Đôi nét về nhà thơ Xuân Quỳnh: Cuộc đời: Xuân Quỳnh (1942 - 1988), tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê: La Khê, Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội). Nữ sĩ xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, cha đi bước nữa. Tuổi thơ Xuân Quỳnh chịu nhiều thiệt thòi: Thiếu thốn tình cảm cha mẹ, phải ở với bà, nên nhà thơ luôn khao khát tình thương yêu, mái ấm gia đình và rất nhạy cảm với tình mẫu tử. Bà người phụ nữ có cuộc đời đa đoan, nhiều âu lo vất vả, là người đàn bà có trái tim đa cảm, gắn bó hết mình với cuộc sống hàng ngày, nâng niu hạnh phúc bình dị, đời thường. Sự nghiệp thơ Xuân Quỳnh: - Tác phẩm của Xuân Quỳnh: Tơ tằm – Chồi biếc (thơ, in chung phần Chồi biếc, Nhà xuất bản Văn học, 1963), 18 bài thơ Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung, 1968), 28 bài thơ Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974) Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978), 34 bài thơ Cây trong phố – Chờ trăng (thơ, in chung phần Chờ trăng, 1981) Sân ga chiều em đi (thơ, 1984) Tự hát (thơ, 1984) Hoa cỏ may (thơ, 1989), 18 bài thơ Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994) Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ (1994) Không bao giờ là cuối (thơ, 2011), 21 bài thơ Tiếng gà trưa (1984) - Phong cách sáng tác của Xuân Quỳnh: thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết khát vọng về hạnh phúc đời thường. - Vị trí của Xuân Quỳnh trong nền văn học: Xuân Quỳnh là nhà thơ tiêu biểu thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. - Nhận định về Xuân Quỳnh: "Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi dông bão của cuộc đời.. Thế giới thơ ca Xuân Quỳnh là sự tương tranh không ngừng giữa khắc nghiệt và yên lành với những biểu hiện sống động và biến hóa khôn cùng của chúng. Ở đó trái tim thơ Xuân Quỳnh là cánh chuồn chuồn báo bão cứ chao đi chao về, mệt nhoài giữa biến động và yên định, bão tố và bình yên, chiến tranh và hòa bình, thác lũ và êm trôi, tình yêu và cách trở, ra đi và trở lại, chảy trôi phiêu bạt và trụ vững kiên gan, tổ ấm và dòng đời, sóng và bờ, thuyền và biển, nhà ga và con tàu, trời xanh và bom đạn, gió Lào và cát trắng, cỏ dại và nắng lửa, thủy chung và trắc trở, xuân sắc và tàn phai, ngọn lửa cô đơn và đại ngàn tối sẫm.." (Chu Văn Sơn). "Đọc thơ xuân Quỳnh, người ta không có cảm giác như tác giả cố ý làm thơ, mà thơ chị tự nhiên, nhẹ nhàng, là tiếng nói chân thật từ sâu trong tâm hồn chứ không cố gắng gượng ép bản thân phải sáng tác về những triết lý khô khăn. Vì vậy, giọng thơ của chị thủ thỉ tâm tình, dạt dào những đợt sóng tình cảm, lúc thì nhẹ nhàng vỗ về, lúc lại cuồn cuộn dâng trào" – Nhà phê bình văn học Lưu Khánh Thơ (em chồng nhà thơ Xuân Quỳnh). "Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị không quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh" (Võ Văn Trực). "Xuân Quỳnh – một cô gái mồ côi nghèo khổ: Lớn lên giữa một thời kì đất nước phải đương đầu với vô vàn khó khăn về kinh tế, về chiến tranh.. Nhưng Xuân Quỳnh chẳng khác nào một cây xương rồng kiên cường và kì diệu trên sa mạc, đã vắt kiệt sức mình để nở những bông hoa quý cho cuộc đời." – Nguyễn Thu Phương. "Khi nếm trải nhiều, giọng thơ Xuận Quỳnh không còn phơi phới bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu vẫn mãi tồn tại trong trái tim giàu có yêu thương của chị." (GS Nguyễn Đăng Mạnh & PTS Trần Đăng Xuyền, Những bài văn hay, Nxb Đồng Nai, 2003, tr. 135) Đọc hiểu: Thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh Ngữ văn 11 - Cánh diều Đọc văn bản sau: Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mang Mùa thu vào hoa cúc Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Là của mùa thu cũ Chợt làn gió heo may Thổi về xao động cả: Lối đi quen bỗng lạ Cỏ lật theo chiều mây Đêm về sương ướt má Hơi lạnh qua bàn tay Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại.. – Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may. Trả lời câu hỏi: Câu 1: Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: Bài thơ viết về đề tài gì? Kể tên 3 bài thơ viết cùng đề tài với bài thơ trên. Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Câu 4: Khổ thơ thứ nhất được gieo vần, ngắt nhịp như thế nào? Câu 5: Bước đi của mùa thu trong hai khổ thơ đầu thể hiện những suy tư của nhân vật trữ tình về điều gì? Câu 6: Điệp khúc "Chỉ còn anh và em" được lặp lại nhiều lần trong bài thơ, cùng với sự khẳng định: "Là của mùa thu cũ", "Cùng tình yêu ở lại" gợi cho em suy nghĩ như thế nào về tình yêu của "anh" và "em"? Câu 7: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc trong khổ thơ sau: Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ. Câu 8: Theo em, giá trị nhân văn của bài thơ là gì? Gợi ý đọc hiểu: Câu 1: - Thể thơ: Ngũ ngôn (5 chữ) ; - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. Câu 2: - Bài thơ viết về đề tài: Tình yêu; - Ba bài thơ viết cùng đề tài với bài thơ trên: Sóng, Thuyền và biển, Tự hát (Xuân Quỳnh). Câu 3: Nhân vật trữ tình là người trực tiếp bộc lộ cảm xúc, nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là người con gái (em). Câu 4: - Khổ thơ thứ nhất gieo vần "a" ở các tiếng "quá", "lá" cuối câu 2 và 4. - Cách ngắt nhịp 2/3: Cuối trời/ mây trắng bay Lá vàng/ thưa thớt quá Phải chăng/ lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Câu 5: - Bước đi của mùa thu trong hai khổ thơ đầu: Mùa thu đi cùng lá rụng về rừng, mùa thu ra biển cả theo dòng nước, mùa thu vào hoa cúc (nở rồi tàn). - Bước đi của mùa thu thể hiện những suy tư của nhân vật trữ tình về bước đi của thời gian. Thời gian là dòng chảy tuyến tính, mỗi mùa thu qua đẩy thời gian hiện tại vào quá khứ, mùa thu đi đồng nghĩa với sự ra đi của thời gian, sự sống của đời người. Hai khổ thơ đầu là những suy tư thoáng chút buồn, lo âu của nhân vật trữ tình trước sự ra đi của mùa thu, của thời gian cuộc đời. Câu 6: Điệp khúc "Chỉ còn anh và em" được lặp lại nhiều lần trong bài thơ, cùng với sự khẳng định: "Là của mùa thu cũ", "Cùng tình yêu ở lại" gợi lên những cảm nhận: Dù thời gian có trôi qua, cuộc đời có biến thiên với bao nhiêu thăng trầm biến cố thì tình yêu của "anh" và "em" vẫn mãi vững bền, như "mùa thu cũ", như thuở ban đầu. "Tình yêu ở lại" là tình yêu trường tồn, không thay đổi. Đó là tình yêu đẹp, thủy chung, sâu nặng. Câu 7: Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ. - Biện pháp nghệ thuật lặp cấu trúc trong khổ thơ trên: 2 cấu trúc câu được lặp lại: Tình ta như + danh từ; Đã + cụm động từ. - Tác dụng: + Nhấn mạnh sự viên mãn, trọn vẹn, sự "bình ổn", vững bền của tình yêu sau những biến cố thăng trầm của cuộc đời. + Tạo nhịp điệu, tăng tính nhạc, tính liên kết và sự sinh động, hấp dẫn cho lời thơ; khiến âm điệu lời thơ thêm da diết, truyền cảm. Câu 8: Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng kí miễn phí tại đây để đọc tiếp nha: LINK Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Xem tiếp bên dưới: Nội dung bài thơ Thơ tình cuối mùa thu; Nghệ thuật bài thơ Thơ tình cuối mùa thu; Cảm nhận bài thơ Thơ tình cuối mùa thu;
