Đọc hiểu tác gia Nguyễn Du và trích đoạn Trao duyên - Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngân Ngân08, 7 Tháng mười một 2023.

  1. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    I. Tri thức ngữ văn

    1. Giao lưu và sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam.

    - Trong thời trung đại, Việt Nam nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng giao thoa của hai nền văn hóa lớn là Trung Hoa và Ấn Độ.

    - Một số phương diện chính của sự giao lưu và sáng tạo: Tư tưởng, ngôn ngữ - văn tự, thể loại, chất liệu thơ văn (thể tài, cốt truyện, điển cố).

    - Đặc điểm: Giao lưu và sáng tạo trong văn học trung đại diễn ra theo nguyên tắc lựa chọn tinh hoa, chủ động "Việt hóa" các yếu tố ngoại lai để phù hợp với bản sắc và tinh thần văn hóa dân tộc.

    2. Truyện thơ Nôm

    A. Khái niệm

    - Là loại hình tác phẩm tự sự kết hợp phương thức tự sự và trữ tình, được viết bằng chữ Nôm, chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát hoặc song thất lục bát.

    B. Phân loại

    * Truyện thơ bình dân:

    - Tác giả: Khuyết danh, nho sĩ và trí thức bình dân.

    - Cốt truyện: Lấy từ văn học dân gian hoặc trong đời sống.

    - Hình thức nghệ thuật: Thô mộc, giản dị, hồn nhiên.

    * Truyện thơ bác học:

    - Tác giả: Có tên tác giả, nho sĩ quý tộc có học vấn uyên bác.

    - Cốt truyện: Lấy từ văn học Trung Quốc hoặc mang tính tự thuật.

    - Hình thức nghệ thuật: Trau chuốt, điều luyện.

    * Đề tài, chủ đề: Rộng từ tôn giáo, lịch sử, xã hội đến cuộc sống đời thường, đặt ra nhiều vấn đề bức thiết của thời đại.

    * Nhân vật:

    - Phong phú, đa dạng: Vua chúa, quan lại, công chúa, tiểu thư, người hầu, người lao động, Nho sĩ..

    - Đặc điểm của nhân vật: Con người bên ngoài (ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động) và con người bên trong (cảm xúc, suy nghĩ, diễn biến tâm lí).

    - Nghệ thuật miêu tả nhân vật: Tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ đối thoại, độc ngoại, ngôn ngữ nửa trực tiếp..

    * Vị trí:

    - Đóng góp to lớn vào việc phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc.

    - Nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, góp phần gìn giữ ngôn ngữ dân tộc.

    II. Tác gia Nguyễn Du

    1. Tiểu sử

    A. Quê hương

    - Quê cha: Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, nay thuộc Hà Tĩnh, vùng đất sơn kì thủy tú, cũng là quê hương của những là điệu dân ca ví dặm ngọt ngào, tha thiết ân tình.

    - Quê mẹ: Bắc Ninh, cái nôi của dân ca quan họ, giàu truyền thống văn hóa

    - Nơi sinh trưởng: Sinh ra và lớn lên ở Thăng Long, mảnh đất kinh kì văn hiến.

    B. Gia đình

    - Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình phong kiến đại quý tộc có hai truyền thống lớn là truyền thống công danh khoa bảng và truyền thống văn hóa, văn học.

    - Dòng họ Nguyễn Tiên Điền có truyền thống khoa bảng

    - Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm từng làm quan đến chức Tể tướng.

    - Mẹ Nguyễn Du, bà Trần Thị Tần là người Bắc Ninh, có tài hát xướng.

    C. Thời đại: Cuối TK 18 đầu TK 19

    - XHPKVN khủng hoảng trầm trọng, loạn lạc bốn phương, các phong trào khởi nghĩa của nông dân, kiêu binh làm loạn. Tây Sơn thay đổi sơn hà, diệt Nguyễn, Trịnh, đuổi Xiêm, Thanh huy hoàng 1 thuở. Năm 1802 nhà Nguyễn lập lại chính quyền chuyên chế, thống nhất đất nước.

