốt và kiên trì khi giải quyết sự việc.

    - Sống kỷ luật giúp con người cải thiện kiến thức và kỹ năng, trân trọng thời gian và tập trung cho công việc.

    - Giúp con người không nản lòng thoái chí khi gặp thất bại hay khó khăn.

    - Giúp con người ngày càng tiến bộ trong cuộc sống, biến mình thành phiên bản tốt nhất, làm việc sẽ làm cho đến tốt nhất, vì vậy sẽ có được thành công, sự tin tưởng, yêu mến của mọi người..

    Xem tiếp bên dưới: Đề 2
     
    lacvuphongca, chiqudoll, Admin7 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng tám 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    ĐỀ 2

    Đọc đoạn trích sau:

    Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng một trong hai nỗi đau: Nỗi đau do kỷ luật hoặc nỗi đau do hối tiếc. Sự khác biệt là kỷ luật nhẹ tựa lông hồng còn hối tiếc nặng tựa núi cao. Kỷ luật là cây cầu kết nối giữa mục tiêu và thành quả.

    Một kỷ luật này luôn dẫn đến một kỷ luật khác. Khẳng định mà thiếu kỷ luật là sự khởi đầu của ảo tưởng. Bạn không cần phải thay đổi quá nhiều để tạo ra sự khác biệt lớn lao. Một vài kỷ luật đơn giản có thể tác động lớn đến cuộc sống của bạn chỉ trong 90 ngày thôi, chưa nói đến 12 tháng hay 3 năm.

    Một chút thiếu kỷ luật là đủ để bắt đầu bào mòn lòng tự trọng của bạn. Mọi kỷ luật đều tác động lẫn nhau. Người ta hay nhầm lẫn thế này: "Tôi chỉ buông thả ở mỗi chỗ này thôi." Không đúng. Mọi sự buông thả đều gây ảnh hưởng đến những điều khác. Đừng suy nghĩ ngây thơ như vậy.

    Kỷ luật là nền móng của mọi thành công. Thất bại là điều không thể tránh khỏi nếu thiếu kỷ luật. Kỷ luật mang trong mình tiềm năng tạo ra những phép màu trong tương lai.

    (Trích"Triết lý cuộc đời" – Jim Rohn – Thủy Hương dịch)​

    [​IMG]

    Thực hiện yêu cầu:

    Câu 1.
    Đoạn trích bàn về vấn đề gì?

    Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về quan niệm: "Khẳng định mà thiếu kỷ luật là sự khởi đầu của ảo tưởng"?

    Câu 3. Giữa hai lựa chọn: Nỗi đau do kỷ luật và nỗi đau do hối hận, em sẽ chọn như thế nào? Vì sao?

    Câu 4. Theo anh/chị, kỷ luật bản thân có làm cho con người đánh mất tự do không?

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. Đoạn trích bàn về vấn đề: Sống kỷ luật.

    Câu 2. Quan niệm: "Khẳng định mà thiếu kỷ luật là sự khởi đầu của ảo tưởng" nghĩa là:

    - Khẳng định là việc bạn chắc chắn sẽ thực hiện được một điều gì đó.

    - Thiếu kỷ luật là sống, làm việc một cách tự do, tùy tiện, không theo khuôn khổ, không thực hiện kế hoạch ban đầu, thiếu ý chí, dễ bỏ buông khi gặp trở ngại.

    - Nếu khẳng định bản thân làm được thì quá trình làm việc phải có kỷ luật, nếu không tuân theo kỷ luật, điều mà bạn khẳng định, chắc chắn ban đầu chỉ là nói suông, ảo tưởng, không thể thành hiện thực.

    => câu nói khẳng định vai trò của sống kỷ luật.

    Câu 3. Giữa hai lựa chọn: Nỗi đau do kỷ luật và nỗi đau do hối hận, em sẽ chọn nỗi đau do kỷ luật. Vì:

    - Sống kỷ luật dù khó khăn lúc đầu, nhưng khi thành thói quen sẽ thấy rất nhẹ nhàng;

    - Sống kỷ luật giúp con người có lối sống khoa học, biết quý trọng thời gian; giúp hiệu suất công việc cao hơn.. từ đó mới có được thành công và sự yêu mến, tin tưởng của mọi người. Nỗi đau do kỷ luật chỉ là nhất thời, là yếu tố hiển nhiên để ta có được cuộc sống hạnh phúc, viên mãn lâu dài.

    - Sống thiếu kỷ luật chỉ là đánh đổi sự thoải mái nhất thời lấy sự hối hận suốt đời do không có được thành quả lớn lao và cuộc sống tốt đẹp.

    Câu 4. Theo tôi, kỷ luật bản thân không làm cho con người đánh mất tự do. Vì:

    - Sống kỷ luật, chúng ta mới biết trân quý thời gian, không lãng phí thời gian vào những việc vô bổ, sự sắp xếp công việc trong cuộc sống vì vậy chủ động, tự do hơn.

    - Sống kỷ luật, chúng ta mới đạt được mục tiêu, có được thành quả lớn lao, vì vậy, càng tự do hơn trong lựa chọn trường học, chuyên môn, công việc, cuộc sống mà mình mơ ước..

    - Sống thiếu kỷ luật thì năng lực, kĩ năng sống, mối quan hệ xã hội.. bị bó hẹp, sự lựa chọn các phương diện trong cuộc sống cũng bị giới hạn.

    => Càng sống kỷ luật, ta càng tự do, nhất là trong những lựa chọn quan trọng của cuộc đời.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...