Đọc hiểu: Thơ duyên - Xuân Diệu Đọc bài thơ sau: Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên, Cây me ríu rít cặp chim chuyền. Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá, Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền Con đường nho nhỏ, gió xiêu xiêu, Lả lả cành hoang nắng trở chiều Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn, Lần đầu rung động nỗi thương yêu Em bước điềm nhiên không vướng chân, Anh đi lững đững chẳng theo gần, Vô tâm - như giữa bài thơ dịu Anh với em như một cặp vần. Mây biếc về đâu bay gấp gấp, Con cò trên ruộng cánh phân vân. Chim nghe trời rộng giang thêm cánh Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần. Ai hay tuy lặng bước thu êm, Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy Lòng anh thôi đã cưới lòng em. (Thơ duyên, Xuân Diệu) Chọn 01 đáp án đúng: Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ thất ngôn B. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật C. Thể thơ tự do D. Thể thơ tám chữ. Câu 2. Hai phương thức biểu đạt sử dụng trong bài thơ trên là: A. Tự sự, miêu tả B. Biểu cảm, miêu tả C. Nghị luận, miêu tả C. Thuyết minh, miêu tả. Câu 3. Hiểu nhan đề "Thơ duyên" như thế nào là phù hợp hơn cả? A. "Thơ duyên" là những vần thơ xinh xắn, có duyên B. "Thơ duyên" là thơ viết về nét duyên của người thiếu nữ C. "Thơ duyên" là thơ viết về tình duyên của trai gái yêu nhau D. "Thơ duyên" là thơ viết về sự hòa hợp, giao duyên giữa các sự vật, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người. Câu 4. Thời gian nghệ thuật trong bài thơ là thời gian như thế nào? A. Thời gian buổi sáng sớm mùa thu, gợi sự trong trẻo, tinh khôi B. Thời gian buổi chiều thu, gợi sự tàn lụi, hoang vắng, cô quạnh C. Thời gian buổi chiều thu, gợi sự tươi tắn, mộng mơ, dịu ngọt D. Thời gian đêm khuya, gợi sự tĩnh mịch, u ám. Câu 5. Câu thơ "Thu đến nơi nơi động tiếng huyền" gợi lên điều gì? A. Gợi lên tiếng thu mơ hồ mà xôn xao, náo nức khắp không gian. B. Gợi lên sự tĩnh lặng của mùa thu qua thủ pháp lấy động tả tĩnh. C. Gợi lên tiếng thu buồn với lá vàng khô xào xạc D. Gợi lên không gian thu não nùng, ảm đạm qua những âm thanh mơ hồ. Câu 6. Thiên nhiên, cảnh vật trong bài thơ được đặt trong mối quan hệ như thế nào? A. Mối quan hệ đối lập, cảnh thì đẹp đẽ, thơ mộng, cảnh lại buồn bã, thê lương. B. Mối quan hệ độc lập, mỗi cảnh gợi một vẻ riêng C. Mối quan hệ quấn quýt, giao hòa như có tình duyên gắn bó D. Cả A, B, C Câu 7. Dòng thơ nào không biểu đạt sự giao hòa giữa con người với con người? A. Lần đầu rung động nỗi thương yêu B. Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền C. Anh với em như một cặp vần. D. Lòng anh thôi đã cưới lòng em. Câu 8. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: Anh với em như một cặp vần. Câu 9. So sánh cảnh vật trong bài thơ trên với cảnh vật trong những câu thơ sau trong bài "Đây mùa thu tới" - Xuân Diệu: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng; Đây mùa thu tới - mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng. Câu 10. Theo em, vì sao Xuân Diệu lại đặt tên cho bài thơ là "Thơ duyên"? Gợi ý đọc hiểu Câu 1. A. Thể thơ thất ngôn Câu 2. B. Biểu cảm, miêu tả Câu 3. D. "Thơ duyên" là thơ viết về sự hòa hợp, giao duyên giữa các sự vật, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người. Câu 4. C. Thời gian buổi chiều thu, gợi sự tươi tắn, mộng mơ. Câu 5. A. Gợi lên tiếng thu mơ hồ mà xôn xao, náo nức khắp không gian. Câu 6. C. Mối quan hệ quấn quýt, giao hòa như có tình duyên gắn bó. Câu 7. B. Thu đến - nơi nơi động tiếng. Câu 8. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: Anh với em như một cặp vần. - Biện pháp tu từ so sánh: Như - Tác dụng: Vần là yếu tố tạo nên những câu thơ, bài thơ. Vần đi với nhau từng cặp, từng đôi. Cách so sánh "như một cặp vần" nhấn mạnh sự gắn bó không thể tách rời giữa anh và em. Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi nên sự sinh động, hấp dẫn và liên tưởng thú vị cho câu thơ. Câu 9. So sánh cảnh vật trong bài thơ trên với cảnh vật trong những câu thơ sau: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng; Đây mùa thu tới - mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng. Hình ảnh trung tâm của bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ thơ trên (bài "Đây mùa thu tới") là hình ảnh rặng liễu. Điều đặc biệt là rặng liễu ấy có dáng vẻ ủ rũ "đìu hiu", "đứng chịu tang". Những cành liều rue xuống như là ngàn ngàn hàng lệ tuôn vậy. Vì thế, cảnh ở đây buồn, ủ rũ, tang thương, khác với cảnh vật trong bài "Thơ duyên". Trong "Thơ duyên" ta thấy cảnh quấn quýt, vui tươi, giao hòa: Chiều mộng chứ không phải chiều buồn, chim "ríu rít", "trời xanh ngọc", "động tiếng huyền", "mây biếc'," thu êm ".. Câu 10. Xuân Diệu đặt tên cho bài thơ là" Thơ duyên"vì: Nếu chưa có tài khoản, bạn hãy đăng kí miễn phí tại LINK để đọc tiếp nha! Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Nhan đề độc đáo đã thể hiện được khát khao giao cảm của thi sĩ đối với thiên nhiên, cuộc đời..