Đọc hiểu: Những người đi tới biển, Thanh Thảo - Trắc nghiệm kết hợp tự luận

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 27 Tháng tư 2023.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,022
    Đọc hiểu văn bản: Những người đi tới biển, Thanh Thảo

    Đọc đoạn trích sau :

    Những dấu chân lùi lại phía sau

    Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất

    Mười tám hai mươi sắc như cỏ

    Dày như cỏ

    Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ

    Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt

    Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất

    Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên

    Hơn một điều bất chợt


    Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

    ( Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc )

    Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

    (Trích: Trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)

    [​IMG]

    Chọn đáp án đúng:

    Câu 1.
    Xác định thể thơ của đoạn trích.

    A. Tự do

    B. Thất ngôn

    C. Thất ngôn trường thiên

    D. Thất ngôn bát cú

    Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

    A. Tự sự

    B. Biểu cảm

    C. Miêu tả

    D. Nghị luận

    Câu 3. Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là:

    A. Tôi - đại diện cho thế hệ trẻ

    B. Chúng tôi - thế hệ trẻ của đất nước

    C. Những người đi tới biển

    D. Những dấu chân

    Câu 4. Những biện pháp nghệ thuật sử dụng trong các dòng thơ sau là gì?

    Mười tám hai mươi sắc như cỏ

    Dày như cỏ

    Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ


    A. Nhân hóa, so sánh

    B. Nhân hóa, điệp ngữ

    C. Điệp ngữ, so sánh

    D. So sánh, ẩn dụ

    Câu 5. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong các câu thơ sau là gì?

    Mười tám hai mươi sắc như cỏ

    Dày như cỏ

    Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ


    A. Nhấn mạnh vẻ đẹp của cây cỏ

    B. Nhấn mạnh vẻ đẹp, sức sống của tuổi trẻ

    C. Nhấn mạnh vẻ đẹp, sức sống của thiên nhiên và con người trong chiến tranh

    D. Nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ, tăng tính gợi hình, biểu cảm

    Câu 6. Đề tài của đoạn trích là:

    A. Viết về thiên nhiên

    B. Viết về chiến tranh

    C. Viết về vẻ đẹp người lính

    D. Viết về sức sống của đất nước

    Câu 7. Dòng nào không biểu đạt nội dung hai câu thơ sau:

    Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất

    Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên


    A. Hoa tượng trưng cho vẻ đẹp của sức mạnh ý chí tinh thần, tâm hồn của tuổi trẻ; còn mùa xuân: Thắng lợi, thành quả

    B. Tuổi trẻ ra đi với ý chí, quyết tâm đánh giặc sẽ là tiền đề để đất nước giành được chiến thắng

    C. Hai câu thơ thể hiện niềm tin, niềm hi vọng của tác giả vào tuổi trẻ

    D. Biện pháp tu từ ẩn dụ mang đến những cảm nhận về vẻ đẹp cảu mùa xuân đất nước trường tồn.

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 8.
    Nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn trích trên.

    Câu 9. Đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ gì của nhà thơ đối với người lính?

    Câu 10. Những câu thơ sau gợi cho em suy nghĩ gì?

    Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

    (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

    Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

    Gợi ý đọc hiểu:

    Câu 1:
    A. Tự do

    Câu 2: B. Biểu cảm

    Câu 3: A. Tôi - đại diện cho thế hệ trẻ

    Câu 4: C. Điệp ngữ, so sánh

    Câu 5: D. Nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ, tăng tính gợi hình, biểu cảm

    Câu 6: C. Viết về vẻ đẹp người lính

    Câu 7: D. Biện pháp tu từ ẩn dụ mang đến những cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân đất nước trường tồn.

    Câu 8. Nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn trích trên:

    - Họ là những người lính trẻ, căng tràn sức sống (mười tám, hai mươi; dày như cỏ, mãnh liệt như cỏ)

    - Họ là những người lính yêu nước, tràn đầy ý chí, quyết tâm đánh giặc, sẵn sàng cống hiến tuổi xuân cho đất nước (đi không tiếc đời mình)

    => Vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp vừa lãng mạn, vừa hào hùng.

    Câu 9.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Câu 10. Những câu thơ:

    Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

    (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

    Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

    - Trước hết gợi cho người đọc suy nghĩ về vẻ đẹp của những chàng lính trẻ - đại diện cho thế hệ trẻ thời chống Mĩ: Mang trong mình tình yêu đất nước, họ sẵn sàng lên đường chiến đấu với ý chí quyết tâm diệt thù. Dù tuổi hai mươi trẻ trung, đầy sức sống phải lao vào giữa đạn bom nguy hiểm nhưng họ đặt trách nhiệm lên trên hết. Vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp của tinh thần sẵn sàng hi sinh, cống hiến cho đất nước.

    - Những câu thơ trên còn gợi cho chúng ta suy ngầm về trách nhiệm của chính mình với đất nước quê hương: Chúng ta không chỉ biết ơn những người đã hi sinh vì đất nước, mà còn phải có ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước bằng những hành động, việc làm cụ thể: Học tập, tham gia các hoạt động công ích, lao động, sản xuất..
     
    Chỉnh sửa cuối: 27 Tháng tư 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...