Đọc hiểu: Thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh (tt) Ngữ văn 11 - Cánh diều Đọc văn bản sau: Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá. Mùa thu ra biển cả Theo dòng nước mênh mang Mùa thu vào hoa cúc Chỉ còn anh và em. Chỉ còn anh và em Là của mùa thu cũ Chợt làn gió heo may Thổi về xao động cả: Lối đi quen bỗng lạ Cỏ lật theo chiều mây Đêm về sương ướt má Hơi lạnh qua bàn tay. Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác lũ. Thời gian như là gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em. Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại.. – Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may. Trả lời câu hỏi: Câu 1: Xác định: Phương thức biểu đạt chính; phong cách ngôn ngữ của bài thơ trên. Câu 2: Mạch cảm xúc của bài thơ vận động như thế nào? Câu 3: Khái quát nội dung bài thơ Thơ tình cuối mùa thu. Câu 4: Nghệ thuật bài Thơ tình cuối mùa thu có gì đặc sắc? Câu 5: Bài thơ Thơ tình cuối mùa thu thể hiện quan niệm gì về tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh? Gợi ý trả lời câu hỏi: Câu 1: - Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: Biểu cảm; - Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật. Câu 2: Mạch cảm xúc của bài thơ vận động: Từ những suy ngẫm về sự ra đi của mùa thu, nhà thơ nghĩ đến sự trôi chảy của thời gian, đời người; cuối cùng, nữ sĩ đi đến sự khẳng định một niềm tin: Dù mùa thu có đi qua, dù thời gian có đi qua, tình yêu của anh và em vẫn bền vững, trường tồn. Câu 3: Khái quát nội dung bài thơ Thơ tình cuối mùa thu: Bài thơ là tiếng lòng của người phụ nữ trong tình yêu: Những suy tư, trăn trở về thời gian, đời người cùng với sự nồng nàn, đằm thắm và niềm tin bất diệt vào sự trường tồn của tình yêu. Câu 4: Nghệ thuật bài Thơ tình cuối mùa thu: - Thể thơ năm chữ hiện đại; - Âm hưởng, nhịp điệu bài thơ: Sâu lắng, thiết tha, lúc chùng xuống trong những suy tư về thời gian, cuộc đời, lúc cuộn trào, mãnh liệt trong những điệp khúc khẳng định sự vững bền của tình yêu. - Ngôn ngữ thơ giản dị mà tinh tế, giàu giá trị biểu đạt, giàu hình ảnh, cảm xúc, có khả năng diễn tả những cảm xúc, suy tư vừa sâu kín, vữa mãnh liệt trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu. - Phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật: Phép điệp cú pháp và hình ảnh ẩn dụ, so sánh. Câu 5: Bài thơ Thơ tình cuối mùa thu thể hiện quan niệm về tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh: - Bài thơ thể hiện những suy tư của Xuân Quỳnh: Dù thời gian có trôi nhanh như gió, dù mùa có tiếp mùa trôi qua, dù tuổi trẻ cũng theo mùa trôi qua, nhưng tình yêu của anh và em vẫn ở lại. Nhà thơ khẳng định lại nhiều lần: "Chỉ còn anh và em. Cùng tình yêu ở lại".. - Từ đó có thể thấy quan niệm tình yêu của nữ sĩ: Dù vạn vật có vận động, biến thiên nhưng có một thứ bất biến, vĩnh hằng, đó chính là tình yêu. Tình yêu đích thực vượt qua thời gian và mọi đổi thay của cuộc đời.
Câu8: Theo em giá trị nhân văn của bài thơ tình cuối mùa thu -Xuân Quỳnh là gì? Trình bày bằng hình thức đoạn văn (7-10 dòng
Giá trị nhân văn của bài thơ: - Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa: Tình yêu đích thực dù có trải qua nhiều biến cố cuộc đời, dù thời gian có qua đi vẫn mãi thủy chung, gắn bó. - Bài thơ khơi dậy trong mỗi chúng ta niềm tin vào tình yêu bền vững, có ý thức vun vén để tình yêu thêm đẹp và cập bến bờ hạnh phúc. Em tự viết đoạn nhé.