Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) của dân tộc Thái là truyện thơ nổi tiếng trong kho tàng truyện thơ các dân tộc thiểu số gồm 1846 câu thơ. Nhân vật trữ tình trong tác phẩm là chàng trai - người đã kể lại câu chuyện tình yêu và hôn nhân của chính mình. Đó là câu chuyện tình yêu đẹp nhưng gặp biến cố nên đôi lứa phải chia lìa. Cuối cùng, cả hai cũng được đoàn tụ và sống hạnh phúc. Tác phẩm thể hiện bi kịch tình yêu – hôn nhân và khát vọng tình yêu thuỷ chung, hạnh phúc của những chàng trai, cô gái người Thái. Đọc hiểu: Tiễn dặn người yêu - Truyện thơ dân tộc Thái Một số đoạn trích tiêu biểu ĐỀ 1 Đọc đoạn trích sau: Đôi ta như gốc cải xanh, như tàu dong mượt Công mẹ cha nuôi lớn cùng thời Yêu nhau như thuở mới ra đời Trao duyên gửi nghĩa từ hồi còn thơ Anh đi áo trùm đầu ra sàn Áo vắt vai xuống thang (2) Vung tay bước qua rào tìm bạn Đôi ta gặp nhau nơi sàn hoa Tâm tình bên bếp lửa Chuyện nối chuyện mau qua Đêm tiếp đêm mặn mà Đôi ta ngồi khuống (3) tận khi gà gáy Đeo mộng về nhà lúc xế vầng trăng Bốn phía sa mù dâng Mịt mùng sương buông lấp mái Lời hẹn hò bền chắc Tình đôi ta nhuyễn chặt Chung trái tim không thể sẻ đôi! Chỉ sợ đẵn cây không thuận hướng Ngả cây không xuôi chiều Đan sọt còn lo lỗi mắt Yêu nhau sợ Then (4) không thương Then thương sợ trời cao không giúp Trời giúp sợ mẹ cha không ưng Cây không ngả sợ cha em cứ bắt phải ngả Lòng không yêu sợ mẹ em cứ bắt phải yêu. (Trích Tiễn dặn người yêu - Truyện thơ dân tộc Thái, bản dịch của Mạc Phi) Chú thích: (1) : gốc cải xanh: cây rau cải, tàu dong: lá của cây dong rừng, dùng để gói đồ, gói bánh. (2) Áo mới, áo đẹp thường trùm lên đầu thay khăn hoặc vắt lên vai, đến nơi mới mặc vào người. (3) Khuống: Sàn nửa lộ thiên dựng ở một địa điểm trung tâm bản. Mùa đông xuân khô ráo, trăng sáng, trai gái trong bản tụ tập lên khuống đốt lửa, quay xa, ca hát, thổi sáo.. (4) Then: Vua, chúa trên "cõi trời". Then và trời theo quan niệm thông thường của nhân dân Thái, không có sự phân biệt, đều cùng một lực lượng huyền bí siêu tự nhiên, có sức mạnh vô hạn. Trả lời câu hỏi: Câu 1: Nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên là ai? Câu 2: Trong ba phần Gặp gỡ - Thử thách - Đoàn tụ của cốt truyện, theo em, đoạn trích trên nằm ở phần nào? Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: Đôi ta như gốc cải xanh, như tàu dong mượt Câu 4: Nhân vật trữ tình kể lại những kỉ niệm nào với người yêu? Qua đó em có cảm nhận gì về tình yêu của các nhân vật trong đoạn trích? Câu 5: Nhận xét về không gian gắn với tình yêu đôi lứa của các nhân vật trong câu chuyện trên. Câu 6: Nhân vật trữ tình "sợ" những điều gì? Từ "Sợ" được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ cuối biểu đạt điều gì? Câu 7: Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên. Câu 8: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích. Gợi ý trả lời câu hỏi: Câu 1: Nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên là chàng trai (anh). Câu 