Đọc hiểu văn bản là một trong số những kĩ năng quan trọng cần được rèn luyện thường xuyên của người học sinh. Để đọc hiểu được văn bản, không chỉ là văn bản được hướng dẫn dưới sự định hướng của giáo viên mà còn là văn bản ngoài sách giáo khoa, người học phải vận dụng tất cả các kiến thức của ba phân môn: Văn học, tiếng Việt, làm văn trên nhiều phương diện như: Thể loại văn học, thể thơ, các yếu tố thuộc về hình thức, nội dung văn bản; phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, phép liên kết, biện pháp tu từ.. Sau đây là một số bài đọc hiểu về bài thơ Nói với em của tác giả Vũ Quần Phương nhằm luyện tập kĩ năng đọc hiểu cho các bạn học sinh: Đọc hiểu: Nói với em - Vũ Quần Phương - ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 1 Đọc văn bản sau: Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió, Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay, Tiếng lích chích chim sâu trong lá, Con chìa vôi vừa hót vừa bay. Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện, Sẽ được nhìn thấy các bà tiên, Thấy chú bé đi hài bảy dặm, Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền. Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ, Đã nuôi em khôn lớn từng ngày, Tay bồng bế, sớm khuya vất vả, Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay. Nói với em – Vũ Quần Phương Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Điểm tương đồng trong câu thơ mở đầu của ba khổ thơ trên là gì? Câu 3. Khi nhắm mắt, "em" sẽ thấy được những gì? Theo anh chị, cụm động từ "nhắm mắt" ẩn dụ cho điều gì? Câu 4. Theo anh/chị, bài thơ nhắc nhở chúng ta về điều gì? Câu 5. Từ nội dung bài thơ, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết lắng nghe. Định hướng làm bài Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm. Câu 2. Điểm tương đồng trong câu thơ mở đầu của ba khổ thơ trên là đều bắt đầu bằng cấu trúc giả định "Nếu nhắm mắt". Câu 3. Khi nhắm mắt, "em" thấy được: Thấy tiếng chim, thấy bà tiên, chú bé đi hài bảy dặm, thấy cô Tấm, quả thị. Cụm động từ "nhắm mắt" ẩn dụ cho sự lắng nghe, cảm nhận, thấu hiểu về sự vật, về con người, về cuộc sống xung quanh mình. Câu 4. Bài thơ nhắc nhở chúng ta phải biết lắng nghe, cảm nhận, thấu hiểu về cuộc sống xung quanh, về những sự vật, những con người gần gũi quanh ta. Nói cách khác, bài thơ nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết nhân ái, yêu thương, đồng cảm.. Câu 5. Từ nội dung bài thơ, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết lắng nghe. Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại đây LINK để like bài, đọc tiếp nội dung ẩn nhé! Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Xem tiếp bên dưới: Đề đọc hiểu số 2
Đọc hiểu: Nói với em – Vũ Quần Phương ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 2 Đọc văn bản sau: Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió, Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay, Tiếng lích chích chim sâu trong lá, Con chìa vôi vừa hót vừa bay. Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện, Sẽ được nhìn thấy các bà tiên, Thấy chú bé đi hài bảy dặm, Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền. Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ, Đã nuôi em khôn lớn từng ngày, Tay bồng bế, sớm khuya vất vả, Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay. (Nói với em – Vũ Quần Phương) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu cuối bài. Câu 3. Phân tích tác dụng của việc lặp lại cấu trúc Nếu nhắm mắt.. Sẽ được.. trong hai khổ đầu của bài thơ. Câu 4. Em rút ra được những bài học nào từ bài thơ? Câu 5. Từ nội dung bài thơ, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về những điều kì diệu khi ta biết thấu hiểu. Định hướng làm bài Câu 1. Thể thơ của văn bản: Thể thơ thất ngôn (mỗi câu 7 tiếng). Câu 2. Cặp từ trái nghĩa trong câu cuối bài: nhắm – mở Câu 3. Tác dụng của việc lặp lại cấu trúc Nếu nhắm mắt.. Sẽ được.. trong hai khổ đầu của bài thơ: Việc lặp lại cấu trúc Nếu nhắm mắt.. Sẽ được.. trong hai khổ đầu của bài thơ trước hết có tác dụng liệt kê những điều kì diệu, đẹp đẽ mà chúng ta sẽ thấy được khi "nhắm mắt" – khi cảm nhận cuộc sống bằng sự láng nghe, thấu hiểu. Việc lặp lại cấu trúc Nếu nhắm mắt.. Sẽ được.. trong hai khổ đầu của bài thơ còn làm cho lời thơ thêm uyển chuyển, giàu tính nhạc. Câu 4. Bài học mà em rút ra từ bài thơ: Mỗi người cần biết lắng nghe, biết nhìn, biết nghĩ.. từ đó thấu hiểu cuộc sống, con người xung quanh và biết sống nhân ái, yêu thương. Câu 5. Từ nội dung bài thơ, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về những điều kì diệu khi ta biết thấu hiểu. Có câu "Cỏ dại cũng là hoa, khi bạn đã hiểu chúng." Thấu hiểu thực ra còn mang đến nhiều điều kì diệu hơn thế. Thấu hiểu là khả năng cảm nhận được cảm xúc của người khác, thậm chí là hình dung được cả cảm xúc của vật vô tri. Như cậu bé trong câu chuyện nào đó đã đặt hai chiếc dép lại gần nhau khi nghĩ rằng mỗi chiếc một nơi chúng sẽ buồn vì không thể nói chuyện với nhau. Thấu hiểu giúp ta có thể lắng nghe, cảm nhận được nỗi buồn, niềm vui của những người xung quanh, của vạn vật, để từ đó có hành động nhân ái, sẻ chia. Cô bé Hải An nhờ thấu hiểu cho cảnh ngộ của những người không thể nhìn thấy ánh sáng của cuộc đời nên đã hiến giác mạc trước khi lìa đời để giúp cho một bạn nhỏ khác có thể cảm nhận được thế giới qua giác mạc của mình. Mọi hành động yêu thương, nhân ái trong cuộc đời đều xuất phát từ sự thấu hiểu. Nhờ có thấu hiểu, bao con người có cảnh ngộ khó khăn được giúp đỡ. Nhờ có thấu hiểu, bao con người lầm lạc tìm được hướng đi đúng đắn cho cuộc đời. Nhờ có thấu hiểu, con người thêm xích lại gần nhau. Nhờ có thấu hiểu, xã hội trở nên tốt đẹp. Cuộc sống mà người với người lạnh lùng không thấu hiểu cho nhau thì thật đáng sợ biết bao. Vì vậy, mỗi người hãy "lắng" lòng mình lại, để lắng nghe, để thấu hiểu từ những điều nhỏ bé trong cuộc sống xung quanh mình. Câu 1 - câu 4 dẫn từ đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT 2022 tỉnh Bắc Giang. Hướng dẫn làm bài do người đăng bài soạn, chỉ có tính chất tham khảo, chưa phải đáp án chính thức.