Đọc hiểu: Ngôn chí, bài 3 - Nguyễn Trãi: Am trúc hiên mai ngày tháng qua

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi ThuyTrang, 10 Tháng một 2023.

  1. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    Đọc hiểu: Ngôn chí, bài 3 - Nguyễn Trãi

    Đọc bài thơ sau:

    Am trúc hiên mai ngày tháng qua,

    Thị phi nào đến cõi yên hà.

    Bữa ăn dầu có dưa muối,

    Áo mặc nài chi gấm là.

    Nước dưỡng (1) cho thanh, trì thưởng nguyệt,

    Đất cày ngõ ải (2), lảnh ương hoa.

    Trong khi hứng động (3) vừa đêm tuyết,

    Ngâm được câu thần dặng dặng ca (4).

    (Ngôn chí, bài 3, Nguyễn Trãi – Toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr. 396)

    Chú thích:

    (1) Nước dưỡng: Giữ nước ao cho trong xanh (thanh) để bóng trăng chiếu xuống thêm đẹp mà thưởng ngoạn.

    (2) Đất cày rõ ải: Làm cho đất ải ra, mục ra để làm luống (lảnh) ương hoa, trồng hoa.

    (3) Hứng động: Hứng làm thơ chợt đến, chợt động trong lòng.

    (4) Câu thần: Câu thơ hay xuất thần; Dặng dặng ca: Dặng tiếng mà ngâm mà ca.

    [​IMG]

    Chọn 1 đáp án đúng:

    Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản:

    A. Thất ngôn xen lục ngôn

    B. Thất ngôn bát cú Đường luật

    C. Thơ bảy chữ

    D. Thơ tự cdo

    Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là:

    A. Tự sự

    B. Biểu cảm

    C. Miêu tả

    D. Nghị luận

    Câu 3. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào:

    A. Hai câu thực

    B. Hai câu luận

    C. Hai câu đề và hai câu thực

    D. Hai câu thực và hai câu luận

    Câu 4. Các dòng thơ lục ngôn trong văn bản là những dòng thơ nào?

    A. Hai câu đề

    B. Hai câu thực

    C. Hai câu luận

    D. Hai câu kết

    Câu 5. Hai câu thực: Bữa ăn dầu có dưa muối - Áo mặc nài chi gấm là cho em hiểu điều gì về cuộc sống của Nguyễn Trãi khi cáo quan về ở ẩn?

    A. Cuộc sống giản dị, thanh bạch

    B. Cuộc sống thiếu thốn, khắc khổ

    C. Cuộc sống đầy đủ, sung túc

    D. Cuộc sống lam lũ, cực nhọc.

    Câu 6.

    Nước dưỡng (1) cho thanh, trì thưởng nguyệt,

    Đất cày ngõ ải (2), lảnh ương hoa.

    Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua hai câu luận là gì?

    A. Thương yêu những người dân cày cực khổ

    B. Yêu nước, lo lắng cho vận mệnh đất nước

    C. Yêu thiên nhiên, hòa hợp với tự nhiên

    D. Giản dị, thanh đạm, không cầu kì trong ăn uống.

    Câu 7. Dòng nào không nêu lên đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:

    A. Ngôn ngữ bình dị, tự nhiên;

    B. Kết hợp câu lục ngôn với câu thất ngôn

    C. Phép đối của thơ Đường luật được vận dụng hiệu quả

    D. Bài thơ khung cảnh thiên nhiên đẹp và tâm trạng nhàn nhã, thanh thản của nhân vật trữ tình.

    Trả lời câu hỏi:

    Câu 8. Nêu bố cục của bài thơ và nội dung từng phần.

    Câu 9. Phân tích hiệu quả của nghệ thuật đối sử dụng trong bài thơ.

    Câu 10. Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ.

    Gợi ý đọc hiểu

    Câu 1. A. Thất ngôn xen lục ngôn (hai câu lục ngôn 3, 4 - có 6 chữ)

    Câu 2. B. Biểu cảm (bộc lộ cảm xúc, nỗi lòng của Nguyễn Trãi trước cuộc sống thôn quê)

    Câu 3. D. Hai câu thực và hai câu luận (Bữa ăn >< Áo mặc; dầu có >< nài chi ; dưa muối >< gấm là; Nước dưỡng >< Đất cày; cho thanh >< ngõ ải; trì thưởng nguyệt >< lảnh ương hoa. )

    Câu 4. B. Hai câu thực (mỗi câu có 6 chữ)

    Câu 5. A. Cuộc sống giản dị, thanh bạch (ăn uống chỉ cần đưa muối; mặc không cần gấm vóc lụa là).

    Câu 6. C. Yêu thiên nhiên, hòa hợp với tự nhiên (giữ nước ao cho trong xanh để bóng trăng chiếu xuống thêm đẹp mà thưởng ngoạn; làm cho đất ải ra, mục ra để làm luống (lảnh) ương hoa, trồng hoa)

    Câu 7. D. Bài thơ khung cảnh thiên nhiên đẹp và tâm trạng nhàn nhã, thanh thản của nhân vật trữ tình.

    Câu 8. Bố cục của bài thơ và nội dung từng phần:

    - Hai câu đề: Cuộc sống ấn dật bình yên chốn thôn quê;

    - Hai câu thực: Sự thanh bạch, giản dị trong cách ăn, mặc.

    - Hai câu luận: Những thú vui di dưỡng tinh thần

    - Hai câu kết: Cảm hứng đến, Nguyễn Trãi cất bút làm thơ.

    Câu 9. Phân tích hiệu quả của nghệ thuật đối sử dụng trong bài thơ:

    - Nghệ thuật đối xuất hiện trong hai câu thực và hai câu luận:

    Bữa ăn >< Áo mặc; dầu có >< nài chi ; dưa muối >< gấm là.

    Nước dưỡng >< Đất cày; cho thanh >< ngõ ải; trì thưởng nguyệt >< lảnh ương hoa.

    - Tác dụng: Nhấn mạnh cuộc sống giản dị, thanh bạch của Nguyễn Trãi khi về ở ẩn tại quê nhà: Không cầu kì trong ăn uống, tạo những thú vui nuôi dưỡng tinh thần.

    Tạo sự cân xứng, hài hòa cho lời thơ.

    Câu 10. Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ:

    - Tâm hồn Nguyễn Trãi giản dị, thanh cao, không mưu cầu cuộc sống sung túc, đủ đầy; ông vui với cuộc sống bình yên, không bon chen nơi quê nhà.

    Bạn đăng kí tài khoản miễn phí tại LINK và like bài để đọc nội dung ẩn nhé!

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng tư 2023
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...