2: Trong ba phần Gặp gỡ - Thử thách - Đoàn tụ của cốt truyện, đoạn trích trên nằm ở phần đầu: Gặp gỡ. Câu 3: Đôi ta như gốc cải xanh, như tàu dong mượt - Biện pháp tu từ trong câu thơ so sánh: A: đôi ta ; B: như gốc cải xanh, như tàu dong mượt ; từ so sánh: như - Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: +Mượn hình ảnh gốc cải, tàu dong với đặc điểm "xanh", "mượt" câu thơ làm nổi bật vẻ đẹp, sức sống của tuổi trẻ. + tăng tính gợi hình, biểu cảm, sự sinh động, hấp dẫn cho câu thơ. Câu 4: - Nhân vật trữ tình kể lại những kỉ niệm với người yêu: + gặp nhau nơi sàn hoa + tâm tình bên bếp lửa + chuyện nối chuyện + đêm tiếp đêm mặn mà + ngồi khuống tận khi gà gáy + đeo mộng về nhà lúc xế vầng trăng - Qua đó, ta thấy tình yêu của các nhân vật trong đoạn trích gắn bó, say đắm, đầy lãng mạn. Câu 5: - Không gian gắn với tình yêu đôi lứa của các nhân vật trong câu chuyện trên: Không gian của sàn hoa, bếp lửa, khuống, có vầng trăng, sương mù.. - Nhận xét: Đó là không gian quen thuộc, gần gũi; cũng là không gian đậm chất lãng mạn phù hợp dành cho đôi lứa yêu nhau trò chuyện tâm tình. Câu 6: - Nhân vật trữ tình "sợ" nhiều điều: Sợ đẵn cây không thuận hướng, ngả cây không xuôi chiều, đan sọt còn lo lỗi mắt; sợ Then không thương, trời cao không giúp; sợ mẹ cha không ưng, cây không ngả sợ cha ngả, lòng không yêu sợ mẹ bắt phải yêu.. - Từ "Sợ" được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ cuối biểu đạt tâm trạng lo lắng, những dự cảm bất an của nhân vật trữ tình về tình yêu của mình. Do nhiều hủ tục, tình yêu đôi lứa có thể bị tan vỡ. Nên dù yêu say đắm, chàng trai không thoát khỏi nỗi lo lắng cha mẹ không ưng, tình yêu không thành. Câu 7: Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích là những trạng thái phức tạp: Khi thì hạnh phúc, vui sướng, say đắm trong tình yêu lãng mạn, khi lại cuộn lên nỗi lo lắng tình yêu không thành. Khi kể về kí niệm, chàng hân hoan bao nhiêu thì khi nghĩ đến cha mẹ cô gái, chàng lại bất an bấy nhiêu. Đó là tâm trạng chung của biết bao chàng trai nghèo ở miền núi trước ngưỡng cửa hôn nhân, gia đình. Câu 8: Những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích: Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK và like bài để đọc tiếp nha! Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Xem tiếp bên dưới
Đọc hiểu: Tiễn dặn người yêu - Truyện thơ dân tộc Thái ĐỀ 2 Đọc đoạn trích sau: Yêu em, anh quyết được Đã thương nhau quyết lấy Anh mới đi kiếm lúa ngoài đồng Đi kiếm cá ngoài sông Chài ba sải (1), anh buông xuống hồ Lưới muôn mắt (2), anh giăng xuống nước Đứng mũi thuyền anh liệng chài tơ Ngồi lái thuyền anh so lưới sợi Số may được trắm chiên chép đỏ Được cá to cá nhỏ từng đàn Đẹp lòng anh quay về bản Cá to đưa mẹ thái ướp chua Cá nhỏ sấy khô xát muối Cá giàn trên (3) đã đủ, thừa đủ Gà vịt kia đã nhiều thực nhiều Anh mới đi Tà Bú mua đĩa Đi Tà Hè mua tơ Đi Tà Sại (4) mua cau Mua cau cau cả buồng sai quả Mua trầu muôn lá gói mang về Dạm