Đọc hiểu Thuật hứng 23 - Nguyễn Trãi: Bình sinh nhiễm được tật sơ cuồng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi ThuyTrang, 25 Tháng ba 2023.

  1. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    Đọc hiểu văn bản: Thuật hứng bài 23 - Nguyễn Trãi

    Đọc văn bản sau:

    Bình sinh nhiễm được tật sơ cuồng,

    Con cháu nhiều ngày chịu khó dường.

    La ỷ lấy đâu chăng lái sái,

    Hùng ngư khôn kiếm phải thèm thuồng.

    Ao quang thả gửi hai bè muống,

    Đất bụi ương nhờ một mảnh mồng.

    Còn có một lòng âu việc nước,

    Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung.

    (Thuật hứng bài 23 , Nguyễn Trãi toàn tập, Quốc âm thi tập, Phần vô đề, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976)

    Chú thích:

    sơ cuồng: hơi cuồng ngông, cuồng trong cuồng phóng (tuỳ theo tính mà xử sự, không câu chấp)

    chịu khó: chịu khổ

    dường: hư từ cuối câu, vô nghĩa

    la ỷ: La đều là lụa gấm, chỉ quần áo nói chung

    lái sái (có bản chép là thưới lưới ) : Áo rách

    hùng ngư: Hùng: Gấu, ngư: Cá - sơn hào hải vị

    âu: lo lắng

    nhẫn: đến, cho đến

    nẻo: khi, lúc (từ chỉ thời gian)

    sơ chung: tiếng chuông đầu tiên trong một đêm về sáng

    [​IMG]

    Chọn 01 đáp án đúng:

    Câu 1:
    Văn bản trên cùng thể thơ với văn bản nào sau đây?

    A. Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

    B. Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)

    C. Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

    D. Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên)

    Câu 2: Nguyễn Trãi tự nhận mình là người như thế nào trong hai câu thơ đầu?

    A. Nhận mình là người chịu khó

    B. Nhận mình là người có tính ngông

    C. Nhận mình là người điên cuồng, nổi loạn

    D. Nhận mình là người có con cháu chăm chỉ, chịu khó.

    Câu 3: Hiểu hai câu thực như thế nào?

    A. Làm gì có quần lành áo tốt, chỉ có đồ rách rưới mà thôi

    B. Sơn hào hải vị khó kiếm nên chỉ biết thèm thuồng

    C. Chẳng có lụa là gấm vóc, sơn hào hải vị để diện dàng, để thèm thuồng.

    D. Nguyễn Trãi ước mong mình ẽ trở nên phú quý, không phải rách rưới, nghèo khổ.

    Câu 4: Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào?

    A. Hai câu đề

    B. Hai câu thực

    C. Hai câu thực và hai câu luận

    D. Hai câu thực và hai câu kết

    Câu 5: Những hình ảnh biểu đạt cuộc sống thôn quê thanh đạm, bình dị của Nguyễn Trãi là:

    A. La ỷ, lái sái, hùng ngư, thèm thuồng

    B. Ao quang, đất bụi, bè muống, mảnh mùng

    C. Đêm đêm, sơ chung

    D. Ao quang, đất bụi

    Câu 6: "Dù ở những phút thanh nhàn hiếm có của cuộc đời nhưng Nguyễn Trãi vẫn nặng lòng với dân với nước, nhàn thân chứ không nhàn tâm." Lời nhận xét trên phù hợp với nội dung những câu thơ nào?

    A. Hai câu đề

    B. Hai câu thực

    C. Hai câu luận

    D. Hai câu kết

    Câu 7: Hai câu thơ "Còn có một lòng âu việc nước/Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung" c ó thể hiểu như thế nào:

    A. Nguyễn Trãi lo lắng cho việc nước

    B. Nguyễn Trãi thức suốt đêm không ngủ

    C. Lo lắng việc nước, Nguyễn Trãi thao thức hằng đêm

    D. Lo lắng vì phải rời xa đất nước, Nguyễn Trãi thao thức hằng đêm.

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 8:
    Cảm nhận về cuộc sống của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ:

    Ao quang thả gửi hai bè muống,

    Đất bụi ương nhờ một mảnh mồng

    Câu 9: Nguyễn Trãi hiện lên trong bài thơ với những vẻ đẹp gì?

    Câu 10: Tìm những câu thơ khác của Nguyễn Trãi biểu đạt nội dung tương đồng với hai câu cuối:

    Còn có một lòng âu việc nước,

    Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1: A. Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

    Câu 2: B. Nhận mình là người có tính ngông

    Câu 3: C. Chẳng có lụa là gấm vóc, sơn hào hải vị để diện dàng, để thèm thuồng.

    Câu 4: C. Hai câu thực và hai câu luận

    Câu 5: B. Ao quang, đất bụi, bè muống, mảnh mùng

    Câu 6: D. Hai câu kết

    Câu 7: C. Lo lắng việc nước, Nguyễn Trãi thao thức hằng đêm

    Câu 8: Cảm nhận về cuộc sống của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ:

    Ao quang thả gửi hai bè muống,

    Đất bụi ương nhờ một mảnh mồng

    Qua các hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong bài thơ: Ao chung, đất bụi, bè muống, mảnh mồng - những hình ảnh mộc mạc, đơn sơ, gần gũi, thân thiết gắn với đời sống thôn quê, ta thấy cuộc sống của Nguyễn Trãi chốn quê nhà là cuộc sống giản dị, thanh đạm, gần gũi, chan hòa với thiên nhiên, tâm hồn ông thảnh thơi, an nhàn, tự do, lạc quan.

    Câu 9: Nguyễn Trãi hiện lên trong bài thơ với những vẻ đẹp:

    - Một con người có tâm hồn giản dị, thanh cao, coi thường danh lợi, lánh đục về trong.

    - Một con người yêu thiên nhiên, gắn bó, hòa hợp cùng thiên nhiên gắn bó với cảnh vật bình dị quê nhà.

    - Một con người có lòng yêu nước ái dân sâu sắc.

    Câu 10: Những câu thơ khác của Nguyễn Trãi biểu đạt nội dung tương đồng với hai câu cuối:

    "Bui một tấc lòng ưu ái cũ

    Ðêm ngày cuồn cuộn nước triều đông."


    "Bui một tấc lòng chung liễn hiếu

    Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen."
     
    Last edited by a moderator: 2 Tháng tư 2023
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...