    Chứng kiến những biến động kinh hoàng của thời đại, sáng tác Nguyễn Du mang cảm hứng về thân phận con người, về hiện thực xã hội với những điều trông thấy.

    D. Những mốc chính trong cuộc đời

    - Thời thơ ấu và niên thiếu: Sống tại Thăng Long trong một gia đình quyền quý

    + 10 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi mẹ, Nguyễn Du phải sống nhờ trong nhà Nguyễn Khản, người anh cùng cha khác mẹ ở Thăng Long. Nguyễn Khản đỗ quan to, nổi tiếng phong lưu một thời, mê hát xướng. Nhờ đó, Nguyễn Du có dịp hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến và có tấm lòng trắc ẩn với những người người ca nhi, kĩ nữ.

    - Từ 1789 đến trước 1802: Tai biến ập đến, gia đình ly tán.

    - Từ năm 1802: Khi triều Tây Sơn bị diệt vong và Nguyễn Ánh lập ra triều đại mới, Nguyễn Du ra làm quan với nhà Nguyễn.

    E. Bản thân

    - Tiếp nhận những tinh hoa, tinh túy từ quê hương, gia đình;

    - Vượt qua những bi kịch trong cuộc đời bằng ý chí, nghị lực;

    - Trải qua quá trình lao động nghệ thuật đầy khổ luyện.

    * Nhận xét về cuộc đời, con người Nguyễn Du:

    - Cuộc đời của Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố gắn với bối cảnh thời đại.

    - Nguyễn Du là con người tài năng, có vốn tri thức uyên bác, vốn sống phong phú. Đặc biệt, ông là người có tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc, trái tim mang nặng nỗi thương đời, tấm lòng nhân hậu sâu sắc "con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời".

    2. Sự nghiệp văn học

    A. Sáng tác chữ Hán

    * Thanh Hiên thi tập

    - Số lượng sáng tác: 78 bài thơ

    - Hoàn cảnh sáng tác: Trước khi ra làm quan nhà Nguyễn. Đó là những năm tháng bi thương nhất cuộc đời Nguyễn Du khi gia đình tan tác chia là, cuộc sống cùng quẫn, bế tắc.

    - Nội dung: Thể hiện nỗi niềm thương thân và sự thấu hiểu, đồng cảm với những đau thương bất hạnh của con người, quê hương và thời đại.

    * Nam Trung tạp ngâm

    - Số lượng sáng tác: 40 bài thơ

    - Hoàn cảnh sáng tác: Trong thời kì Nguyễn Du làm quan cho triều Nguyễn.

    - Nội dung:

    + Bày tỏ nỗi chán nản, thất vọng về chốn quan trường và thể chế xã hội bất công; khao khát được về sống ẩn dật;

    + Thể hiện niềm xót xa cho thân phận con người trong cảnh loại li.

    * Bắc hành tạp lục

    - Số lượng sáng tác: 132 bài thơ

    - Hoàn cảnh sáng tác: Trong thời gian Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc.

    - Nội dung:

    + Thể hiện niềm cảm thương, day dứt trước số phận con người, đặc biệt là những kiếp tài hoa, trung nghĩa nhưng bị chà đạp

    + Phơi bày thực trạng bất công, tương phản giữa những điều "nghe thấy" và "trông thấy".

    B. Sáng tác chữ Nôm

    * Giới thiệu chung về các sáng tác chữ Nôm:

    - Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu (văn tế), Thác lời trai phường nón (lục bát) : Thể hiện nhưng cảm xúc tình tứ, lãng mạn đậm dấu ấn dân gian.

    - Văn tế thập loại chúng sinh (song thất lục bát) là tiếng khóc thương cho những kiếp người nhỏ bé bất hạnh tỏng xã hội bất công.

    - Truyện Kiều (truyện thơ Nôm)

    * Truyện kiều

    - Cốt truyện: Truyện Kiều tiếp thu đề tài, cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).

    - Vị trí:

    + Là một kiệt tác, có sức hút với cả giới tri thức và bình dân, hòa nhập vào đời sống với những sinh hoạt văn hóa của người Việt.

    + Đến nay, tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

    - Giá trị tư tưởng

    + Tôn vinh vẻ đẹp của con người, đặc biệt là phụ nữ

    + Cảm thông, xót thương trước thân phận của con người giữa một xã hội bất công và cất tiếng đòi quyền sống cho con người.

    + Trân trọng những khát vọng chính đáng của con người: Khát vọng tình yêu và khát vọng sống tự do.

    + Lên án, tố cáo xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, thối nát.

    => Tưởng nhân đạo lớn lao, sâu sắc, độc đáo.

    - Giá trị nghệ thuật:

    + Cốt truyện được xây dựng theo mô hình chung của truyện thơ Nôm gồm ba phần: Gặp gỡ - chia li – đoàn tụ nhưng có sự "phá cách" khi Kiều được đoàn tụ gia đình nhưng cả Kim – Kiều đều không được hạnh phúc trọn vẹn.

    + Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc

    + Ngôn ngữ tiếng Việt được sử dụng phong phú, nhuần nhuyễn và sáng tạo: Sử dụng ngôn ngữ chọn lọc, tinh tế; kết hợp ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ văn chương bác học..

    + Nghệ thuật xây dựng nhân vật thành công: Sáng tạo thêm một số chi tiết mới để tạo ra một thế giới nhân vật sống động; Đi sâu vào miêu tả tâm lí nhân vật.

    III. Đoạn trích "Trao Duyên"

    1. Tìm hiểu chung

    * Vị trí đoạn trích (Cước chú tr 14)

    - Từ 711- 758.

    - Đây là đoạn thơ mở đầu cho cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thúy Kiều.

    * Sơ đồ tóm tắt mạch tự sự và bố cục:

    711- 723: Bối cảnh trao duyên



    724-734: TK nói lời trao duyên và thuyết phục TV



    735- 748: TK trao kỉ vật và dặn dò TV



    749- 758: Lời độc thoại nội tâm than thở cùng KT của TK

    → Đoạn trích Trao duyên có sự kết hợp các hình thức ngôn ngữ: Lời người kể chuyện, lời nhân vật gồm lời đối thoại và lời độc thoại để khắc họa tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều khi tra duyên.

    2. Khám phá chi tiết nhân vật

    A. Đoạn 1 (711-723) : Bối cảnh trao duyên

    - Thời gian: "Dầu chong trắng đĩa", "chợt tỉnh giấc xuân"

    → đêm khuya.

    - Không gian: "Dưới đèn"

    → căn phòng, thanh vắng.

    - Con người:

    + Thúy Vân: "Ân cần hỏi han", "chị riêng oan một mình"

    → lo lắng, cảm thông, muốn được chia sẻ cùng chị.

    + Thúy Kiều:

    ++ "Lòng đương thổn thức đầy", "tơ duyên còn vướng"

    → băn khoăn, trăn trở.

    ++ "hở môi.. thẹn thùng"

    → lo lắng cho người khác, ý thức được sự hẹ trọng của điều sắp nói.

    ==> Cuộc trao duyên diễn ra trong bối cảnh đêm trước ngày TK lên đường theo MGS nhưng lòng còn trĩu nặng những băn khoăn, trăn trở, dằn vặt. Sự ân ần hỏi han và tấc lòng thấu hiểu của TV giúp TK lóe lên ý định cậy nhờ em gái thay mình trả món nợ ân tình với chàng Kim như là một giải pháp giúp nàng vẹn tròn cả bên tình bên hiếu.

    B. Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên

    B. 1. Đoạn 2: Thúy Kiều nói lời trao duyên và thuyết phục Thúy Vân

    * Lời nhờ cậy đặc biệt:

    - "Cậy em em có chịu lời

    Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"

    + Từ ngữ:

    ++ "Cậy" (So với nhờ, mong) : Thanh trắc mang âm điệu nặng → nhờ vả, gửi gắm, tin tưởng, trông mong, hin vọng.

    ++ "Chịu" (so với nhận lời) : Thanh trắc đối âm với "cậy" : Tăng thêm sức nặng cho sự tin tưởng→ bắt buộc, nài ép, chịu thua thiệt

    + Hành động: "Lạy", "thưa" → sự sang trọng, thái độ kính cẩn, cung kính, báo hiệu điều hệ trọng, khó xử sắp sửa được nói ra.

    - "Giữa đường đứt gánh tương tư

    Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em"

    + Thành ngữ dân gian "Giữa đường đứt gánh" cùng cách kết hợp từ lạ "gánh tương tư" → tình yêu sâu nặng nhưng dang dở giữa Thúy Kiều và Kim Trọng.

    + Hình ảnh ẩn dụ "keo loan", "tơ thừa" → tình duyên chắp vá, gượng gạo với Kim Trọng mà Kiều đang phó mặc cho em.

    => Lời nhờ cậy, lời trao duyên với ngôn từ đặc biệt kèm hành động khác thường cho thấy Kiều là người nhạy cảm, tinh tế, khéo léo, dù bản thân đang đau đớn, vỡ vụn vẫn biết đặt mình vào vị trí của người khác đề thấu hiểu.

    * Lời thuyết phục: Đưa ra 4 lí do:

    - Kể lại câu chuyện tình yêu với Kim Trọng:

    Kể từ khi gặp chàng Kim

    Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề

    →ngắn gọn, đầy đủ những mốc son: Gặp gỡ, thề nguyền, đính ước và cả cảnh ngộ nghiệt ngã để TV hiểu tình cảm sâu nặng, thiêng liêng giữa hai người, hiểu vì sao nàng phải cậy nhờ em thay mình trả nghĩa cho KT.

    - Nhắc lại cơn gia biến và sự hi sinh của bản thân để cứu nguy cho cả gia đình:

    Sự đâu sóng gió bất kì

    Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

    - Phân tích điều kiện của em:

    Ngày xuân em hãy còn dài

    - Viện đến tình ruột thịt sâu nặng:

    Xót tình máu mủ thay lời nước non "

    → Kiều khéo léo dẫn ra 4 lí do thấu tình đạt lý, vừa chân thành, vừa có sức nặng thuyết phục, đẩy Vân vào tình thế không thể không nhận lời.

    *Lời cảm tạ:

    Chị dù thịt nát xương mòn

    Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây"

    → Tha thiết, chân thành, thấu tình đạt lí.

    =>Với tài năng trong kết hợp lối nói trang nhã trong sáng tác văn chương bác học (sử dụng điển tích, điển cố) với cách nói giản dị, nôm na của văn chương bình dân (thành ngữ dân gian quen thuộc), Nguyễn Du đã thành công trong việc xây dựng vẻ đẹp của Thúy Kiều: Con người tình nghĩa, thông minh, khôn khéo, giàu đức hi sinh.

    B. 2. Đoạn 3: Thúy Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy Vân.

    * TK trao kỉ vật:

    "Chiếc vành với bức tờ mây

    Duyên này thì giữ vật này của chung

    Dù em nên vợ nên chồng

    Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên

    Mất người còn chút của tin

    Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa

    - Phép liệt kê: Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền

    → Những kỉ vật thiêng liêng minh chứng cho tình yêu tha thiết, sâu nặng giữa Kim và Kiều được Kiều cất giữ và coi như những thứ vô giá trong đời mình.

    - Tâm trạng khi trao kỉ vật:

    + Duyên này thì giữ>< vật này của chung

    ++" Duyên này ": Duyên phận giữa Kim – Kiều nay Kiều trao lại cho Vân.

    ++" Vật này Của chung ": Trước đó chúng chỉ là những kỉ vật của Kim, Kiều nhưng nay còn là kỉ vật của Vân; Kiều vừa muốn trao lại cho Vân để từ nay Vân sẽ cất giữ chúng nhưng lại vừa muốn khẳng định chủ quyền bản thân trên những kỉ vật.

    +" em vợ nên chồng "><" lòng chẳng quên ": Tự nguyện tác thành, mong em và chàng Kim nên duyên vợ chồng >< nhưng lại vẫn muốn khắc ghi bóng hình mình trong tâm trí chàng Kim.

    → Phép tiểu đối được sử dụng nhuần nhuyễn, khéo léo cùng ngôn ngữ đối thoại nửa mê nửa tỉnh của nhân vật đã thể hiện những mâu thuẫn gay gắt trong nội tâm Kiều: Sự giằng xé giữa giữa lí trí và tình cảm, giữa hoàn cảnh và khát vọng, giữa hành động và lời nói.

    → Nội tâm giằng xé cho thấy nỗi đau tột cùng, vỡ vụn của Kiều khi phải chia lìa, vĩnh biệt với mối tình đầu đẹp đẽ, lãng mạn.

    * TK dặn dò TV chuyện mai sau:

    -" Mai sau ": Những ngày sắp tới tương lai.

    - Trước đó khi trao duyên Kiều từng khẳng định nếu Vân nhận lời nhờ cậy, nàng sẽ" ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây ".

    - Nhưng trong lời dặn dò TV chuyện mai sau, Kiều lại hình dung trong khi em và người yêu đang hạnh phúc, mặn nồng, bản thân mình chỉ là kẻ mệnh bạc phải" thác oan "- chết khi còn vấn vương hồng trần, còn mang nặng lời nguyện thề chưa trọn và sẽ hiện về như một hồn ma không thể siêu thoát.

    → Những hình dung hãi hùng cho thấy tâm lí nhân vật đã có sự biến đổi từ trạng thái tỉnh táo, sáng suốt sang lúng túng, bối rối, thậm chí có lúc như rơi vào ảo giác.

    => Kiều trao kỉ vật cho em mà lòng Kiều thổn thức, não nề, nuối tiếc, đau xót. Tâm trạng đau đớn, vò xé, đang nói chuyện với Thuý Vân nhưng dường như nàng đang thảm thiết với nỗi đau riêng trong tâm hồn mình.

    B. 3. Đoạn 4 (749-758) : Lời độc thoại nội tâm của Thúy Kiều

    * Độc thoại nội tâm về tình cảnh của chính mình:

    - Sử dụng một loạt thành ngữ dân gian:

    +" trâm gãy bình tan "→ tình duyên tan vỡ;

    +" phận bạc như vôi "→ số phận bất hạnh;

    +" nước chảy hoa trôi"→ tương lai vô định

    → Tâm trạng đau đớn tột cùng khi ý thức cao độ về hiện tại nghiệt ngã của mình.

    * Hướng về chàng Kim để nói lời tạ tội, tiễn biệt:

    - Nhịp thơ hai câu cuối: 3/3 và 2/2/2/2 như nhát cắt, tiếng nấc nghẹn ngào, đau đớn chia lìa.

    - Kiều nhận lỗi lầm về mình, tự cho rằng mình là người phụ bạc.

    - Day dứt, đau đớn vì lời thề dang dở.

    → Ban đầu, Kiều ngỡ trao duyên cho Thúy Vân là lối thoát giúp chu toàn cả bên tình bên hiếu giúp nàng vơi bớt những day dứt, khắc khoải, đau đớn. Nhưng kết thúc cuộc trao duyên, tình yêu và nỗi đau vẫn vẹn nguyên, thậm chí còn trào dâng mãnh liệt hơn.

    3. Tổng kết

    A. Giá trị nội dung

    - Thông qua diễn biến tâm trạng của TK khi trao duyên, đoạn trích đã thể hiện bi kịch tình yêu và số phận bất hạnh của Thúy Kiều khi phải tự tay trao tình yêu đầu đời cho người khác.

    - Qua đó, cho thấy nhân cách cao đẹp của TK khi hi sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy bình yên cho gia đình, hi sinh cho tình yêu, suy nghĩ và hành động cho người khác.

    B. Đặc sắc nghệ thuật:

    - Đoạn trích có sự kết hợp, đan xen của nhiều hình thức ngôn ngữ: Lời người kể chuyện, lời đối thoại và độc thoại của nhân vật, lời nửa trực tiếp.

    - Đoạn trích cho thấy tài năng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du khi kết hợp tinh hoa của hai dòng ngôn ngữ bác học và bình dân: Từ Hán Việt kết hợp từ thuần Việt; thành ngữ dân gian, từ láy..

    - Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật.
     
    Admin thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...