Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: "Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại" (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác? Câu 2. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người? Câu 3. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy. Câu 4. Em hãy trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Gợi Ý Câu Trả Lời Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh Tác giả Lê Anh Trà viết. Câu 2: Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa Quốc tế và gốc văn hóa dân tộc. Bác luôn giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc dù tiếp thu nhiều luồng văn hóa khác nhau. Tinh thần yêu nước không gì có thể lay chuyển, lung lay được Người dù Người tiếp thu tất cả văn hóa phương Tây, phương Bắc, nhưng luôn có sự cân nhắc, chọn lọc kĩ lưỡng. Tình cảm tác giả Lê Anh Trà dành cho Người là tình cảm kính trọng, ca ngợi, yêu quý Bác Hồ, tự hào về Người - đại diện của một con người ưu tú Việt Nam. Tác giả thể hiện lòng kính yêu, khâm phục, ngưỡng mộ đối với phong cách, lối sống, cách làm việc giản dị của Bác. Câu 3: Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, Phương Đông. Cách dùng từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao. Tác giả nhấn mạnh, khẳng định phong cách sống của Bác, truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc Phương Đông trong con người Bác. Và giúp người đọc nhận thấy phong cách đặc biệt của Hồ Chí Minh có sự kết hợp vừa truyền thống vừa hiện đại. Câu 4: Ngày nay với sự phát triển công nghệ và tiên tiến của các nền văn hóa công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giới trẻ có xu hướng chạy theo các nền văn hóa trên thế giới đôi khi thiếu sự chọn lọc, cân nhắc kĩ càng. Giới trẻ có xu hướng ưa chuộng, theo đuổi các nền văn hóa khác mà vô tình bỏ quên nền bản sắc văn hóa dân tộc nếu như không có sự nhìn nhận đúng đắn, chuẩn mực. Điều cần thiết bây giờ là mỗi cá nhân phải có trách nhiệm không ngừng học tập, trau dồi tri thức, phát huy truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc, đất nước Việt Nam. Luôn ghi nhớ công ơn của những người đi trước cống hiến cho dân tộc để từ đó củng cố, phát huy tinh thần yêu nước. Thế hệ trẻ cần phải nâng cao tinh thần, ý chí, nghị lực để rèn luyện bản thân trở nên hoàn thiện hơn. Tiếp thu văn hóa nước ngoài và đủ nhận thức để sàng lọc những nội dung tiêu cực từ ngoại lai. Thế hệ trẻ cần nâng cao tinh thần, luôn biết ơn, ghi nhớ, tự hào truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, truyền thống yêu nước, giữ gìn và phát huy truyền thống: Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.. không ngừng tiếp thu phong tục tập quán, di tích lịch sử, di sản văn hóa để hiểu về cội nguồn của dân tộc, đất nước, con người Việt Nam. Thế hệ trẻ cần noi gương, học tập theo phong cách, lối sống của giản dị của Bác. Thế hệ trẻ chính là những mần xanh của đất nước cần phải trau dồi nhận thức, sự hiểu biết và cùng nhau đoàn kết, chung tay góp phần cho đất nước ngày càng phát triển và tiến bộ hơn.