Đọc hiểu văn bản là một trong số những kĩ năng quan trọng cần được rèn luyện thường xuyên của người học sinh. Để đọc hiểu được văn bản, không chỉ là văn bản được hướng dẫn dưới sự định hướng của giáo viên mà còn là văn bản ngoài sách giáo khoa, người học phải vận dụng tất cả các kiến thức của ba phân môn: Văn học, tiếng Việt, làm văn trên nhiều phương diện như: Thể loại văn học, thể thơ, các yếu tố thuộc về hình thức, nội dung văn bản; phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, phép liên kết, biện pháp tu từ.. Sau đây là một số bài đọc hiểu nhằm luyện tập kĩ năng đọc hiểu cho các bạn học sinh: Đọc hiểu: Sống như cây rừng Lớn lên về thể chất là giấc mơ có thật ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 1 (dẫn câu hỏi trong đề thi tuyển sinh THPT tỉnh Quảng Ninh 2022) Đọc đoạn trích sau: (1) Lớn lên về thể chất là giấc mơ có thật của những thể hệ sinh ra trong rơm rạ đói nghèo, trong tiếng bơ cào xuống thùng sắt trữ gạo luôn vơi đi mỗi ngày giáp hạt. Nhưng khi lớn lên về thể chất cũng là khi tôi dần biết về một giấc mơ khác nữa. Giấc mơ con người sẽ trưởng thành về nhân cách tâm hồn. [..] (2) Khi ta lớn lên, ta có thể chỉ biết về quyền của mình. Khi ta thực sự trưởng thành, ta mới biết về trách nhiệm của bản thân. Ta biết cho đi hơn là nhận lại. Ta biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên. Ta biết rằng yêu thương người khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình. (3) Thử thách của tuổi mới lớn có thể chỉ đơn giản là một cú vật tay xem ai cơ bắp dẻo dai hơn. Em hãy thử đi xa hơn, bước tới những thử thách rằng ai cổng hiến nhiều hơn cho cộng đồng. Ai truyền đi những năng lượng tích cực mạnh mẽ hơn. Ai biết sống vì người khác, vì bạn bè còn gian khó, vì làng quê còn nghèo nàn, vì đất nước còn lạc hậu, vì dân tộc còn tụt lại phía sau. (Hà Nhân, Sống như cây rừng, NXB Văn học, 2016, tr. 190 - 191) Thực hiện các yêu cầu Câu 1. Từ Nhưng thực hiện phép liên kết nào giữa hai câu trong đoạn (1). Câu 2. Theo tác giả, một giấc mơ khác nữa mà tôi dần biết khi lớn lên về thể chất là gì? Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong các câu in đậm ở đoạn (2). Câu 4. Em có đồng tình với ý kiến: Ta biết rằng yêu thương người khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình không? Vì sao? Câu 5. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết 1 đoạn văn từ 12 đến 15 câu chia sẻ suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của việc biết sống vì người khác. Định hướng làm bài (chỉ có tính chất tham khảo, chưa phải đáp án chính thức) Câu 1. Từ Nhưng thực hiện phép liên kết: phép nối giữa hai câu trong đoạn (1) - nối bằng quan hệ từ. Câu 2. Theo tác giả, một giấc mơ khác nữa mà tôi dần biết khi lớn lên về thể chất là: Giấc mơ con người sẽ trưởng thành về nhân cách tâm hồn. Câu 3. Trong các câu in đậm ở đoạn 2: Ta biết cho đi hơn là nhận lại. Ta biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên. Ta biết rằng yêu thương người khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình. - Phép điệp ngữ: Ta biết. (được lặp lại 3 lần) ; - Tác dụng: + Nhấn mạnh sự trưởng thành về nhân cách tâm hồn: Biết cho đi, biết cống hiến, biết yêu thương.. ; + Phép điệp làm tăng tính nhạc cho lời văn, khiến lời văn nhịp nhàng, uyển chuển. Câu 4. Em đồng tình với ý kiến: Ta biết rằng yêu thương người khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình Vì: Khi yêu thương người khác, ta cũng nhận về từ họ tình yêu thương, sự quý mến, nể phục; Khi yêu thương người khác, tâm hồn ta cũng thanh thản, nhẹ nhàng, ta có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc vì mang lại hạnh phúc cho mọi người; Khi yêu thương người khác, ta cũng trở nên trưởng thành hơn, biết sống có trách nhiệm hơn.. Đó là sự vỗ về tâm hồn của chính mình. Câu 5. Đoạn văn từ 12 đến 15 câu: ý nghĩa của việc biết sống vì người khác . Danh ngôn có câu "Hạnh phúc là cho và sống vì người khác". Quả thật vậy, khi biết sống vì người khác – sống sẻ chia, nhân ái, bao dung, chấp nhận thiệt thòi về mình.. ta sẽ nhận về thật nhiều điều quý giá. Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại đây LINK để like bài, đọc tiếp nội dung ẩn nhé! Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Xem thêm bên dưới: Đề số 2
ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 2 Đọc đoạn trích sau: (1) Lớn lên về thể chất là giấc mơ có thật của những thể hệ sinh ra trong rơm rạ đói nghèo, trong tiếng bơ cào xuống thùng sắt trữ gạo luôn vơi đi mỗi ngày giáp hạt. Nhưng khi lớn lên về thể chất cũng là khi tôi dần biết về một giấc mơ khác nữa. Giấc mơ con người sẽ trưởng thành về nhân cách tâm hồn. [..] (2) Khi ta lớn lên, ta có thể chỉ biết về quyền của mình. Khi ta thực sự trưởng thành, ta mới biết về trách nhiệm của bản thân. Ta biết cho đi hơn là nhận lại. Ta biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên. Ta biết rằng yêu thương người khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình. (3) Thử thách của tuổi mới lớn có thể chỉ đơn giản là một cú vật tay xem ai cơ bắp dẻo dai hơn. Em hãy thử đi xa hơn, bước tới những thử thách rằng ai cổng hiến nhiều hơn cho cộng đồng. Ai truyền đi những năng lượng tích cực mạnh mẽ hơn. Ai biết sống vì người khác, vì bạn bè còn gian khó, vì làng quê còn nghèo nàn, vì đất nước còn lạc hậu, vì dân tộc còn tụt lại phía sau. (Hà Nhân, Sống như cây rừng, NXB Văn học, 2016, tr. 190 - 191) Thực hiện các yêu cầu Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. Câu 2. Theo tác giả, biểu hiện của sự trưởng thành là gì? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Khi ta lớn, ta có thể chi biết về quyền của mình. Khi ta thực sự trưởng thành, ta mới biết về trách nhiệm của bản thân ? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Ta biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên ? Vì sao? Câu 5. Từ nội dung đoạn trích, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc biết cho đi hơn là nhận lại. Định hướng làm bài Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên: Phương thức nghị luận. Câu 2. Theo tác giả, biểu hiện của sự trưởng thành là: - Biết về trách nhiệm của bản thân; - Biết cho đi hơn là nhận lại; - Biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên; - Biết rằng yêu thương người khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình. Câu 3. Ý kiến: Khi ta lớn, ta có thể chi biết về quyền của mình. Khi ta thực sự trưởng thành, ta mới biết về trách nhiệm của bản thân hiểu như sau: - Khi ta lớn về mặt thể xác, ta chưa thực sự trưởng thành trong suy nghĩ, nhân cách, nên mới chỉ quan tâm đến "quyền" của mình – tức là chỉ biết "nhận" chưa biết cho đi; - Khi ta thực sự trưởng thành, chín chắn trong suy nghĩ, ta nhận thức được về trách nhiệm của mình – tức là ta biết cống hiến, biết cho đi; Như vậy câu nói trên thể hiện sự khác biệt giữa lớn lên về thể xác và lớn lên về tâm hồn về mặt nhận thức gữa quyền và trách nhiệm, giữa nhận và cho. Từ đó khẳng định, trưởng thành về tâm hồn, nhân cách mới là sự trưởng thành thực sự. Câu 4. Tôi đồng tình với ý kiến: Ta biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên. Vì: Khi ta biết đi tình nguyện, ta đã biết sống là phải có trách nhiệm với cộng đồng, biết chia sẻ, giúp đỡ những người hoạn nạn; biết cho đi trước khi nhận về.. Điều đó chính là sự trưởng thành về nhân cách, tâm hồn. Câu 5. Đoạn văn 200 chữ: Ý nghĩa của việc biết cho đi hơn là nhận lại. Danh ngôn có câu: "Có điều kỳ diệu xảy đến với những người thực sự biết yêu thương: Họ càng cho nhiều, họ càng có nhiều." Như vậy, biết cho đi sẽ nhận được về thật nhiều giá trị tốt đẹp. Biết cho đi là biết chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ người khác.. bằng cả vật chất và tinh thần. Khi ta biết sống cho đi, nhân cách, giá trị con người của ta càng được khẳng định. Sống biết cho đi sẽ khiến ta luôn hạnh phúc, vui vẻ. Thật tuyệt vời khi ta giúp đỡ được ai đó và thấy họ sống tốt hơn. Lúc ấy hẳn ta cũng vui lắm chứ. Biết sống cho đi là ta sẽ nhận về thật nhiều tình cảm yêu mến, quý trọng của mọi người. Có ai chỉ bo bo biết đến mình mà được mọi người quý mến đâu? Sống biết cho đi còn như cành cây vươn xa mài những mầm xanh tươi tốt, nó có ý nghĩa lan tỏa đến xã hội những điều tốt đẹp. Một việc tốt giữa đời thường có khả năng thôi thúc nhiều việc tốt khác sinh ra. Xã hội thêm nhân ái, an sinh cũng nhờ mỗi người đều biết sống cho đi. Ngược lại, nếu chỉ biết nhận lại, con người chỉ co cụm trong lợi ích cá nhân, sẽ thật tệ. Chỉ muốn vun vén thu về là mầm mống của tham ô tham nhũng, của cướp giật, trộm cắp. Lúc ấy, xã hội người với người chẳng còn mối liên kết nào – ai cũng chỉ lo cho mình, biết đến mình.. thật kinh khủng làm sao? Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. Ngược lại, hạnh phúc chỉ đến khi bạn biết cho đi một cách vô điều kiện. Vì vậy, chúng ta hãy biết cho đi hơn là nhận lại.