Đọc hiểu: Nỗi oán sầu của người cung nữ - Cung oán ngâm: Trong cung quế âm thầm chiếc bóng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 1 Tháng tư 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đề kiểm tra đọc hiểu bài Nỗi sầu oán của người cung nữ bao gồm hệ thống các câu hỏi phân bố theo 4 cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng làm bài đọc hiểu. Mời các bạn cùng tham khảo:

    Đọc hiểu: Nỗi oán sầu của người cung nữ - Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều)

    ĐỀ SỐ 1

    Đọc đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới:


    Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,

    Đêm năm canh trông ngóng lần lần.

    Khoảnh làm chi bấy chúa xuân

    Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi

    Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ

    Gác tựa lương thức ngủ thu phong.

    Phòng tiêu lạnh ngắt như đông

    Gương loan bẻ nửa, dải đồng xẻ đôi.

    (Nỗi oán sầu của người cung nữ, Trích Cung oán ngâm, Nguyễn Gia Thiều)

    Câu 1 . Xác định thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

    Câu 2 . Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là ai?

    Câu 3 . Chỉ ra những từ ngữ diễn tả cuộc sống buồn bã của người cung nữ.

    Câu 4. Nêu hiệu quả phép đối được sử dụng trong câu thơ sau:

    Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ,

    Gác thừa lương thức ngủ thu phong.

    Phòng tiêu lạnh ngắt như đông,

    Gương loan bẻ nửa, dải đồng xé đôi.

    Câu 5 . Em hiểu như thế nào về nội dung của 2 câu thơ sau:

    Trong cung quế âm thầm chiếc bóng,

    Đêm năm canh trông ngóng lần lần.

    Câu 6. Nhận xét về tâm trạng nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

    Câu 7. Trong đoạn thơ trên, nỗi oán sầu của người cung nữ được thể hiện bằng một giọng điệu như thế nào?

    Câu 8. Qua đoạn trích trên và đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (đã học), em hãy nêu nét riêng về nghệ thuật của Cung oán ngâm so với Chinh phụ ngâm ?

    Câu 9. Điểm chung trong tâm trạng của người chinh phụ trong câu thơ: "Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước - Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen" (Chinh phụ ngâm - Dịch giả Đoàn Thị Điểm) và tâm trạng của người cung nữ trong câu thơ: "Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ - Gác thừa lương thức ngủ thu phong" (Cung oán ngâm - Nguyễn Gia Thiều) là gì?

    Câu 10. Cung oán ngâm cũng như nhiều tác phẩm văn học cùng thời đã thể hiện khuynh hướng khẳng định mạnh mẽ quyền sống con người cũng như sự tự ý thức của con người cá nhân trong văn học. Nội dung chủ yếu của khuynh hướng đó được thể hiện như thế nào qua đoạn trích Nỗi oán sầu của người cung nữ?

    Câu 11. Một đặc điểm nổi bật của đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ là việc tác giả sử dụng rất nhiều từ ngữ Hán Việt, các điển cố nhưng bên cạnh đó cũng sử dụng rất thành công các từ ngữ thuần Việt. Việc phối hợp sử dụng các từ thuần Việt và Hán Việt trong đoạn thơ đã góp phần thể hiện điều gì trong nội dung tác phẩm?

    Câu 12. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên?

    [​IMG]

    Gợi ý học bài

    Câu 1.

    Thể thơ: Song thất lục bát;

    Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật;

    Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

    Câu 2. Nhân vật trữ tình: Người cung nữ

    Câu 3. Những từ ngữ diễn tả cuộc sống buồn bã: âm thầm chiếc bóng, trông ngóng

    Câu 4.

    - Biện pháp tu từ: Phép đối:

    Lầu đãi nguyệt >< gác thừa lương

    Đứng ngồi >< thức ngủ

    Dạ vũ >< thu phong

    Gương loan bẻ nửa >< dải đồng xé đôi

    - Tác dụng:

    + Nghệ thuật: Làm thơ cho lời thơ sinh động, hấp dẫn, tang hiệu quả diễn đạt. Tạo ra sự cân đối, hài hòa.

    + Nội dung: Nhấn mạnh cuộc cống buồn tẻ, cô đơn của người cung nữ.

    Bộc lộ sự thương cảm của nhà thơ trước số phận bất hạnh của người cung nữ cũng như người phụ nữ trong xã hội cũ. Đây là lời tố cáo xã hội. Đây là biểu hiện của giá trị nhân đạo.

    Câu 5. Nội dung của hai câu thơ: Người cung nữ bị nhà vua bỏ rơi trong cung quế, suốt năm canh đứng tủi ngồi sầu, khắc khoải chờ mong và tuyệt vọng.

    => bộc lộ sự cảm thông của nhà thơ đối với nỗi buồn tủi của người cung nữ. Đó là biểu hiện của giá trị nhân đạo.

    Câu 6. Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong văn bản:

    - Tâm trạng cô đơn, buồn tủi

    - Khao khát hạnh phúc lứa đôi.

    => qua đó bộ niềm thương cảm của nhà thơ, tố cáo xã hội. Biểu hiện của giá trị nhân đạo, nhân văn.

    Câu 7. Trong đoạn thơ trên, nỗi oán sầu của người cung nữ được thể hiện bằng giọng điệu buồn thương, da diết, khắc khoải, pha chút hờn trách sự vô tình của lang quân.

