Đọc hiểu: Thả thơ, Nguyễn Tuân - Đề tham khảo Ngữ văn 11 Chương trình mới

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 22 Tháng mười 2023.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,022
    Đề kiểm tra đọc hiểu truyện ngắn Thả thơ - Nguyễn Tuân bao gồm hệ thống các câu hỏi phân bố theo 4 cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng làm bài đọc hiểu. Các kĩ năng cơ bản đó là: Nhận diện đề tài, chủ đề chính, chủ đề phụ, tư tưởng, giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh, sự kiện, nhân vật, chi tiết quan trọng, không gian, thời gian, người kể chuyện toàn tri, hạn tri, sự thay đổi điểm nhìn.. của các văn bản truyện; so sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài.

    Đọc hiểu: Thả thơ - Nguyễn Tuân

    Đọc đoạn trích sau:

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 1.
    Xác định: Thể loại, phương thức biểu đạt chính.

    Câu 2. Ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích là ngôi thứ mấy? Nhân vật chính trong đoạn trích là nhân vật nào?

    Câu 3. Đoạn trích viết về thú vui nào của nhân vật chính? Đó là thú vui như thế nào?

    Câu 4. Qua lời giải thích của cô Tú, em hiểu "thả thơ" là như thế nào?

    Câu 5. Sự chuẩn bị của cụ Nghè Móm cho thú văn chương "thả thơ" cho thấy cụ là người như thế nào?

    Câu 6. Bên cạnh nhân vật chính, đoạn trích còn ca ngợi vẻ đẹp của nhân vật nào? Đó là vẻ đẹp gì?

    Câu 7. Khái quát chủ đề của đoạn trích.

    Câu 8. Nhận xét về tình cảm, thái độ của nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện trong đoạn trích trên.

    Câu 9. Những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích là gì?

    Câu 10. Từ nội dung đoạn trích, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm bảo tồn văn hóa truyền thống?

    Gợi ý trả lời câu hỏi:

    Câu 1.


    - Thể loại: Truyện ngắn;

    - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

    Câu 2.

    - Ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích là ngôi thứ ba;

    - Nhân vật chính trong đoạn trích là nhân vật cụ Nghè Móm.

    Câu 3.

    - Đoạn trích viết về thú vui thả thơ của nhân vật chính.

    - Đó là thú vui thanh cao, tao nhã, mang nét đẹp của truyền thống văn hóa.

    Câu 4. Qua lời giải thích của cô Tú: Thầy sẽ viết vào mảnh giấy trắng này một câu thơ bảy chữ mà chỉ.. có sáu chữ thôi. Còn một chữ thì để trống và thay vào đấy một cái khuyên tròn. Cái khuyên tròn thay chữ đó thường gọi là chữ vòng [..] Bây giờ mới nói đến những chữ "thả" ra. Thí dụ thầy thả năm chữ: Cố, tại, vọng, phản và luôn cả cái chữ hướng trong nguyên văn. Thường chỉ thả có năm chữ thôi. Có thể hiểu: Thả thơ là người ra đề đưa ra câu thơ khuyết 1 tiếng; người chơi chọn tiếng phù hợp nhất (là tiếng của câu thơ ban đầu) trong 5 tiếng của người ra đề để "thả" (điền) vào câu thơ khuyết tiếng đó.

    Câu 5.

    - Cụ Nghè chuẩn bị:

    + Bắt đầu nghiền lại tập thơ của người xưa. Đường thi, Tống thi, Minh thi.

    + Nhiều tờ giấy tàu bạch ra rọc giấy ra từng mảnh dài bằng chiếc đũa và ngang to bằng hai ngón tay. Thầy sẽ viết những câu thơ cổ vào đấy để bày ra giữa chiếu những lúc thả thơ.

    - Qua đó, cho thấy: Cụ Nghè là người cẩn trọng, yêu thơ, am hiểu về thơ, có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của truyền thống văn hóa.

    Câu 6. Bên cạnh nhân vật chính là cụ Nghè Móm, truyện còn ca ngợi vẻ đẹp của cô Tú - con gái cụ. Đó là cô gái yêu thơ ca, yêu trẻ con, ngoan hiền, nữ tính.

    Câu 7. Chủ đề của đoạn trích: Ngợi ca vẻ đẹp của thú thả thơ - một trong nhứng nét đẹp văn hóa truyền thống đang đang dần bị mai một trong xã hội đương thời.

    Câu 8.

    - Tình cảm, thái độ của nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện trong đoạn trích trên:

    + Thái độ coi trọng, nâng niu những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc;

    + Cảm mến, ngợi ca những con người có tâm hồn nghệ sĩ, yêu thơ ca, có ý thức tan tỏa tình yêu ấy đến những người khác.

    - Đó là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng, thể hiện tình yêu, niềm tự hào về văn hóa đất nước.

    Câu 9. Những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích:

    - Xây dựng nhân vật sắc nét;

    - Dựng không khí cổ xưa cho tác phẩm hiện đại;

    - Ngôn ngữ vừa cổ điển, vừa hiện đại.

    - Lời văn giàu hình ảnh, giàu biểu cảm.

    Câu 10. Suy nghĩ về trách nhiệm bảo tồn văn hóa truyền thống:

    Bảo tồn văn hóa truyền thống là trách nhiệm của mỗi người, chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn và hành động thiết thực để bảo tồn văn hóa dân tộc. Trách nhiệm đó là:

    Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK và like bài để đọc nội dung ẩn nhé!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    overandover, Smilies, Admin47 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng mười hai 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...