Đọc hiểu: Thủ vĩ ngâm - Nguyễn Trãi

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cơn Mưa Mùa Hạ, 25 Tháng mười một 2024.

  1. Cơn Mưa Mùa Hạ

    Bài viết:
    216
    Đọc văn bản sau:

    THỦ VĨ NGÂM

    Góc Thành Nam, lều một gian

    No nước uống, thiếu cơm ăn

    Con đòi trốn, dường ai quyến (1)

    Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn

    Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá

    Nhà quen thú thứa (2), ngại nuôi vằn (3)

    Triều quan chẳng phải, ấn chẳng phải(4)


    Góc Thành Nam, lều một gian

    (Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Xã hội, 1976)

    Chú thích:

    (1) Người giúp việc đòi trốn, gia quyến không được gặp

    (2) thú thứa: ,xuề xoà, xuềnh xoàng

    (3) vằn: chó vằn, con chó.

    (4) Ý nói chức quan vẫn còn nhưng chỉ là hư danh, thực chất không làm được gì.

    Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bài thơ được viết trong thời gian Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở thành Đông Quan.

    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1: Xác định thể thơ?

    Câu 2: Liệt kê những chi tiết khắc hoạ cuộc sống thiếu thốn, khổ sở của nhân vật trữ tình?

    Câu 3: Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đối trong hai câu sau:

    Con đòi trốn, dường ai quyến (1)

    Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn

    Câu 4: Cảm nhận tâm trạng của Nguyễn Trãi được thể hiện qua bài thơ?

    Câu 5: So sánh tâm thế của nhà thơ trong bài thơ này với tâm thế của nhà thơ trong hai câu sau:

    Rồi hóng mát thuở ngày trường

    Hoè lục đùn đùn tán rợp trương

    Đáp án gợi ý:

    Câu 1. Thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú xen lục ngôn

    Câu 2. Những chi tiết khắc hoạ cuộc sống thiếu thốn, khổ sở của nhân vật trữ tình: Lều một gian, No nước uống, thiếu cơm ăn, Con đòi trốn, dường ai quyến, Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn, Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá, Nhà quen thú thứa ...

    Câu 3. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đối:

    - Tạo sự cân xứng, hài hoà cho lời thơ.

    - Nhấn mạnh, khắc sâu cuộc sống nghèo nàn, thiếu thốn, khổ sở vì bị mất tự do.

    Câu 4. Tâm trạng của Nguyễn Trãi: U buồn, chán chường khi sống trong hoàn cảnh bị giam lỏng, không thể làm được gì.

    Câu 5. So sánh:

    - Trong bài Thủ vĩ ngâm: Tâm thế bất đắc dĩ, bị gò bó, mất tự do. Vì thế nhà thơ đau khổ, chán chường, cảm thấy khổ sở, thiếu thốn.

    - Trong bài Gương báu răn mình, 43: Tâm thế an nhàn, thảnh thơi, nên cảm nhận cảnh vật cũng trở nên đầy sức sống, màu sắc, sinh động.

    - Tâm thế khác nhau bởi hai bài thơ được sáng tác trong những hoàn cảnh khác nhau: khi bị giam lỏng và khi từ quan ở ẩn tại quê nhà.

     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...