Đọc hiểu: Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên Ôn thi Ngữ Văn THPT Quốc gia Đề số 1 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: "Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường. Con đã đi nhưng con cần vượt nữa Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương. Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói long gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa". (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) Câu 1: Phương thức biểu đạt có trong đoạn thơ trên là gì? A. Tự sự, nghị luận B. Biểu cảm, tự sự C. Nghị luận, biểu cảm D. Thuyết minh, biểu cảm Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên là? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Thuyết mình Câu 3: Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên là gì? A. Báo chí B. Sinh hoạt C. Chính luận D. Nghệ thuật Câu 4: Từ "Mẹ" trong đoạn thơ trên đang chỉ ai? A. Tây Bắc B. Nhân dân Tây Bắc C. Cả hai câu trên đều đúng D. Cả hai câu trên đều sai Câu 5: Đâu là giá trị của từ "mẹ" trong đoạn thơ trên? A. Ý chỉ Tây Bắc là nơi đầu nguồn của Tổ Quốc. B. Tây Bắc là mảnh đất thiêng liêng và cao cả. C. Tây Bắc là mảnh đất mẹ mà Chế Lan Viên đang khao khát để được trở về. Câu 6: Các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên là? A. Ẩn dụ, so sánh B. Điệp từ, ẩn dụ C. So sánh, điệp từ D. Ẩn dụ, nhân hóa Câu 7: Nêu cảm nhận của anh/ chị về bốn câu thơ cuối. Gợi ý trả lời Câu 1: B. Biểu cảm, biểu cảm Câu 2: B. Biểu cảm Câu 3: D. Nghệ thuật Câu 4: C. Cả hai câu trên đều đúng Giải thích: Chế Lan Viên đã khẳng định "Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ" và ở câu ngay phía sau "Cho con về gặp Mẹ yêu thương" là câu thơ "Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ.." Câu 5: C. Tây Bắc là mảnh đất mẹ mà Chế Lan Viên đang khao khát để đucợ trở về. Câu 6: C. So sánh, điệp từ Câu 7: Gơi ý trả lời Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem