Đọc hiểu: Nhà triết học Hi Lạp cổ đại A - Ri - Xtốt nói: Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 17 Tháng tư 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Đề kiểm tra đọc hiểu đoạn trích "Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục.." trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao bao gồm hệ thống các câu hỏi phân bố theo 4 cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng làm bài đọc hiểu. Mời các bạn cùng tham khảo:

    Đọc hiểu đoạn trích: Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục

    Ngữ văn 11 Nâng cao

    Đọc đoạn trích sau:

    Nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtốt nói: "Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công". Ông đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là không muốn nhìn thấy người khác thành công.

    Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng, "ngoài trời còn có trời" (cao hơn), "ngoài núi còn có núi"(cao hơn), mình tài còn có người tài hơn.

    Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.

    (Theo Băng Sơn, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục,2015, tr.96 – 97)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

    Câu 2. Theo đoạn trích, thực chất kẻ đố kị là người như thế nào? lòng đố kị gây nên những tác hại gì?

    Câu 3. Lời khuyên của tác giả dành cho mọi người là gì? Anh/chị hiểu như thế nào về "lòng cao thượng"?

    Câu 4. Theo đoạn trích, ý nghĩa của những tình cảm cao thượng là gì?

    Câu 5. Theo anh/chị, chúng ta cần phải làm gì để tránh nảy sinh lòng đố kị?

    Câu 6. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về vấn đề: tác hại của thói đố kị.

    [​IMG]

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: nghị luận.

    Câu 2.

    - Thực chất kẻ đố kị là không muốn nhìn thấy người khác thành công.

    - Lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị: Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác.

    Câu 3.

    - Lời khuyên của tác giả dành cho mọi người là cần khắc phục lòng đố kị, cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác.

    - Lòng cao thượng được hiểu là:

    + Người có những phẩm chất đạo đức cao cả, những tình cảm lớn lao, cách cư xử đúng mực, vượt hẳn lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen...

    + Biểu hiện cụ thể: sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn; chia sẻ, cưu mang giúp đỡ người khác, không ích kỉ, hẹp hòi, tư lợi cá nhân.


    Câu 4. Theo đoạn trích, ý nghĩa của những tình cảm cao thượng là giúp con người sống thanh thản, có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.

    Câu 5. Để tránh nảy sinh lòng đố kị cần:

    - Nhận thức được đố kị là thói xấu, gây hại cho bản thân;

    - Luôn suy nghĩ tích cực, coi thành công của người khác là động lực để bản thân phấn đấu;

    - Không ngừng cố gắng phát triển bản thân để tạo ra thành công riêng cho chính mình, trở thành người không có lý do để ghen tỵ vì bạn đã hạnh phúc với chính mình.

    - Dành nhiều thời gian hơn để giúp đỡ, quan tâm người khác, bạn không chỉ cảm thấy tự hào về bản thân mà còn được người khác biết ơn và quý mến...

    Câu 6. Nghị luận 200 chữ: tác hại của thói đố kị:

    "Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình." – quan điểm của George Matthew Adams đã nói lên phần nào tác hại của thói đố kị. Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Đố kị là thói xấu, như một thứ vi rút gặm nhấm tâm hồn ta, vì thế cần phải từ bỏ thói đó kị. Cần từ bỏ thói xấu này bởi đố kị không bao giờ khiến tâm hồn ta được thanh thản, khi lúc nào cũng bực tức trước thành công của người khác. Đố kị còn khiến ta mệt mỏi, chán nản, vì vậy mà hạn chế sự phát triển của bản thân. Khi dành nhiều thời gian vào việc chê bai, hạ bệ thành quả của người khác vì thói đố kị, ta sẽ không tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình muốn. Người có thói đố kị khó có thể tạo được thiện cảm và lòng tin với mọi người, không kết giao được những mối quan hệ bền vững, đánh mất cơ hội thành công..

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Hãy khắc ghi lời dạy của nhà Phật:

    "Ở đời ganh ghét chẳng được chi

    Thù hận hại nhau chẳng được gì

    Xã hội bao la người mỗi tính

    Rộng lượng bao dung bớt sầu bi."
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng năm 2022
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...