người yêu thay lời thương nhớ Anh chạy tìm ông mối bà mai Kẻ khéo giúp gói cau không úa Người khéo hỏi lời thương không phai Giỏi mối mai cho đôi ta đẹp lứa em ơi! Anh chặt giang về đan lồng gà Chặt mai về đan giỏ cá Cắt dong muôn lá gói trầu Kịp đến ngày lành và bữa tốt Năm đi và tháng trôi Gói trầu nhỏ anh mang tới gửi Gói cau con tới dạm Dây trầu không xin được cuốn leo Gói cau lên quản trước tưng bừng Muôn tiếng đến sàn sau rộn rã Búi tóc mượt, anh trải ra giữa quản (6) Búi tóc dài anh buông xuống giữa nhà (7) Anh lạy cha em bốn lạy Nộp mẹ em bốn lễ Xin làm gà gô, cun cút (8) cổ trơn Làm rể quý, rể yêu nằm quản Cha em trên giường cao không đáp Mẹ em nơi giường thấp làm thinh. Chú thích: (1), (2) Chài ba sải, lưới muôn mắt: Dụng cụ để bắt cá. (3) Cá giàn trên: Chỉ cá đã sấy khô trên giang bếp. (4) Tà Bú, Tà Hè, Tà Sại: Tên địa danh. (5) Dây trầu không xin được cuốn leo: Ý nói xin được kết tình thông gia. (6) quản: Gian đầu dành riêng để tiếp khách đàn ông. (6) (7) Búi tóc mượt, anh trải ra giữa quản: Tục lạy chào phải cởi búi tóc, trải ra sàn, ra nhà. (8) gà gô, cun cút: Gà gô, cun cút đều giỏi luồn lách, trốn lẩn, ý nói xin làm một chàng rể ngoan ngoãn, chịu khó, biết khiêm nhường, nhẵn nhục, không xấc lấc, ương bướng. Trả lời câu hỏi: Câu 1: Đoạn trích trên kể lại sự việc gì? Câu 2: Chàng trai trong đoạn trích đã chuẩn bị chu đáo cho lễ dạm hỏi như thế nào? Sự chuẩn bị ấy nói lênmong ước và quyết tâm gì của chàng trai? Câu 3: Hai câu thơ cuối thể hiện thái độ của cha mẹ cô gái đối với chàng trai như thế nào? Thái độ đó dự báo điều gì trong những diễn biến tiếp theo của câu chuyện? Câu 4: Nêu cảm nhận của em về nhân vật chàng trai trong đoạn thơ trên. Câu 5: Phân tích tác dụng của 01 biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ. Câu 6: Nêu nét đặc sắc của ngôn ngữ của đoạn trích. Gợi ý trả lời câu hỏi: Câu 1: Đoạn trích trên kể lại sự việc chàng trai sắm sửa, chuẩn bị các lễ vật và sang dạm hỏi cô gái anh yêu. Câu 2: - Chàng trai trong đoạn trích đã chuẩn bị chu đáo cho lễ dạm hỏi: Anh làm mọi việc như kiếm lúa, kiếm cá, nuôi gà vịt, mua đĩa, mua tơ, mua cau trầu, tìm ông mối bà mai, tìm người giúp gói cau, nhớ người thưa chuyện, đan lồng gà, đan giỏ cá.. - Sự chuẩn bị chu đáo ấy nói lên mong ước được nên duyên với cô gái, quyết tâm cưới cô gái về làm vợ của chàng trai. Câu 3: - Hai câu thơ cuối: Cha em trên giường cao không đáp Mẹ em nơi giường thấp làm thinh. Cha mẹ cô gái đã "làm thinh", "không đáp" khi chàng trai đến thưa chuyện. Đó là thái độ coi thường, ghét bỏ, không tôn trọng của cha mẹ cô gái đối với chàng trai, vì chàng trai nhà nghèo. - Thái độ đó dự báo tình yêu của chàng trai và cô gái sẽ không được cha mẹ đồng tình, ưng thuận, sẽ gặp trắc trở, sóng gió. Câu 4: Cảm nhận của em về nhân vật chàng trai trong đoạn thơ trên: Chàng trai trong đoạn thơ trên là người có tình yêu sâu sắc, chân thành dành cho cô gái. Quyết tâm cưới cô cho bằng được, chàng trai đã chuẩn bị vô