Đọc hiểu Thuật hứng bài 3 - Nguyễn Trãi: Một cày một cuốc thú nhà quê

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi ThuyTrang, 2 Tháng ba 2023.

  1. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    Đọc hiểu: Thuật hứng bài 3 - Nguyễn Trãi

    Đọc văn bản sau:

    Một cày một cuốc thú nhà quê,

    Áng cúc lan chen vãi đậu kê.

    Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng,

    Chè tiên nước kín nguyệt đeo về.

    Bá Di người rặng thanh là thú,

    Nhan Tử ta xem ngặt ấy lề.

    Hễ tiếng dữ lành tai quản đắp,

    Cầu ai khen liễn lệ ai chê.


    (Thuật hứng bài 3, Nguyễn Trãi, nguồn thivien.vn)

    Chú thích:

    Áng: đám, khóm cây

    Xảy: bỗng, chợt

    nước kín (có bán chép là nước nghín ) : Gánh nước

    Bá Di: cùng Thúc Tề là hai người con nước vua cô trúc triều nhà Thương. Sau khi vua nước cô trúc chết, hai người nhường ngôi cho nhau. Sau khi chu Vũ Vương diệt nhà Thương, cả hai đều đi ở ẩn, vì không muốn hạ mình ăn thóc nhà Chu, hái rau vi ăn chống đói, sau chết trong núi thủ dương.

    Nhan Tử: học trò Khổng Tử, nhà nghèo nhưng thông minh, nhanh nhẹn, hiếu học, chuộng Lễ; mất sớm - khi mới 31 tuổi.

    rặng: nói rằng

    ngặt: khó khăn, ngặt nghèo

    lề: lề lối, lề thói

    quản: mặc kệ

    Cầu.. lệ: nghĩa trong văn cảnh bài thơ không cần, không sợ.

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nêu 2 đặc điểm khiến em nhận diện được thể thơ đó.

    Câu 2. Theo em, bài thơ được sáng tác vào thời điểm nào trong cuộc đời Nguyễn Trãi? Vì sao em biết được điều đó?

    Câu 3. Nội dung 4 câu thơ đầu của bài thơ là gì? Khái quát bằng 1 - 2 câu.

    Câu 4. Các điển tích được nhắc đến trong bài thơ là gì? Ý nghĩa của việc dẫn điển tích?

    Câu 5. Những câu thơ nào thể hiện rõ nhất quan niệm sống của Nguyễn Trãi? Theo em, quan niệm ấy là gì?

    Câu 6. Em có đồng tình với quan niệm sống của Nguyễn Trãi không? Vì sao?

    Câu 7. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thực, nêu tác dụng?

    Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng,

    Chè tiên nước kín nguyệt đeo về.


    Câu 8. Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1.

    + Bài thơ trên được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

    + Hai đặc điểm của thể thơ trên:

    - Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng;

    - Bài thơ gieo vần ê (vần bằng, độc vận) ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

    Câu 2.

    - Bài thơ được sáng tác vào thời điểm Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn.

    - Ta biết được điều đó nhờ những thông tin từ nội dung bài thơ: "Thú nhà quê" của Nguyễn Trãi và những công việc cày, cuốc, chăm lan, trồng cúc, gieo kê, đậu..

    Câu 3.

    Nội dung 4 câu thơ đầu của bài thơ: Bốn câu thơ đầu miêu tả cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn của Nguyễn Trãi chốn thon quê với những công việc, những thú vui giản dị, thanh cao. Từ đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, lối sống thanh bạch của nhà thơ.

    Câu 4.

    - Các điển tích được nhắc đến trong bài thơ là: Bá Di, Nhan Tử - họ đều là những người lựa chọn lối sống ẩn dật, giản dị, vô ưu.

    - Ý nghĩa của việc dẫn điển tích: Nhằm bày tỏ nhân cách sống giản dị, vô ưu mà Nguyễn Trãi học từ người quân tử. Nguyễn Trãi cũng có lựa chọn giống như các bậc hiền bối.

    Câu 5.

    - Những câu thơ nào thể hiện rõ nhất quan niệm sống của Nguyễn Trãi:

    Hễ tiếng dữ lành tai quản đắp,

    Cầu ai khen liễn lệ ai chê.


    - Quan niệm sống ấy là: Sống vô ưu, lòng không vướng bận trước những chuyện thị phi lành, dữ, khen, chê

    Câu 6.

    - Em đồng tình với quan niệm sống của Nguyễn Trãi.

    - Vì: Quan niệm sống của Nguyễn Trãi là quan niệm sống tích cực, lạc quan; sống không bận tâm đến những chuyện thị phi dù tốt hay xấu bên ngoài sẽ giúp tâm hồn chúng ta luôn được thanh thản, an yên, cuộc sống luôn vui vẻ, không vì những điều tiếng dị nghị mà u uất, buồn sầu, chỉ thiệt mình.

    Câu 7. Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thực, nêu tác dụng?

    Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng,

    Chè tiên nước kín nguyệt đeo về.


    - Nhân hóa: chim mừng

    - Đối: Khách đến >< Chè tiên ; chim mừng >< nước kín; hoa xẩy rụng >< nguyệt đeo về.

    - Tác dụng: Thể hiện cuộc sống yên bình, hòa hợp với thiên nhiên, vui với thú nhàn của Nguyễn Trãi, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi.

    Tạo sự sinh động hấp dẫn, sự cân xứng, hài hòa cho lời thơ.

    Câu 8. Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ:

    Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK để like bài, đọc nội dung ẩn nhé!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    thuhaa99, gialinhne, Ng Hath37 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng tư 2023
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...