Những bài thơ, bài văn về thiên nhiên, cảnh vật luôn đi vào ngòi bút bao thế hệ thi nhân, văn nhân Việt Nam, ngày hôm nay, ta cũng sẽ bắt gặp một tác phẩm viết về mưa, qua một đoạn trích: Tiếng mưa của nhà văn Nguyễn Thị Thu Trang. Hãy cùng mình tìm hiểu kĩ hơn về đoạn trích qua phần đọc hiểu sau! Đề 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất () Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm ngọt. (Tiếng mưa – Nguyễn Thị Thu Trang) Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Câu 2: Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn văn? Câu 3: Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? Câu 4: "Cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm ngọt", vậy em sẽ trả nghĩa cho thầy cô, cha mẹ như thế nào khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường? Hướng dẫn giải Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi là: Câu 1: Đoạn văn trên được viết viết theo phương thức biểu đạt là: Miêu tả. Câu 2: Một biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong đoạn văn là :(lựa chọn một trong hai) + Nhân hóa "nhảy nhót", "thức dậy".. + So sánh "rơi như nhảy nhót". Câu 3: Mưa mùa xuân đã mang lại "sức sống ứ đầy" cho muôn loài. Câu 4: "Cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm ngọt", vậy khi còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ trả nghĩa thầy cô, cha mẹ bằng cách: + Cố gắng học tập thật tốt: Hoàn thành đầy đủ bài tập, không quay cóp, chép pheo khi thi.. + Rèn luyện nhân cách: Yêu thương, kính trọng thầy cô, hòa đồng với bạn bè.. + Hình thành bản lĩnh cá nhân: Tránh xa ma túy, thuốc phiện, cờ bạc; ngay thẳng, cương trực, thật thà.. Đề 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất () Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm ngọt. (Tiếng mưa – Nguyễn Thị Thu Trang) Câu 1: Câu chủ đề của đoạn văn trên là? Câu 2: Tìm cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong đoạn văn trên? Câu 3: Nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong đoạn văn? Câu 4: Chỉ ra tính liên kết của đoạn văn bản? Hướng dẫn giải. Đọc và trả lời câu hỏi là: Câu 1: Câu chủ đề là: "Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới." Câu 2: - Cụm danh từ: "Mưa mùa xuân"; "những giọt mưa ấm áp, trong lành"; "cái sức sống ứ đầy"; "các nhành lá mầm non"; "cả mùa hoa thơm ngọt". - Cụm động từ: "Đã mang lại". - Cụm tính từ: "Rơi như nhảy nhót" Câu 3: - Nhân hóa: Làm cho các sự vật thiên nhiên có sinh khí, có tâm hồn và suy nghĩ riêng. - So sánh: Làm cho chi tiết, hình ảnh trở nên cụ thể, gợi cảm. Câu 4: - Liên hết về mặt nội dung: + Các câu trong đoạn cùng phục vụ cho một chủ đề: Miêu tả mưa và sự hồi sinh của thiên nhiên khi vào xuân. + Các câu trong đoạn được sắp xếp theo 1 trình tự hợp lí. - Liên kết về hình thức: + Phép lặp: Mưa, mưa mùa xuân + Phép thế: Cây cỏ - chúng + Phép nối: Và
Ngữ liệu ngắn vậy em! Nếu em muốn mở rộng phạm vi viết bài, hãy nghiên cứu về thơ Nguyễn Trãi và viết nha! Tác giả đang được tìm hiểu của văn 10 mới là Nguyễn Trãi mà, em có thể tham khảo và viết đề về thơ Nôm Nguyễn Trãi (những bài dễ hiểu ấy) theo form sau: Đọc Hiểu: Bảo Kính Cảnh Giới, Bài 21 - Ở Bầu Thì Dáng Ắt Nên Tròn Đọc Hiểu: Ngôn Chí, Bài 3 - Nguyễn Trãi: Am Trúc Hiên Mai Ngày Tháng Qua