cùng chu đáo cho lễ ăn hỏi của mình Đoạn thơ đã liệt kê hàng loạt những hành động, việc làm của chàng trai thể hiện sự chuẩn bị chu đáo ấy. Có thể nói, đó là một chàng trai tốt tính, biết lo toan, vun đắp cho tình yêu, có khát vọng về tình yêu tự do, khao khát mái ấm gia đình.. Câu 5: - Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ: Liệt kê. Đoạn thơ liệt kê hàng loạt những hành động kể về sự chuẩn bị cho lễ dạm hỏi của chàng trai: Kiếm lúa, kiếm cá, nuôi gà vịt, mua đĩa, mua tơ, mua cau trầu, tìm ông mối bà mai, tìm người giúp gói cau, nhớ người thưa chuyện, đan lồng gà, đan giỏ cá. - Tác dụng: + Giúp cụ thể hóa những việc làm của chàng trai, làm nổi bật sự chu đáo, tỉ mỉ, của nhi trong việc chuẩn bị lễ ăn hỏi, qua đó thấy được tình yêu chân thành, mãnh liệt anh dành cho cô gái và quyết tâm của anh để cưới được cô gái về làm vợ. + Tăng nhịp điệu, nhạc điệu, sự sinh động, hấp dẫn cho lời thơ. Câu 6: Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK và like bài viết để đọc tiếp nha! Bấm để xem Nét đặc sắc của ngôn ngữ của đoạn trích: + Ngôn ngữ gần gũi, quen thuộc; + Ngôn ngữ đậm chất dân ca, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, đậm phong thái miền núi. Xem tiếp bên dưới: Đề 3
Đọc hiểu: Tiễn dặn người yêu - Truyện thơ dân tộc Thái ĐỀ 3 Đọc đoạn trích sau: Mẹ cha ưng gả khi em còn trên nương Khi em đang ngoài ruộng [...] Nghĩ đến anh mà nát ruột gan Như nặn nến sáp không nên Như ôm cây to không xuể Em lập cập chạy vào đằng quản Cất tiếng xa gần trách chú: - "Giúp cháu với bác trai gái nhà trên Giúp cháu với ơi chú ơi thím nhà dưới!" - "Chúng ta không giúp nổi cháu ơi! Ta đã ăn gói trầu nhỏ người mang tới gửi Gói cau con người mang tới dạm Dây trầu không người đã tới cuốn leo!" Em yêu lại kêu: - "Giúp tôi với hỡi chị em dâu rể trong nhà!" Chị em dâu rể trong nhà cũng đáp: - "Không giúp được em ơi! Ta cũng ăn gói trầu nhỏ người mang tới Gói cau con người mang tới dạm Dây trầu không người đã tới cuốn leo! Nghe chim cu trên ngọn cây cúc cu: Cũng đừng khóc cô ơi! Cây tre nó thành giấy Cây nứa nó thành ống Con gái thành nàng dâu Bố gả chồng cho đừng chối cô à! Kiếp gà cỏ chớ chọn cành đậu Chọn cành sẽ được cành giang Gái đến thời chẳng nên kén chồng Kén chồng kén phải chồng Xá Lựa dao lựa phải dao quằn Ngẩng mặt lên e người cũ cười chê Chi bằng nghe cha nghe mẹ Nón đẹp che đầu sớm hôm thong thả Không nghe lời mẹ lời cha Cào cỏ nương xa đầu be lá chuối Lời nhân tình bao giờ chả bùi. Trả lời câu hỏi: Câu 1: Đoạn trích trên miêu tả tâm trạng của nhân vật nào? Tâm trạng của nhân vật được đặt trong tình huống nào? Câu 2: Cô gái trong đoạn trích cầu xin sự giúp đỡ của những ai và nhận về điều gì từ họ? Câu 3: Con chim cu trong đoạn trích khuyên cô gái điều gì? Lời khuyên ấy thể hiện quan niệm gì của người dân miền núi trong chuyện cưới xin? Câu 4: Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong các câu sau: Nghĩ đến anh mà nát ruột gan Như nặn nến sáp không nên Như ôm cây to