    Câu 8. Nét riêng về nghệ thuật của Cung oán ngâm so với Chinh phụ ngâm: Ngôn ngữ trong "Cung oán ngâm" là ngôn ngữ tài hoa, đài các, sang trọng, rất nhiều chữ Hán, điển cố.

    Câu 9. Điểm chung trong tâm trạng của người chinh phụ trong câu thơ: "Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước - Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen" (Chinh phụ ngâm - Dịch giả Đoàn Thị Điểm) và tâm trạng của người cung nữ trong câu thơ: "Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ - Gác thừa lương thức ngủ thu phong" (Cung oán ngâm - Nguyễn Gia Thiều) là tâm trạng bồn chồn, mong nhớ, chờ đợi của nhân vật người phụ nữ về người chồng, về đức lang quân.

    Câu 10. Cung oán ngâm cũng như nhiều tác phẩm văn học cùng thời đã thể hiện khuynh hướng khẳng định mạnh mẽ quyền sống con người cũng như sự tự ý thức của con người cá nhân trong văn học. Nội dung chủ yếu của khuynh hướng đó được thể hiện qua niềm ai oán, hờn trách trước số phận bất công, bất hạnh và cảm hứng thương thân, xót thân rất thấm thía, cảm động.

    Câu 11. Việc phối hợp sử dụng các từ thuần Việt và Hán Việt trong đoạn thơ đã góp phần thể hiện sự đối lập xót xa giữa cảnh sống tồi tàn lạnh lẽo với cuộc sống xa hoa tráng lệ, giữa quá khứ, mơ ước với hiện tại nghiệt ngã.

    Câu 12. Hình ảnh cô đơn của người cung nữ hiện lên ngay trong những câu thơ đầu: Trong cung quế âm thầm chiếc bóng - Đêm năm canh trông ngóng lần lần . Thời gian ban đêm khiến nỗi cô đơn, sự ngóng trông của người cung nữ càng trở nên khắc khoải. Bị nhà vua bỏ rơi trong tòa nhà lộng lẫy, mênh mông, người cung nữ suốt năm canh đứng tủi ngồi sầu, khắc khoải trông ngóng lần lần và chờ mong vô vọng. Trong tình cảnh ấy, nàng ý thức sâu sắc về thân phận éo le và nhận biết rất rõ kẻ đã gây ra nỗi bất hạnh cho đời minh. Nàng bị giết chết không phải bằng gươm sắc mà bằng cuộc sống giam hãm, tù túng và tuyệt vọng trong cảnh chăn gối lẻ loi, lạnh lẽo. Lời của người cung nữ có gì đó ai oán, trách hờn sự vô tình của nhà vua: Khoảnh làm chi bấy chúa xuân - Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi . Sự vô tình ấy khiến người cung nữ sống giữa gác tía, lầu son mà cô đơn, sầu muộn. Nơi nàng sống thật đẹp đẽ và đầy đủ tiện nghi, nhưng tất cả đều trở nên vô nghĩa, trớ trêu, chỉ gợi thêm nỗi sầu, nỗi thảm trong lòng nàng mà thôi:

    Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ,

    Gác tựa lương thức ngủ thu phong.

    Phòng tiêu lạnh ngắt như đông,

    Gương loan bẻ nửa, dải đồng xẻ đôi.

    Xem tiếp bên dưới..
     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng năm 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    ĐỀ SỐ 2:

    Đọc đoạn trích


    Hoàng hôn thôi lại hoàng hôn

    Nguyệt hoa thôi lại thêm buồn nguyệt hoa!

    Buồn vì nỗi nguyệt tà ai trọng

    Buồn vì điều hoa rụng ai nhìn

    Tình buồn cảnh lại vô duyên

    Tình trong cảnh ấy, cảnh bên tình này.

    ( Trích Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều, NXB văn học 1986,tr.)

    Thực hiện các yêu cầu sau

    Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

    Câu 2: Đoạn trích sử dụng phong cách ngôn ngữ nào?

    Câu 3: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích thể hiện qua từ ngữ nào ?

    Câu 4: Nêu hiệu quả biện pháp tu từ điệp cú pháp được sử dụng trong câu thơ sau:

    Buồn vì nỗi nguyệt tà ai trọng

    Buồn vì điều hoa rụng ai nhìn

    Câu 5: Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ:

    Tình buồn cảnh lại vô duyên

    Câu 6: Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích ?

    Gợi ý học bài
    Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

    Câu 2: Đoạn trích sử dụng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

    Câu 3: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích thể hiện qua từ ngữ: Buồn

    Câu 4: Hiệu quả biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc:


    - Nhấn mạnh tâm trạng buồn của nhân vật trữ tình trong cảnh chiều tàn, hoa rụng.

    - Tạo cho câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, thuyết phục...

    Câu 5: Nội dung câu thơ:

    - Diễn tả tâm trạng buồn của nhân vật trữ tình.

    - Nhà thơ khẳng định mối quan hệ mật thiết giũa cảnh và tình: cảnh theo tình, tình buồn cảnh cũng buồn theo.

    Câu 6: Nhận xét tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích:

    - Chỉ ra được trạng thái tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích:

    Cô đơn, buồn chán...

    - Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình: Thể hiện những khát khao hạnh phúc muôn đời của người phụ nữ; là tiếng nói phản đối chế độ xã hội phong kiến hà khắc; tâm trạng đó được thể hiện một cách tinh tế, tài hoa...

     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...