Đọc hiểu ôn thi THPTQG: Mùa xuân chín

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi hoanganh79, 14 Tháng bảy 2022.

  1. hoanganh79

    Bài viết:
    67
    Đọc - hiểu:

    Trong làn nắng ửng: Khói mơ tan.

    Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.

    Sột soạt gió trêu tà áo biếc,

    Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang

    Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.

    Bao cô thôn nữ hát trên đồi;

    − Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

    Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi..

    (Mùa xuân chín- Hàn Mặc Tử)

    Câu 1.

    - Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

    + 7 chữ

    - Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

    + Biểu cảm

    - Nội dung chính của đoạn thơ

    + Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, con người vào mùa xuân: Ấm áp, tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy sức sống, vui tươi..

    + Tình cảm của tác giả: Thích thú, say mê, tình yêu tha thiết với thiên nhiên, con người..

    Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu thơ sau: "Sột soạt gió trêu tà áo biếc".

    + Nhân hóa: Gió trêu

    + Tác dụng: Tăng tính gợi hình, gợi cảm; làm cho sự vật trở nên sinh động, có hồn hơn, mang một thái độ, cử chỉ, hành động đáng yêu của con người. Qua đó, câu thơ khắc họa vẻ đẹp nên thơ, trữ tình, sống động của mùa xuân. Đồng thời, biện pháp nhân hóa còn góp phần thể hiện niềm vui, sự thích thú của nhà thơ trước tạo vật.

    + Biện pháp đảo ngữ đưa từ láy "sột soạt" lên đầu dòng thơ

    - > Tác dụng: Nhấn mạnh âm thanh của gió. Từ đó, thể hiện sự vận động sống động của tạo vật.

    Câu 3. Anh/chị có cảm nhận gì bức tranh thiên nhiên trong câu thơ "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời".

    + Bức tranh thiên nhiên vào mùa xuân với không gian mênh mông, bao la, bất tận màu xanh của những sóng cỏ nối tiế p nhau đến chân trời

    + Qua hình ảnh "sóng cỏ xanh tươi" ta thấy được một mùa xuân với vẻ đẹp lung linh, tươi sáng, gợi cảm, căng tràn nhựa sống, sự vật đang ở trạng thái viên mãn nhất.


    + Tâm trạng của tác giả: Say mê, thích thú.

    Câu 4: Nêu tình cảm của tác giả trong hai câu thơ sau:

    Ngày mai tro ng đám xuân xanh ấy,

    Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi..

    - Âm điệu câu thơ chậm lại, lắng sâu hơn. Nó thể hiện tâm trạng nuối tiếc, hụt hẫng, chứa đựng nỗi buồn khi thi nhân nhìn thấy trước sự mất mát, phai tàn, chia phôi; trước sự trôi chảy của mùa x uân
    .
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...