không xuể. Câu 5: Tâm trạng của cô gái trong đoạn trích trên là tâm trạng gì? Tâm trạng đó được thể hiện qua những cử chỉ, lời nói như thế nào? Câu 6: Hành động cầu xin của cô gái đối với nhứng người thân cho thấy cô gái là người như thế nào? Câu 7: Em có đồng tình với lời khuyên: Chi bằng nghe cha nghe mẹ trong chuyện hôn nhân không? Vì sao? Gợi ý trả lời câu hỏi: Bấm để xem Câu 1: - Đoạn trích trên miêu tả tâm trạng của nhân vật cô gái. - Tâm trạng của nhân vật được đặt trong tình huống bị ép gả khi cô ở trên nương. Về nhà, khi biết sự việc, cô đau khổ cầu cứu nhưng không được. Câu 2: - Cô gái trong đoạn trích cầu xin sự giúp đỡ của chú thím nhà dưới, chị em dâu rể trong nhà. - Mọi người đều nói không giúp được cô vì trót nhận cau trầu nhà trai mang tới. Câu 3: - Con chim cu trong đoạn trích khuyên cô gái nên nghe theo lời sắp đặt của cha mẹ, vì gái lớn đều phải lấy chống. Thân kiếp nhỏ mọn không nên kén chọn. Kén chọn thì sẽ chọn phải người không tốt, bị mọi người cười chê. Chi bằng nghe lời cha mẹ sẽ được thong thả an nhàn. Dù gì nhà trai cũng là nhà giàu có. - Lời khuyên ấy thể hiện quan niệm an phận, chấp nhận số phận của người dân miền núi trong chuyện cưới xin. Câu 4: Nghĩ đến anh mà nát ruột gan Như nặn nến sáp không nên Như ôm cây to không xuể. Biện pháp nghệ thuật so sánh: A: Nát ruột gan; B: Nặn nến không nên, ôm cây không xuể; Từ ngữ so sánh: Như - Tác dụng: + làm nổi bật tình cảnh đáng thương, bất lực và tâm trạng đau đớn, tan nát của cô gái khi nghĩ đến người yêu. + tăng tính gợi hình, biểu cảm cho lời thơ. Câu 5: Tâm trạng của cô gái trong đoạn trích trên là tâm trạng đau khổ, bất lực. Đau khổ khi nghĩ đến tình yêu tan vỡ, đau khổ vì không lấy được người mình yêu, phải lấy người không yêu làm chồng; Cô cảm thấy bất lực vì đơn độc trong cuộc chiến này, cha mẹ thì cổ hủ, áp đặt, ép gả cô cho nhà giàu, người thân lại không có ai đứng về phía cô. Tâm trạng ấy được thể hiện qua hành động "lập cập" chạy đến chỗ người thân để nhờ giúp đỡ, qua lời nói khi thì "trách", khi thì "kêu" - cầu xin khẩn khoản sự giúp đỡ. Câu 6: Hành động cầu xin của cô gái đối với những người thân cho thấy cô gái là người: Yêu chàng trai chân thành, mãnh liệt, không ham giàu sang; không chấp nhận hôn nhân sắp đặt, muốn đấu tranh, vùng vẫy để thoát ra; cô khao khát tình yêu tự do, mong được kết duyên cùng người yêu, dù người đó có nghèo. Câu 7: Em không đồng tình với lời khuyên: Chi bằng nghe cha nghe mẹ trong chuyện hôn nhân. Vì: Chuyện hôn nhân là chuyện liên quan đến tương lai, hạnh phúc của bản thân, pahir do bản thân lựa chọn, quyết định. Lời cha mẹ khuyên cần trân trọng, lắng nghe, nhưng điều gì bản thân thấy đúng thì làm, không thụ động thuận theo sự sắp đặt của cha mẹ trong chuyện hệ trọng của cuộc đời mình.
