Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3: NHỚ ĐỒNG Gì sâu bằng những trưa thương nhớ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò! Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi Sao mà cách biệt, quá xa xôi Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi! Đâu những hồn thân tự thuở xưa Những hồn quen dãi gió dầm mưa Những hồn chất phác hiền như đất Khoai sắn tình quê rất thiệt thà! Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi Nhẹ nhàng như con chim cà lơi Say hương đồng vui ca hát Trên chín tầng cao bát ngát trời.. Cho tới chừ đây, tới chừ đây Tôi mơ qua cửa khám bao ngày Tôi thu tất cả trong thầm lặng Như cánh chim buồn nhớ gió mây. Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi! Tố Hữu, Tháng 7/1939 Câu 1: Đọc kĩ đoạn thơ, các thông tin liên quan đến bài thơ và cho biết Tố Hữu sáng tác bài thơ "Nhớ đồng" trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Đồng quê hiện lên qua nỗi nhớ của tác giả với những bóng dáng con người nào? Nêu cảm nhận của anh/chị về tình cảm của tác giả dành cho những con người đó. Câu 3: Nhận xét về hai câu thơ đầu đoạn và hai câu cuối đoạn. Gợi Ý Câu Trả Lời Câu 1: Bài thơ Nhớ đồng sáng tác trong hoàn cảnh tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ tại Huế vào tháng 7 năm 1939 vì tội tuyên truyền thanh niên, học sinh chống Pháp. Câu 2: Đồng quê hiện lên qua nỗi nhớ của tác giả với những bóng dáng con người nông dân vất vả, lam lũ, nhọc nhằn. Hình bóng người "mẹ già xa đơn chiếc", "Những hồn thân" "Những hồn quen dãi gió dầm mưa Những hồn chất phác hiền như đất" Nỗi nhớ của tác giả dành cho tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam cần lao, quen cuộc sống cơ cực dãi nắng dầm mưa, lấm lem bùn lầy. Đó là những con người nông dân hiền lành, tốt bụng, lương thiện quanh năm chỉ có ruộng đồng. Qua bài thơ, tác thể hiện tấm lòng, tình cảm tốt đẹp, tình yêu thương vô hạn dành cho quê hương, đất nước và con người Việt Nam. Câu 3: Hai câu đầu: "Gì sâu bằng những trưa thương nhớ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!" Nỗi nhớ hiện về với những gì gần gũi, thân thương nhất: "Buổi trưa thương nhớ", "tiếng hò" Tác giả nhớ tất cả những điều giản đơn ở chốn quê hương bình dị mà chân thành. Nỗi nhớ quê ngày một lớn hơn khi cách xa quê hương, bốn bề chỉ thấy cô đơn, trống trãi, quạnh hiu. Hai câu cuối: "Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!" "Gì sâu bằng những trưa" được lặp lại câu mở đầu bài thơ tạo thành vòng tròn tuần hoàn, âm thanh vang xa. Đó là tín hiệu của tình yêu thương quê hương luôn tồn tại và khắc sâu trong lòng tác giả. "Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!" Hình ảnh: "Ruộng đồng quê hương" hiện lên thật mộc mạc, ấm áp và thân thương. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên nên khi đi đâu ai cũng nhớ về. Nỗi nhớ tác giả dành cho quê hương thật da diết và khôn nguôi. Bức tranh thiên nhiên được tác giả tái hiện bình dị, dân dã, mộc mạc mà ấm áp, chân thành. Tác giả bày tỏ sự trân quý, lòng biết ơn sâu sắc đến những người nông dân đã không quản ngại vất vả, nhọc nhằn gắn liền với ruộng vườn. Đó là hình ảnh hết sức cao đẹp tượng trưng cho sức mạnh ý chí, nghị lực phi thường. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem