Đọc hiểu Những người lính của làng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 16 Tháng ba 2023.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Tổng hợp đề đọc hiểu: Những người lính của làng - Nguyễn Quang Thiều

    Đề 1: Đọc hiểu: Thư gửi mẹ, trích từ trường ca "Những người lính của làng" - Nguyễn Quang Thiều

    Đọc đoạn trích thơ sau và trả lời câu hỏi:

    Chiến tranh đã tắt cuối con đường
    Cau vẫn rụng vào những chiều thương nhớ
    Bầy sẻ nâu đã bao mùa sinh nở
    Con đã về, mẹ có thấy con không


    Cỏ đã lên mầm trên những hố bom
    Ôi Tổ quốc lại một lần đứng dậy
    Gió thổi suốt bốn nghìn năm và mẹ
    Nước mắt đầy trên những vết nhăn
    (...)
    Chiến tranh qua rồi và mãi mãi con tin
    Con không chết, con chỉ không lớn nữa
    Và con sống suốt đời mười tám tuổi
    Như buổi chiều chào mẹ con đi

    (Những người lính của làng, NXB Quân đội Nhân dân 1990)


    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích thơ trên là gì?

    A. Tự sự

    B. Miêu tả

    C. Biểu cảm

    Câu 2. Đoạn trích trên được viết dưới dạng thể thơ nào?

    A. Thơ 7 chữ

    B. Thơ 8 chữ

    C. Thơ tự do

    D. Thơ mới

    Câu 3. Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích thơ trên là?

    A. Nghệ thuật

    B. Báo chí

    C. Chính luận

    Câu 4. Hai câu thơ "Cỏ đã lên mầm trên những hố bom/ Ôi Tổ quốc lại một lần đứng dậy" có ý nghĩa thế nào?

    A. Tổ quốc lại quay về với sự yên bình.

    B. Sự tái sinh lần nữa của sự sống, của cuộc đời.

    C. Tổ quốc giành lại độc lập.

    Câu 5. Anh/chị hiểu thế nào về câu: "Con đã về mẹ có nhớ con không"?

    Câu 6. Nêu cảm nghĩ của anh/chị qua hai câu: "Gió thổi suốt bốn ngàn năm và mẹ/ Nước mắt đầy trên những vết nhăn."

    Câu 7. Hình ảnh mẹ trong bài thơ này có gì đặc biệt?

    Câu 8. Ý nghĩa của khổ thơ cuối trong đoạn trích trên.

    Gợi ý câu trả lời

    Câu 1. C. Biểu cảm

    Câu 2. C. Thơ tự do

    Câu 3. A. Nghệ thuật

    Câu 4. B. Sự tái sinh lần nữa của sự sống, của cuộc đời.

    Câu 5. Chiến tranh kết thúc, có những người lính thật sự quay về với gia đình, được hòa mình vào khúc trường ca chiến thắng, có những người lại về thông qua bức thư viết cho mẹ còn đang dang dở, qua lời nói nghẹn ngào của đồng đội may mắn sống sót. Câu thơ "Con đã về mẹ có thấy con không" là lời nói đại diện cho người chiến sĩ "sống mãi" trong hình hài cây cỏ núi sông, trong Tổ quốc bất diệt này.

    Câu 6. Hai câu thơ thể hiện niềm xót xa vô hạn khi người con chẳng thể nào quay về báo hiếu với mẹ già. Đó là nỗi niềm đau đớn không thôi của người con, gió thổi dài trên tổ quốc suốt bốn nghìn năm, mẹ đợi con đăng đẵng chẳng khác gì bề dày ngàn năm ấy. Mà người mẹ già chỉ biết mỗi mắt mong chờ, chờ được khi con về cùng g tổ quốc quê hương thì bà chỉ có thể khóc thương cho đứa con của mình.

    Câu 7. Mẹ trong bài thơ không chỉ là ngươi mang nặng đẻ đau, mà còn là đất trời, là cuộc đời, là Tổ quốc quê hương.

    Câu 8. Khổ thơ cuối trong đoạn trích trên như lời an ủi mà người chiến sĩ gửi gắm đến mẹ mình, chiến tranh qua đi, đau thương mất mát cũng sẽ nguôi ngoai. Người chiến sĩ an ủi mẹ rằng anh không chết, anh chỉ không lớn nữa mà mãi mãi ngừng ở tuổi mười tám xinh đẹp nhất. Đẹp như buổi chiều tà hai mẹ con nói lời tạm biệt.
     
    ĐINH MAI PHƯƠNGLieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 7 Tháng năm 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...