Đọc hiểu: Tiễn dặn người yêu - Truyện thơ dân tộc Thái ĐỀ 4 Đọc đoạn trích sau: Em ơi anh đã tính mà tính không đủ Anh đã lo mà lo chẳng tròn Người ta trầu vàng cau rụng Gừng già quắt gói lá dong thô Trèo lên quản cha mẹ em vui mừng hớn hở Còn anh cau cả buồng sai quả Trầu xanh tươi muôn lá gói mang về Bước lên quản cha mẹ em hất xuống Cha mẹ em mới nói: - "Giống me rừng đất người chín nẫu cành thấp Còn quả me nhà chín rực cành cao Con gái yêu tao phải giá bằng voi mới gả!" Giá bằng voi thôi đành lảng xa Nếu giá bằng trâu còn có nổi may ra Thu vét cửa nhà cố khi cũng đủ Than ôi! Số đua số không cùng Phận thi phận không nổi Trả lời câu hỏi: Câu 1: Từ nội dung đoạn trích, hãy xác định vị trí của đoạn trích trên trong tác phẩm. Câu 2: Nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên là ai? Câu 3: "Người ta" trong đoạn trích chuẩn bị lễ vật như thế nào? So với lễ vật của chàng trai có gì khác biệt? Câu 4: Thái độ của cha mẹ em với "người ta" và với "anh" như thế nào? Câu 5: Đoạn trích thể hiện tâm trạng gì của chàng trai? Câu 6: Câu nói: "Con gái yêu tao phải giá bằng voi mới gả!" của cha mẹ cô gái phải ánh hủ tục gì của người miền núi xưa? Câu 7: Phân tích tác dụng của phép lặp cấu trúc trong hai câu sau: "Than ôi! Số đua số không cùng Phận thi phận không nổi" Câu 8: Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử của cha mẹ cô gái trong đoạn trích trên. Gợi ý trả lời câu hỏi: Bấm để xem Câu 1: Vị trí của đoạn trích trên trong tác phẩm: Đoạn trích nằm ở phần 2: Thử thách (kể về biến cố tình yêu của hai nhân vật chính) Câu 2: Nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên là: Nhân vật chàng trai. Câu 3: "Người ta" trong đoạn trích chuẩn bị những lễ vật: Trầu vàng cau rụng; gừng già quắt gói lá dong thô Sự chuẩn bị của người này vô cùng xuềnh xoàng, cẩu thả, khác với sự chuẩn bị chu đáo của chàng trai: cau cả buồng sai quả; trầu xanh tươi muôn lá. Như thế nào? So với lễ vật của chàng trai có gì khác biệt? Câu 4: Thái độ của cha mẹ em với "người ta" và với "anh" hoàn toàn khác biệt: - Với người nhà giàu: Dù chuẩn bị lễ vật cẩu thả, cha mẹ cô vẫn vui mừng hớn hở; còn đối với chàng trai thì họ hất bỏ lễ vật, buông lời trách móc, mỉa mai. Câu 5: Đoạn trích thể hiện tâm trạng đau khổ, bất lực của chàng trai khi cô gái bị ép gả cho nhà giàu, tình yêu tan vỡ chỉ vì chàng trai quá nghèo. Câu 6: Câu nói: "Con gái yêu tao phải giá bằng voi mới gả!" của cha mẹ cô gái phải ánh hủ tục thách cưới nặng nề của đồng bào miền núi xưa. Chính hủ tục này đã đẩy bao đôi lứa yêu nhau vào cảnh chia lìa, li tán. Câu 7: "Than ôi! Số đua số không cùng Phận thi phận không nổi". - Cấu trúc câu được lặp lại: Số đua số không cùng Phận thi phận không nổi. - Tác dụng: + Tạo nhip điệu, tạo tính liên kết và sự sinh động, hấp dẫn cho sự diễn đạt. + Làm nổi bật tình cảnh bất lực và tâm trạng đau khổ của chàng trai. Câu 8: Cách ứng xử của cha mẹ cô gái trong đoạn trích trên là cách ứng xử lạc hậu, cực đoan. Vì tham giàu mà chia cắt tình yêu đôi lứa, ép gả con gái cho kẻ cẩu thả, tuềnh toàng. Đó là nguyên nhân dẫn đến bi kịch cuộc đời cô gái sau này. Cách ứng xử đó cần bị lên án, loại bỏ. Xem tiếp bên dưới